Trẻ bị còi xương uống thuốc gì? Tư vấn từ chuyên gia dinh dưỡng

Trẻ bị còi xương là một trong những tình trạng rất hay gặp ở trẻ nhỏ đang trong giai đoạn sinh trưởng phát triển mạnh. Bệnh lý này gây ra những ảnh hưởng đến cấu trúc xương – răng của bé như xương kém chắc khỏe, răng mọc chậm, thể trạng thấp lùn và những rối loạn trên các cơ quan khác. Vậy cha mẹ đã tìm ra giải pháp để khắc phục vấn đề này? Trẻ bị còi xương uống thuốc gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Contents

Trẻ bị còi xương là gì?

Còi xương là một trong những tình trạng bệnh lý diễn ra khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh lý này được biểu hiện bằng tình trạng loạn dưỡng xương. Do cơ thể trẻ bị thiếu hụt vitamin D hoặc bị rối loạn chức năng chuyển hóa vitamin D. Trẻ bị còi xương có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên ở độ tuổi từ 3 tuổi trở xuống thì chiếm tỷ lệ nhiều hơn hẳn

Tình trạng còi xương ở trẻ thường gặp nhiều ở trẻ em sống ở khu vực miền núi. Nguyên nhân là do nơi đây thường có nhiều sương mù, cây cối rậm rạp, cơ thể ít có cơ hội được tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp nên không thể tự tổng hợp được vitamin D. Bên cạnh đó, điều kiện kinh tế ở khu vực miền núi còn nhiều khó khăn, phần lớn trẻ em không được ăn uống đầy đủ dẫn đến tình trạng thiếu hụt dưỡng chất, trong đó có vitamin D. 

Trẻ bị còi xương uống thuốc gì? Tư vấn từ chuyên gia dinh dưỡng

Trẻ còi xương cũng thường gặp ở khu vực thành thị. Bố mẹ thường có thói quen bao bọc trẻ quá kỹ, không cho trẻ ra ngoài để tắm nắng nên vitamin D không được tổng hợp

Không có sự góp mặt của vitamin D, cơ thể không thể hấp thụ được canxi và photpho để tham gia vào quá trình tạo xương, từ đó gây nên tình trạng còi xương ở trẻ.

1. Trẻ bị còi xương có biểu hiện gì?

Khi trẻ mắc phải tình trạng còi xương, một số dấu hiệu sẽ xuất hiện khá sớm như:

  • Đổ nhiều mồ hôi bất thường, ngay cả khi bé đang ngồi trước quạt (đổ mồ hôi trộm)
  • Trẻ bị rụng tóc phía sau gáy (rụng tóc vành khăn)
  • Bé ngủ không yên giấc, hay bị giật mình, vặn mình, khóc đêm

Đối với trẻ bị còi xương cấp tính có thể có các biểu hiện như: tiếng thở rít thanh quản, nấc cụt, hay bị nôn khi ăn, cơn khóc lặng. Trẻ hay bị giật mình do nồng độ canxi trong máu bị giảm.

Ở những trẻ bụ bẫm, cân nặng tăng đều, ăn uống tốt, cha mẹ thường nghĩ rằng con đang phát triển bình thường, cơ thể được cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Tuy nhiên, những trẻ này vẫn có nguy cơ bị thiếu vitamin D. Nếu không phát hiện và xử trí kịp thời sẽ gây ra những dấu hiệu bất thường trên xương – răng. Tùy theo độ tuổi mà sẽ có biểu hiện khác nhau:

  • Đối với trẻ nhỏ: xương sọ mềm, đầu bẹt, méo mó do tư thế nằm, thóp mềm, rộng, chậm liền thóp. Trẻ mọc răng chậm hơn so với các bé cùng trang lứa. Men răng kém, mọc lộn xộn, dễ bị sâu răng, lười tập lẫy, tập bò
  • Đối với trẻ lớn hơn: lồng ngực phát triển bất thường, dễ bị biến dạng, chân cong vòng kiềng, vẹo cột sống. Ngoài những dấu hiệu bất thường trên xương, trẻ còn có thể bị thiếu máu, da dẻ xanh xao, biếng ăn, suy dinh dưỡng dễ bị viêm phổi

Để xác định chính xác tình trạng và mức độ tiến triển của bệnh, bố mẹ có thể đưa bé làm một số xét nghiệm như canxi máu, phosphatase kiềm, chụp XQ,…

Trẻ bị còi xương có biểu hiện gì?

Trẻ bị còi xương có biểu hiện gì?

2. Trẻ bị còi xương nguyên nhân do đâu?

2.1. Trẻ bị còi xương do thiếu vitamin D

Vitamin D được ví như cỗ xe có chức năng vận chuyển canxi vào máu trước khi nó được vận chuyển đến các cơ quan đích (chủ yếu là xương và răng). Không có vitamin D, canxi sẽ không được cơ thể hấp thu. Canxi lắng đọng tại ruột gây táo bón, vôi hóa mạch máu. 

Sự thiếu hụt vitamin D làm cơ thể phát sinh cơ chế huy động canxi từ xương, răng vào máu để đảm bảo sự ổn định của nồng độ canxi huyết. Mật độ canxi trong xương giảm gây ra các triệu chứng: trẻ thấp còi, chậm lớn, chậm phát triển chiều cao, chân vòng kiềng, chậm biết đi,….

Vitamin D được đưa vào cơ thể thông qua 2 con đường chính. Cơ thể tự tổng hợp và qua chế độ ăn uống, bổ sung. Trẻ hay ở trong nhà, ít ra ngoài tiếp xúc với ánh nắng mặt trời làm cho tiền chất của vitamin D tồn tại dưới da không được chuyển hóa thành vitamin D hoạt động. Chế độ ăn uống không đủ chất, thiếu vitamin D dễ dẫn đến tình trạng trẻ bị còi xương

Ở trẻ nhỏ còn bú mẹ hoàn toàn, lượng vitamin D có trong sữa mẹ chiếm hàm lượng nhỏ. Không đủ để đáp ứng nhu cầu của trẻ cũng là nguyên nhân gây thiếu loại vitamin này

Trẻ bị còi xương do thiếu vitamin D

Trẻ bị còi xương do thiếu vitamin D

2.2. Trẻ bị còi xương do chế độ ăn thiếu vi chất

Ngoài vitamin D, chế độ ăn của trẻ cũng cần đảm bảo cung cấp đủ các nguyên tố canxi, photpho. Đây là những hoạt chất tham gia vào quá trình cấu tạo xương. Giúp tăng độ vững chắc, dẻo dai cho hệ xương – răng. Dù chế độ ăn cung cấp đủ vitamin D mà lại thiếu hụt hai nguyên tố này thì cũng làm gia tăng nguy cơ trẻ bị còi xương

Trẻ bị còi xương do chế độ ăn thiếu vi chất

Trẻ bị còi xương do chế độ ăn thiếu vi chất

2.3. Các nguyên nhân khác gây ra tình trạng còi xương ở trẻ

Ngoài sự thiếu hụt các nguyên tố quan trọng tham gia vào quá trình tạo xương còn có một số nguyên nhân khác làm gia tăng tỷ lệ trẻ bị còi xương:

  • Mẹ không được bổ sung đầy đủ vitamin D trong quá trình mang thai khiến con sinh ra cũng bị thiếu hụt vi chất này
  • Một số bệnh lý bẩm sinh hoặc di truyền từ bố mẹ. Bố hoặc mẹ bị rối loạn chức năng chuyển hóa và tạo xương cũng có thể ảnh hưởng đến con
  • Một số sai lầm mẹ mắc phải khi cho con ăn dặm. Cho con ăn quá nhiều các loại thực phẩm chứa đạm gây ra tình trạng nhiễm toan chuyển hóa, tăng đào thải nguyên tố canxi qua nước tiểu
  • Một số yếu tố nguy cơ khác: trẻ mắc hội chứng kém hấp thu, suy dinh dưỡng, ăn uống kém, trẻ sinh non, sức đề kháng yếu, dễ bị nhiễm khuẩn,… đều ảnh hưởng đến quá trình phát triển xương của trẻ

Trẻ bị còi xương uống thuốc gì?

1. Trẻ bị còi xương uống thuốc bổ sung vitamin D

Bổ sung vitamin D là liệu pháp đầu tiên để giải quyết tình trạng còi xương ở trẻ. Vitamin D có tác dụng đẩy mạnh quá trình hấp thu canxi và photpho ở ruột. Tăng cường tái hấp thu canxi ở ống thận. Đồng thời, vitamin D cũng tham gia vào quá trình canxi hóa sụn. Do đó nó là yếu tố không thể thiếu trong sự phát triển xương của trẻ

Việc bổ sung vitamin D phải phù hợp với nhu cầu của trẻ, cụ thể:

  • Đối với trẻ dưới 1 tuổi: nhu cầu vitamin D mỗi ngày là 400 IU
  • Đối với trẻ từ 1 tuổi đến 18 tuổi: nhu cầu vitamin D mỗi ngày là 600-1000 IU

Việc lựa chọn sản phẩm bổ sung vitamin D cho trẻ cần phù hợp với độ tuổi của trẻ. Cụ thể, với trẻ nhỏ thì nên sử dụng các chế phẩm vitamin D dạng nhỏ giọt, siro hay hỗn dịch để trẻ dễ uống. Với trẻ lớn hơn thì có thể sử dụng viên uống cho tiện lợi, dễ bảo quản,…  Chỉ bổ sung vừa đủ vitamin D. Nếu dư thừa cũng gây nên một số tác dụng phụ. Bao gồm đau ngực, khó thở, buồn nôn, táo bón, đau nhức xương,…

Trẻ bị còi xương uống thuốc bổ sung vitamin D

Trẻ bị còi xương uống thuốc bổ sung vitamin D

2. Trẻ còi xương uống thuốc bổ sung Canxi

Canxi là thành phần không thể thiếu trong quá trình tạo xương của cơ thể. Đồng thời còn có chức năng duy trì răng, tóc và cơ bắp. Vì thế, trẻ bị còi xương cần được bổ sung đầy đủ canxi

Ở mỗi giai đoạn phát triển, nhu cầu bổ sung canxi của trẻ là khác nhau:

  • Trẻ em dưới 6 tháng tuổi cần được bổ sung 300 mg canxi mỗi ngày
  • Đối với trẻ 6-11 tháng tuổi cần cung cấp 400 mg canxi/ngày
  • Với trẻ nhỏ từ 1 đến 3 tuổi: 500 mg canxi/ngày
  • Trẻ từ 4 tuổi đến 6 tuổi cần đáp ứng 600 mg canxi mỗi ngày
  • Trẻ từ 7 đến 9 tuổi cần 700 mg canxi/ngày
  • Với trẻ vị thành niên (10-18 tuổi) mỗi ngày cần cung cấp 1000 mg canxi

Trẻ còi xương uống thuốc bổ sung Canxi

Trẻ còi xương uống thuốc bổ sung Canxi

3. Lưu ý khi cho trẻ bị còi xương uống thuốc

  • Để được giải đáp về vấn đề “Trẻ bị còi xương uống thuốc gì?”, các bậc phụ huynh nên gặp trực tiếp các chuyên gia dinh dưỡng hay các cán bộ chuyên môn để được tư vấn chính xác
  • Không tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc cho con
  • Bên cạnh việc cho trẻ uống thuốc, cha mẹ cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt. Việc này nhằm giúp con khỏe mạnh, phát triển toàn diện

Các giải pháp khác để ngăn ngừa tình trạng trẻ bị còi xương

Ngoài việc suy nghĩ trẻ bị còi xương uống thuốc gì, ba mẹ có thể áp dụng một số giải pháp khác giúp trẻ ngăn ngừa tình trạng này:

  • Mẹ bầu trong giai đoạn mang thai cần chú ý bổ sung đầy đủ vitamin D và canxi để cung cấp cho con
  • Mẹ có thể bổ sung các dưỡng chất trên từ chế độ ăn uống (trứng, sữa, cua, bơ, gan cá, tôm, nấm,…). Sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung khi cần thiết
  • Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm. Theo khuyến cáo của tổ chức Y tê thế giới, khi trẻ đủ 6 tháng tuổi mới nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm
  • Cho trẻ tắm nắng thường xuyên để kích thích cơ thể tổng hợp vitamin D3 một cách tự nhiên. Thời điểm thích hợp để cho trẻ tắm nắng là trước 9 giờ sáng hoặc sau 16 giờ chiều. Kéo dài 10-30 phút/lần
  • Chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng vào chế độ ăn của bé. Bữa ăn nên chứa các loại chất béo lành mạnh. Dầu thực vật, dầu cá,.. giúp cơ thể dễ hấp thu vitamin D

Các giải pháp khác để ngăn ngừa tình trạng trẻ bị còi xương

Các giải pháp khác để ngăn ngừa tình trạng trẻ bị còi xương

Xem thêm

Bổ sung canxi sữa cho trẻ sơ sinh như thế nào cho hiệu quả?

Canxi nên uống lúc nào để có hiệu quả tốt nhất?

Cho bé uống canxi và vitamin D như thế nào để phát triển chiều cao tốt nhất?

Nếu có bất cứ câu hỏi nào cần được tư vấn giải đáp gọi ngay hotline từ thầy thuốc Lê Minh Tuấn 0912313131 hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

2 thoughts on “Trẻ bị còi xương uống thuốc gì? Tư vấn từ chuyên gia dinh dưỡng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.