Dấu hiệu của bệnh táo bón nặng ở trẻ nguy hiểm nếu mẹ không biết

Táo bón là một vấn đề rất hay gặp ở đối tượng trẻ em. Vì trẻ em có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, hệ miễn dịch còn yếu vì thế nên rất hay mắc bệnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy có tới 30% trẻ em bị táo bón cần được quan tâm. Táo bón nặng là tình trạng trẻ đi ngoài không thường xuyên nhỏ hơn 3 lần/ 1 tuần. Vậy dấu hiệu của bệnh táo bón nặng ở trẻ là như thế nào, nguyên nhân cũng như giải pháp khắc phục tình trạng này. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm được giải pháp thích hợp cho tình trạng này nhé. 

Contents

Táo bón nặng ở trẻ là như thế nào

Để biết được táo bón nặng ở trẻ là như thế nào. Chúng ta hãy cùng hiểu về táo bón là tình trạng như thế nào nhé. Khi thỏa mãn được trên 2 điều kiện sau:

Dấu hiệu của bệnh táo bón nặng ở trẻ nguy hiểm nếu mẹ không biết

  • Bé đi đại tiện ít. Ít hơn 3 lần/ 1 tuần 
  • Phân bé cứng, phân có hình dạng như phân dê, phân hình như xúc xích.
  • Bé cảm thấy khó chịu khi đi đại tiện. Căng thẳng mỗi khi đi đại tiện. 
  • Bé rặn mạnh nhưng phân không ra khỏi được đường tiêu hóa
  • Bé đã bị táo bón trước đây 
  • Hậu môn bị nứt và có dấu hiệu chảy máu hậu môn

Nguyên nhân trẻ bị táo bón nặng là gì

Táo bón nặng là tình trạng như thế nào

Táo bón nặng là 

  • Bé đi đại tiện rất ít <1 lần/ 1 tuần. 
  • Hậu môn bị nứt và chảy máu vì phân quá khô cứng. 
  • Kém ăn, đi tiêu được thì chỉ dám ăn một ít
  • Bé bị đau bụng nhất là vùng bụng bên dưới
  • Táo bón nặng kèm theo tắc ruột và tình trạng bé bị són phân không kiểm soát. Ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống cũng như sức khỏe của bé. 

Táo bón nặng ở trẻ nguyên nhân do đâu

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón ở trẻ. 

Trẻ bị táo bón nặng nguyên nhân do đâu

Trẻ bị táo bón nặng nguyên nhân do đâu

  • Phần lớn, táo bón ở bé là táo bón chức năng, chiến từ 90-95%. Nguyên nhân của táo bón chức năng bao gồm những hành động nhịn đi đại tiện, lười vận động,… 
  • Một số bé thì có nhu động ruột khá chậm. 
  • Một số bé thì chưa quen với môi trường mới. 
  • Bé bị táo bón do chế độ ăn của bé: Chế độ ăn ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ táo bón. Chế độ ăn thiếu chất xơ, thiếu nước sẽ làm cho bé bị táo bón nhiều hơn. 
  • Một số loại thuốc khiến bé bị táo bón: bé sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hay thuốc tác động lên hệ thần kinh sẽ làm cho bé bị táo bón. 
  • Một số bệnh khiến bé bị táo bón như bệnh xơ nang, bệnh thần kinh,…

Những dấu hiệu mẹ biết bé không phải bị táo bón mà bị bệnh lý khác

  • Bé bị táo bón từ rất sớm. Bình thường khi bé được tiếp xúc với thực phẩm nào đó thì bé mới có dấu hiệu bị táo bón. Tuy nhiên nếu bé bị táo bón rất sớm, ví dụ như dưới 1 tháng tuổi. Thì mẹ phải đưa bé đi khám ngay nhé. Vì có thể bé không bị táo bón mà đang gặp vấn đề nào đó về sức khỏe đó. 
  • Bé tiêu phân su >48 giờ sau khi bé được sinh ra
  • Phân bé rất nhỏ, dài như hình chiếc bút chì: Bình thường phân của bé táo bón cũng nhỏ nhưng cứng khô nên sẽ bị đứt đoạn. Không dài như hình bút chì vì thế khi bé có dấu hiệu này mẹ nên chú ý nhé. 
  • Bé có máu ở trong phân nhưng xem hậu môn bé không có vết nứt: Đây không phải do táo bón gây ra. Vì nếu bé bị táo bón nặng sẽ gây nứt kẽ hậu môn. Nên nhìn hậu môn bé phải có vết nứt. Nếu hậu môn không có thì có thể bé đang gặp vấn đề khác. 

Dấu hiệu nhận biết táo bón nặng ở trẻ như thế nào

Dấu hiệu nhận biết táo bón nặng ở trẻ như thế nào

  • Bé bị nôn ra dịch xanh vàng như dịch mật: Khi bé bị táo bón kèm theo dấu hiệu nguy hiểm này thì mẹ phải đưa bé đi khám. Vì đây không phải là biểu hiện của táo bón. 
  • Kèm theo sốt
  • Bụng bé chướng căng lên và quấy khóc liên tục
  • Hậu môn bé thâm tím bất thường
  • Mất phản xạ khu vực hậu môn và khu vực bìu
  • Lệch rãnh gian phần mông

Khi bé có những biểu hiện như vậy thì mẹ nên nghĩ đến những bệnh lý khác. Và đưa bé đi khám mẹ nhé. Vì những dấu hiệu như vậy không phải là vấn đề táo bón bình thường nữa mà là bé đang gặp vấn đề gì đấy liên quan tới sức khỏe. 

Điều trị bệnh táo bón nặng ở trẻ

Hầu hết táo bón ở trẻ sẽ tự hết sau một thời gian từ vài ngày đến vài tuần. Tuy nhiên khi táo bón tiến triển thì mẹ phải có những biện pháp điều trị hiệu quả cho bé. Để giảm thiểu những tình trạng khó chịu. Giúp bé có thể được sinh hoạt bình thường nhé. 

Điều trị táo bón nặng ở trẻ bằng cách thay đổi chế độ ăn

Mẹ hãy cho bé có một chế độ ăn lành mạnh, giàu chất xơ. Điều trị táo bón bằng cách bổ sung chất xơ từ thực phẩm là một phương pháp hiệu quả được nhiều mẹ áp dụng. Chất xơ hòa tan là chất xơ được sử dụng nhiều. 

Điều trị táo bón nặng cho trẻ bằng cách thay đổi chế độ ăn

Điều trị táo bón nặng cho trẻ bằng cách thay đổi chế độ ăn

Do khi đi vào đến hệ tiêu hóa, chất xơ bắt đầu hút nước. Trở nên trương nở tạo thành dạng gel nhớt. Sẽ làm cho khối phân dễ dàng di chuyển ra ngoài hơn. Hơn nữa thì việc bổ sung chất xơ cho hệ tiêu hóa giúp cân bằng hệ vi sinh đường tiêu hóa. Vì thức ăn của chúng chính là chất xơ. 

Một chế độ ăn lành mạnh, giảm những thực phẩm chiên rán và tăng cường những loại thức ăn luộc sẽ giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn. 

Điều trị táo bón nặng ở trẻ bằng cách khuyến khích con uống nhiều nước

Lười uống nước cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé bị táo bón. Vì thế mà khuyến khích con uống nhiều nước cũng làm cho bé dễ dàng đi đại tiện hơn khi bị táo bón. Uống nhiều nước không những tốt cho bé bị táo bón. Mà còn cải thiện rất nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau. Vì vậy khuyến khích con uống nhiều nước nhé. Với những bé không chịu uống nước mẹ có thể đổi qua cho bé uống nước ép hoa quả, những loại quả có nhiều nước mẹ nhé. 

Điều trị táo bón nặng ở trẻ bằng cách khuyến khích bé vận động nhiều

Vận động nhiều là một cách giúp cho nhu động ruột hoạt động hiệu quả. Vận động nhiều làm cho phân dễ dàng được đẩy ra ngoài. Vì thế hãy khuyến khích bé bị táo bón vận động thật nhiều. Sẽ làm giảm tình trạng táo bón bé đang gặp phải đó mẹ nhé. 

Điều trị táo bón nặng ở trẻ bằng trứng, mật ong,…

Sử dụng trứng, mật ong, những loại rau có tính nhớt,… Có khả năng hỗ trợ điều trị triệu chứng cho bé. Giúp bé đi ngoài được ngay lúc đó. Mẹ sử dụng những thực phẩm này bôi vào hậu môn cho bé. Giúp cho chất thải dễ dàng đi ra ngoài. Giảm tình trạng rặn cho bé. 

Điều trị táo bón nặng cho trẻ bằng mật ong

Điều trị táo bón nặng cho trẻ bằng mật ong

Khi nào cần đưa bé đi bệnh viện: Khi bé có những dấu hiệu nặng như sau

  • Trẻ không đi ngoài nhiều ngày liên tiếp
  • Bé bị nứt kẽ hậu môn, đi ngoài ra máu
  • Kèm theo dấu hiệu bụng chướng
  • Bé không chịu ăn, mệt mỏi

… Khi bé có những dấu hiệu của táo bón nặng mẹ nhớ đưa bé đến bệnh viện để được điều trị nhé. 

Phòng táo bón nặng ở trẻ như thế nào

Để bé không gặp phải những tình trạng táo bón như vậy mẹ hãy phòng tránh táo bón cho bé bằng những cách sau đây nhé:

  • Cố gắng giúp bé đi vệ sinh đều đặn theo thời gian cố định mỗi ngày
  • Không cho bé ngồi nhà vệ sinh lâu. Thường thì chỉ để bé đi vệ sinh trong thời gian 10 phút thôi. Vì ngồi lâu cũng khiến bé bị táo bón.
  • Ngoài những cách trên mẹ có thể xoa bụng cho bé hàng ngày để giúp kích thích tăng nhu động ruột. 
  • Khuyến khích bé ăn nhiều rau mỗi ngày. Trong rau có chứa nhiều chất xơ sẽ giúp bé không bị táo bón. 
  • Hạn chế ăn những thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ
  • Tăng cường bổ sung lợi khuẩn cho bé bằng sữa chua, sữa chua uống hay những sản phẩm bổ sung lợi khuẩn. 

Phòng tránh táo bón nặng cho trẻ bằng cách nào

Phòng tránh táo bón nặng cho trẻ bằng cách nào

Trên đây là dấu hiệu của bệnh táo bón nặng, nguyên nhân gây ra táo bón, cách điều trị cũng như cách phòng tránh táo bón ở trẻ. Nếu em bé nhà mình đang gặp vấn đề như vậy mẹ có thể áp dụng những phương pháp này cho bé nhé. 

Gọi ngay hotline để nhận được tư vấn từ thầy thuốc Lê Minh Tuấn 0912313131

Tham khảo thêm những bài viết chăm sóc sức khỏe bé tại đây

Trẻ bị táo bón nứt hậu môn thì làm sao

Trẻ đi ngoài ra máu cuối bãi nguyên nhân. dấu hiệu và giải pháp

Cách trị táo bón cho người lớn giải pháp từ bác sĩ chuyên khoa

Trẻ đi tướt có nhầy nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp như thế nào

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.