Em bé không chịu ăn, biếng ăn mẹ phải làm sao? Lời khuyên từ bác sĩ

Em bé không chịu ăn, biếng ăn là tình trạng diễn ra khá phổ biến ở trẻ nhỏ khiến phụ huynh không khỏi đau đầu. Vậy đâu là nguyên nhân phổ biến khiến em bé không chịu ăn? Và em bé không chịu ăn mẹ phải làm thế nào để giải quyết. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để lắng nghe những chia sẻ từ Thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Contents

Em bé không chịu ăn, biếng ăn là gì?

Biếng ăn là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng trẻ không chịu ăn hoặc ăn ít hơn lượng thức ăn cần thiết so với nhu cầu của cơ thể. Vấn đề này diễn ra khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Đặc biệt là trẻ trong độ tuổi 1-6 tuổi. Bé ăn uống không ngon miệng. Vì vậy mỗi bữa ăn của bé thường kéo dài. Khoảng 30 phút, thậm chí lên tới một tiếng đồng hồ.

Em bé không chịu ăn, biếng ăn mẹ phải làm sao? Lời khuyên từ bác sĩ

Em không chịu ăn, biếng ăn diễn ra trong một thời gian dài sẽ tạo ra một vòng xoáy luẩn quẩn. Bé ăn ít không đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể,.Cơ thể bị thiếu hụt dưỡng chất khiến chức năng tiêu hóa kém, bé ăn uống không ngon. Cứ như thế, tình trạng biếng ăn của trẻ càng diễn biến trầm trọng, kéo dài sẽ gây ra tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như thiếu máu, khô mắt,…

Trẻ suy dinh dưỡng làm sức đề kháng suy giảm, dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Sau mỗi đợt  điều trị bệnh, bé lại càng trở nên biếng ăn hơn. Đây là vấn đề khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng, đau  đầu tìm kiếm giải pháp.

Em bé không chịu ăn, biếng ăn là gì?

Em bé không chịu ăn, biếng ăn là gì?

Tình trạng em bé không chịu ăn được phân loại như thế nào?

Tình trạng biếng ăn của trẻ được chia thành 3 loại chính:

  • Biếng ăn sinh lý: trẻ biếng ăn do những thay đổi trong cơ thể hoặc sự thay đổi thói quen. Tình trạng này thường xảy ra trong các giai đoạn bé mọc răng, tập lấy, tập bò, tập đi, tập nói,… Biếng ăn sinh lý ở trẻ thường chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, từ 1-2 tuần. Sau khi bé đã thích nghi được với những thay đổi đó, bé sẽ ăn uống bình thường trở lại
  • Biếng ăn tâm lý: có thể xảy ra khi bé thay đổi chỗ ở, thay đổi người chăm sóc, thay đổi chế độ ăn. Trẻ bắt đầu đi học hay do bé sợ bị quát mắng, ép ăn,… Cũng như biếng ăn sinh lý, biếng ăn tâm lý cũng chỉ kéo dài trong khoảng thời gian ngắn. Và sẽ biến mất khi bé đã thích nghi
  • Biếng ăn bệnh lý: tình trạng này xảy ra khi trẻ bị mắc bệnh. Một số bệnh lý khiến bé cảm thấy khó nhai nuốt như viêm họng, viêm amidan, viêm tuyến nước bọt,…. Hay một số bệnh lý  khác khiến bé cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, không muốn ăn như rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, nhiễm giun sán,…

Em bé không chịu ăn, biếng ăn có dấu hiệu gì?

Tùy từng giai đoạn, em bé không chịu ăn sẽ có những biểu hiện khác nhau. Cụ thể:

Với trẻ 0-6 tháng tuổi: bé bú ít (dưới 500 ml/ngày) kèm theo những dấu hiệu: ngủ ít, quấy khóc, nước tiểu vàng, giờ giấc sinh hoạt thất thường

Với trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi:

  • Bé bú ít hơn 450 ml sữa mỗi ngày, quấy khóc nhiều, ngủ không sâu giấc
  • Bé lười hoặc không chịu ăn dặm, mỗi bữa ăn kéo dài hàng tiếng. Bé ăn hay ngậm hoặc nhè thức ăn ra
  • Bé khóc lóc mỗi khi đến bữa ăn

Với trẻ từ 1 tuổi trở lên:

  • Bé chỉ bú sữa mà không chịu ăn đồ ăn dặm
  • Mỗi bữa ăn kéo dài, dao động trong khoảng 30 phút tới 1 tiếng
  • Cơ thể bị thiếu hụt dưỡng chất và dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng. Thể trạng thấp bé so với tiêu chuẩn, trí tuệ kém phát triển. Người mệt mỏi, đờ đẫn, kém linh hoạt
  • Trẻ hay ngậm thức ăn, không chịu nhai

Em bé không chịu ăn, biếng ăn có dấu hiệu gì?

Em bé không chịu ăn, biếng ăn có dấu hiệu gì?

Em bé không chịu ăn, biếng ăn nguyên nhân do đâu?

1. Em bé không chịu ăn do cách chăm sóc chưa hợp lý từ bố mẹ

  • Không rèn luyện cho con những thói quen tốt khi ăn. Ăn dặm chính là giai đoạn bé bắt đầu khám phá thức ăn và rèn luyện các thói quen ăn uống. Nếu giai đoạn này, mẹ không lưu tâm đến việc rèn luyện cho con những thói quen tốt thì bé sẽ hình thành và duy trì những thói quen xấu khi ăn như không chịu nhai nuốt, ngậm, nhè thức ăn, ăn chậm. Và những thói quen này sẽ theo bé lâu dài. Ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
  • Không tập trung khi ăn uống. Để dỗ con ăn nhiều, ăn nhanh, cha mẹ thường đưa con đi ăn rong hoặc vừa ăn vừa xem điện thoại, ti vi và chơi đồ chơi. Hành động này vô tình khiến trẻ bị sao nhãng nhiệm vụ chính của mình là ăn uống. Tập trung vào những yếu tố ảnh hưởng bên ngoài. Bé thường không cảm nhận được rõ mùi vị của món ăn. Mất cảm giác ngon miệng khi ăn. Lâu ngày sẽ làm giảm cảm giác hứng thú của trẻ với bữa ăn
  • Cho trẻ ăn không đúng bữa: không cho trẻ ăn đúng bữa, giờ giấc thất thường sẽ tạo cho trẻ một thói quen không tốt. Trẻ ăn không được nhiều, dần mất cảm giác ngon miệng. Và không còn hứng thú với các bữa ăn chính

Em bé không chịu ăn do cách chăm sóc chưa hợp lý từ bố mẹ

Em bé không chịu ăn do cách chăm sóc chưa hợp lý từ bố mẹ

  • Không cho con ngồi ăn cùng với gia đình. Nhiều bố mẹ thường có thói quen cho trẻ ăn xong rồi người lớn mới ăn. Như vậy, trẻ không được quan sát, không được học những thói quen ăn uống của người lớn. Không cảm nhận được không khí vui vẻ, ấm cúng của bữa ăn gia đình. Đôi khi, cho trẻ ăn cùng bố mẹ và anh chị em sẽ làm trẻ cảm thấy vui vẻ, thoải mái. Từ đó ăn uống ngon miệng hơn
  • Ép bé ăn: nhiều mẹ thường có suy nghĩ ép con ăn càng nhiều càng tốt, bé càng nhanh tăng cân. Tuy nhiên, việc quát mắng, ép bé phải ăn hết khẩu phần phát sinh tâm lý sợ hãi của bé mỗi khi đến bữa ăn, thường có dấu hiệu lảng tránh mỗi khi đến bữa
  • Thói quen không tốt của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến con: thói quen ăn uống của trẻ chịu tác động lớn từ bố mẹ. Bố mẹ ăn kiêng, hay chế độ ăn quá nhiều chất béo sẽ tác động không tốt đến thói quen của trẻ. Vì vậy, bố mẹ nên chú ý xây dựng chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng 
  • Áp đặt quá nhiều nguyên tắc cho việc ăn uống của trẻ:.Nhiều cha mẹ thường ép con ăn uống sạch sẽ, không vương vãi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cha mẹ nên cho con ăn uống thoải mái, theo cách trẻ thích. Không nên áp đặt quá nhiều nguyên tắc cứng nhắc cho con. Tạo niềm vui cho trẻ khi ăn uống

2. Em bé không chịu ăn do chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý

  • Lặp lại nhiều lần những món mà trẻ thích: hay nấu cho trẻ ăn những món mà chúng thích sẽ giúp trẻ ăn ngon và ăn nhiều hơn. Tuy nhiên, điều này lại khiến chế độ dinh dưỡng của trẻ bị mất cân đối. Trẻ có thể dư thừa dưỡng chất này mà lại bị thiếu hụt vi chất khác. Hơn nữa, khẩu vị của trẻ cũng có sự thay đổi, trẻ sẽ không thích ăn một món mãi mãi được. Ăn liên tục một món trong nhiều bữa liền sẽ khiến bé nhanh chóng bị ngán ngẩm và ăn uống kém đi
  • Cho bé uống nhiều nước ngay trước bữa ăn. Dạ dày của bé còn rất nhỏ. Một cốc nước đầy trước bữa ăn sẽ khiến bé cảm thấy no bụng và không muốn ăn nữa. Vì vậy, cha mẹ lưu ý không cho bé uống nhiều nước ngay trước bữa ăn. Hoặc chỉ cho bé uống một ngụm nhỏ để ăn uống ngon miệng hơn
  • Không kiên trì cho trẻ làm quen với món ăn mới. Nhiều mẹ thường chỉ nấu đi nấu lại những món mà bé thích ăn mà không cho bé thử các món ăn mới. Đây là hành động sai lầm. Lần đầu ăn món mới, bé có thể không thích, không hợp tác khi ăn. Nhưng mẹ hãy kiên trì cho bé tập luyện dần, để bé ăn được nhiều loại thức ăn đa dạng để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể
  • Treo thưởng để bé ăn nhanh: nhiều ba mẹ thường dỗ dành với con rằng ăn xong sẽ được thưởng một món quà gì đó như kẹo, bim bim, đồ chơi,… Việc trao đổi như vậy hình thành trong đầu bé suy nghĩ nhanh chóng ăn xong để được nhận thưởng. Tình trạng này kéo dài cũng dần làm mất cảm giác hứng thú của trẻ khi đến bữa ăn. Đồng thời, bé thường ăn nhanh, không chịu nhai kỹ cũng ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa

3. Em bé không chịu ăn do trẻ đang mắc một số bệnh lý

Trẻ mắc phải một số vấn đề về sức khỏe khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, ăn uống kém. Một số bệnh lý thường gặp ở trẻ có thể gây ra tình trạng biếng ăn bao gồm:

  • Rối loạn tiêu hóa: hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, chức năng miễn dịch còn yếu nên vi sinh vật gây bệnh dễ dàng xâm nhập và gây ra các rối loạn. Một số rối loạn tiêu hóa  thường gặp trên trẻ như đau bụng, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy,… Tình trạng này kéo dài ảnh hưởng đến khả năng ăn uống và hấp thu của trẻ. Đồng thời, khả năng bài tiết enzym của cơ thể cũng suy yếu khiến trẻ càng biếng ăn hơn
  • Mọc răng: trẻ biếng vào giai đoạn mọc răng thường bị sốt, đau nhức lợi, quấy khóc nhiều. Lợi sưng và đau khiến trẻ không muốn ăn, ăn uống không ngon

Em bé không chịu ăn do trẻ đang mắc một số bệnh lý

Em bé không chịu ăn do trẻ đang mắc một số bệnh lý

  • Trẻ bị thiếu máu: thiếu máu khiến trẻ xanh xao, người mệt mỏi, khó chịu, không muốn ăn
  • Đau họng: họng sưng và đau khiến trẻ khó nuốt, làm giảm khả năng ăn uống đi đáng kể. Lúc này mẹ nên cho bé ăn những thức ăn lỏng, mềm, dễ nuốt
  • Bé bị nhiễm giun sán: giun sán là đối tượng cạnh tranh dinh dưỡng với trẻ tại lòng ruột. Trẻ bị nhiễm giun thường hấp thu dinh dưỡng kém, vị giác giảm, giảm cảm giác thèm ăn
  • Trẻ vừa được tiêm vaccin: sau khi tiêm trẻ thường bị sốt, mệt mỏi, quấy khóc. Tình trạng này thường chỉ diễn ra trong 3 ngày đến 1 tuần. Sau khi khỏe mạnh, trẻ sẽ lại ăn uống bình thường

4. Em bé không chịu ăn do sự thiếu hụt vi chất kéo dài

Chế độ ăn của trẻ không cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu như vitamin nhóm B, vitamin A, kẽm, sắt… khiến cho chức năng tiêu hóa bị suy giảm. Thiếu hụt vi chất làm trẻ không còn cảm giác ngon miệng, ăn uống kém và gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất và trí tuệ

5. Em bé không chịu ăn do sự biến đổi về tâm sinh lý 

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, trẻ sẽ trải qua những giai đoạn có sự biến đổi lớn về tâm – sinh lý như trẻ tập bò, tập đi, mọc răng, thay đổi không gian sinh hoạt, trẻ bắt đầu đi học,… Những thay đổi này cũng có thể gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, khi trẻ đã quen dần và thích nghi với sự thay đổi thì sẽ ăn uống bình thường trở lại

Em bé không chịu ăn do sự biến đổi về tâm sinh lý

Em bé không chịu ăn do sự biến đổi về tâm sinh lý

Em bé không chịu ăn, biếng ăn mẹ phải làm sao?

1. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho em bé không chịu ăn

Thực đơn cho bé biếng ăn cần đảm bảo cung cấp đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng chính (tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất). Mẹ cũng nên chế biến món ăn lạ miệng để kích thích sự thèm ăn của  trẻ

Chất đạm, vitamin D và canxi có nhiều trong các loại hải sản, trứng, sữa, thịt nên được tăng cường để cải thiện tình trạng biếng ăn của trẻ. Bên cạnh đó cũng chú trọng bổ sung các khoáng chất như kẽm, selen (có trong các loại hạt họ Đậu, trứng gà,…) để kích thích bé ăn ngon miệng, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Với trẻ thiếu máu, xanh xao thì nên có bé ăn những loại thực phẩm giàu sắt như thịt bò, gan lợn…

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho em bé không chịu ăn

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho em bé không chịu ăn

Mẹ cũng cần chú ý thêm chất béo lành mạnh (có nguồn gốc từ thực vật) vào các bữa ăn của trẻ. Chất béo cung cấp  nhiều năng lượng hơn so với các nhóm chất khác. Đồng thời, sự có một của chất béo cũng giúp cơ thể dễ dàng hấp thu các dưỡng chất và vitamin tan trong dầu 

Không cho bé ăn vặt ngay trước bữa ăn. Các loại đồ ăn vặt thường chứa chất béo không lành mạnh, nhanh no. Và khiến bé không muốn ăn gì trong bữa chính nữa

2. Đa dạng hóa món ăn cho em bé không chịu ăn

Chế độ ăn của trẻ chỉ đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng thôi là chưa đủ. Mẹ nên chuẩn bị một thực đơn đa dạng, chế biến món ăn phù hợp với khẩu vị của bé để tăng cảm giác thèm ăn, tăng sự hứng thú của trẻ mỗi khi đến bữa.

Đa dạng hóa bữa ăn cũng là phương pháp để tập cho trẻ làm quen với những món mới.  Một món ăn lặp đi lặp lại nhiều lần trong nhiều bữa sẽ khiến trẻ nhanh ngán ngẩm và chán ăn

3. Chia khẩu phần ăn của bé thành nhiều bữa – giải pháp cho em bé không chịu ăn

Thay vì chỉ cho bé ăn 3 bữa chính như người lớn thì mẹ nên chia nhỏ  thành nhiều bữa trong ngày. Các bữa cách nhau khoảng 2-3 tiếng. Việc này vừa giúp bé không phải ăn quá no, tránh gây quá tải cho hệ tiêu hóa, lại vừa giúp bé ăn ngon và hấp thu tốt hơn

Các bữa phụ của bé mẹ có thể chuẩn bị các món ăn nhẹ như váng sữa, sữa chua, bánh pudding, bánh bông lan, nước ép trái cây, phomai,…

Chia khẩu phần ăn của bé thành nhiều bữa - giải pháp cho em bé không chịu ăn

Chia khẩu phần ăn của bé thành nhiều bữa – giải pháp cho em bé không chịu ăn

4. Không kéo dài bữa ăn quá lâu – giải pháp cho em bé không chịu ăn

Khi trẻ lười ăn, cha mẹ thường cho con ăn rong hoặc cho con xem ti vi, điện thoại để dỗ bé ăn nhanh. Vì vậy bữa ăn của bé có thể kéo dài đến hàng tiếng đồng hồ.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cha mẹ nên rèn luyện cho con thói quen ăn uống tập trung. Điều này giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Mỗi bữa ăn của bé chỉ nên kéo dài trong 20-30 phút. Nhờ đó, bé không bị áp lực tâm lý khi ăn, thoải mái và tự điều chỉnh lượng thức ăn nạp vào cơ thể

5. Không ép bé ăn – giải pháp cho em bé không chịu ăn

Ép ăn tạo cho bé tâm lý căng thẳng, sợ hãi trong bữa ăn, làm giảm cảm giác ngon miệng. Bố mẹ nên tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho trẻ, để trẻ được chủ động việc ăn uống sẽ giúp bé ăn uống tốt hơn. Bé đã no bụng thì nên ngừng ăn, không ép bé phải ăn hết khẩu phần

6. Sử dụng các sản phẩm kích thích ăn ngon cho em bé không chịu ăn

Hiện nay, trên thị trường đang có rất nhiều các sản phẩm có tác dụng kích thích bé ăn uống không ngon miệng. Đồng thời giúp giải quyết hiệu quả tình trạng biếng ăn ở trẻ. Các sản phẩm này thường chứa các thành phần như men vi sinh, men tiêu hóa. Cùng với vitamin và khoáng chất có tác dụng kích thích tiêu hóa. Tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất. Tăng cảm giác thèm ăn. Cụ thể: 

  • Men vi sinh: giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Cải thiện chức  năng hấp thu dinh dưỡng. Tăng cường sức đề kháng cho trẻ
  • Men tiêu hóa: bổ sung enzym tiêu hóa, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn. Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa rối loạn đường ruột
  • Các vitamin và khoáng chất thiết yếu: vitamin B, A, D, kẽm, selen: kích thích vị giác, tăng cảm giác ngon miệng cho trẻ, khiến trẻ cảm thấy phấn khích mỗi khi đến bữa ăn

Ngoài ra còn có thể có các thành phần khác như DHA, lysine, taurine,… tạo điều kiện để trẻ được phát triển toàn diện và cân đối về thể chất và trí tuệ

Sử dụng các sản phẩm kích thích ăn ngon cho em bé không chịu ăn

Sử dụng các sản phẩm kích thích ăn ngon cho em bé không chịu ăn

Khi lựa chọn các sản phẩm này, các bậc phụ huynh nên lưu ý một số điểm sau:

  • Lựa chọn các sản phẩm đã được chứng minh hiệu quả và  tính an toàn. Tốt nhất là nên mua các sản phẩm từ các thương hiệu nổi tiếng, đã và đang được sử dụng phổ biến
  • Mua các sản phẩm phù hợp với độ tuổi cũng như tình trạng mà bé đang mắc phải. 
  • Mua hàng tại các nhà thuốc uy tín, tránh mua phải hàng giả, kém chất lượng
  • Nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ dinh dưỡng trước khi sử dụng cho con

Xem thêm:

Top 13 loại siro ăn ngon cho bé tốt nhất hiện nay

Bé 2 tuổi không chịu ăn cơm mẹ phải làm sao?

Bé biếng ăn nên bổ sung gì để giúp bé ăn ngon miệng hơn?

Nếu có bất cứ câu hỏi nào cần được tư vấn giải đáp gọi ngay hotline từ thầy thuốc Lê Minh Tuấn 0912313131 hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

2 thoughts on “Em bé không chịu ăn, biếng ăn mẹ phải làm sao? Lời khuyên từ bác sĩ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.