Trẻ bị táo bón nứt hậu môn phải làm sao bác sĩ khuyên gì vấn đề này

Nứt hậu môn ở trẻ không phải là tình trạng phổ biến. Tuy nhiên những bé bị táo bón kéo dài thường có nguy cơ cao sẽ bị nứt kẽ hậu môn. Nứt kẽ hậu môn sẽ làm cho trẻ đau đớn, đi ngoài ra máu và có thể sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm như ung thư,… Vậy trẻ bị táo bón nứt hậu môn nguyên nhân do đâu, giải pháp như thế nào. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thể trả lời được những câu hỏi này nhé. 

Contents

Trẻ bị nứt hậu môn là như thế nào?

Nứt hậu môn là tình trạng lớp niêm mạc ở bên trong ống hậu môn có một vết rách nhỏ gọi là nứt kẽ. Khiến cho trẻ bị đau và có thể chảy máu khi đi đại tiện. Nứt hậu môn là nguyên nhân chính khiến trẻ hay người lớn đi ngoài có lẫn máu tươi. 

Nứt kẽ hậu môn nguyên nhân do đâu

Trẻ bị nứt hậu môn là như thế nào?

Tình trạng nứt hậu môn thường chỉ gặp ở những trẻ bị táo bón nặng. Đây cũng là một trong những biến chứng của táo bón nặng ở trẻ mà mẹ cần lưu ý. Vì khu vực hậu môn khá nhạy cảm, dễ bị nhiễm khuẩn. Nếu như bé bị nứt hậu môn mà không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng. 

Nguyên nhân khiến trẻ bị nứt hậu môn là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây nứt hậu môn ở trẻ. Tuy nhiên sẽ có một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng này như sau:

Trẻ bị táo bón nứt hậu môn phải làm sao bác sĩ khuyên gì vấn đề này

  • Trẻ bị nứt hậu môn do bé bị táo bón: Đây là nguyên nhân chính khiến bé bị nứt kẽ hậu môn. Tình trạng táo bón kéo dài nhiều ngày phân ngày càng trở nên khô cứng, bé gặp khó khăn trong vấn đề đi vệ sinh. Khi đó bé sẽ rặn rất mạnh để có thể đẩy được chất thải ra ngoài. Lâu dần sẽ gây tăng áp lực lên lớp niêm mạc ở ống hậu môn. Khiến cho lúc này phân cọ xát với lớp niêm mạc và gây ra tình trạng chảy máu. Hiện tượng nứt kẽ hậu môn ở trẻ do táo bón thông thường sẽ là những sợi máu nhỏ, máu đỏ tươi, nếu bé bị nặng sẽ có những đốm máu lớn xuất hiện. Tình trạng này khiến bé bị đau mỗi khi đi vệ sinh. 

Nguyên nhân khiến trẻ bị nứt hậu môn là gì

Nguyên nhân khiến trẻ bị nứt hậu môn là gì

  • Bé bị nứt hậu môn do tiêu chảy nhiều lần: Đây là nguyên nhân không thường gặp. Vì bé phải bị tiêu chảy rất nhiều lần thì mới có thể xảy ra vấn đề nứt hậu môn. Tuy nhiên không thể loại trừ trường hợp này. Nếu em bé nhà bạn bị đi ngoài kèm theo máu tươi. Thì rất có thể bé đang bị nứt hậu môn do tiêu chảy mẹ nhé. 
  • Những bé sinh ra đã có cơ vòng hậu môn khép quá chặt. Vì thế khiến vấn đề co bóp không được theo mong muốn. Làm cho bé bị nứt hậu môn. Những bé có cơ vòng hậu môn bình thường thì sẽ không gặp phải tình trạng này. 
  • Một số nguyên nhân khác khiến bé bị nứt hậu môn như: Một số bệnh viêm nhiễm vùng hậu môn, bé bị bệnh liên quan đến u cục hay những bệnh khác làm bé phải nằm và ngồi nhiều, bất tiện trong việc di chuyển cũng là một trong những nguyên nhân gây nứt hậu môn ở trẻ. 

Biểu hiện trẻ bị táo bón nứt hậu môn mẹ có thể nhận biết

Mẹ có thể nhận biết nứt hậu môn ở em bé nhà mình thông qua những dấu hiệu sau đây:

  • Em bé cảm thấy sợ khi đi đại tiện. Vì mỗi lần đi đại tiện thì phân sẽ cọ xát vào khu vực bị tổn thương. Khiến cho càng đau đớn hơn. 
  • Bé cảm thấy đau rát khi đi đại tiện, biểu hiện bé khóc và chân tay thì nắm chặt mỗi lần đi đại tiện. 
  • Bé thường đi rất lâu.

Biểu hiện trẻ bị nứt hậu môn

Biểu hiện trẻ bị nứt hậu môn

  • máu tươi dính bên ngoài khối phân của bé. Có thể dính lên phân hoặc ở cuối bãi. 
  • Em bé thường sợ đi đại tiện vì thế thường cố nhịn. Càng nhịn thì tình trạng táo bón càng nặng nề hơn. Phân bị tích tụ lại càng cứng và đi ra ngoài khó khăn hơn. Vì thế mà mẹ hãy hướng dẫn bé không được nhịn đi vệ sinh khi buồn. 
  • Nhìn hậu môn thì có vết nứt ở khu vực hậu môn. Những vết nứt có thể nhỏ và khó nhận biết. Tuy nhiên mẹ không được sử dụng dụng cụ để quan sát quá mạnh khu vực hậu môn của bé. Vì có thể làm tổn thương khu vực này. Cách tốt nhất hãy đợi khi con đi ngủ, bé sẽ hợp tác hơn với hành động này của mẹ. 

Những dấu hiệu này là những dấu hiệu đơn giản và dễ nhận biết nhất bé đang bị nứt hậu môn. Mẹ nhớ theo dõi và quan sát kĩ tình trạng bé đang gặp phải để có phương án điều trị phù hợp nhé. 

Trẻ bị táo bón nứt hậu môn có tái phát hay không?

Con bị nứt hậu môn là nỗi ám ảnh của nhiều mẹ. Bé quấy khóc, ăn ngủ không ngon. Vì thế câu hỏi nứt hậu môn có tái phát hay không thì mẹ nào đã từng có con bị đều muốn biết. 

Nứt hậu môn nguyên nhân chính là do táo bón. Mà táo bón lại rất dễ tái đi tái lại. Chỉ cần chế độ ăn, ngủ nghỉ, hoạt động thiếu cân đối thì bé hoàn toàn có thể bị tái lại. 

Nếu nguyên nhân gây nứt hậu môn ở bé mà do những nguyên nhân khác như tiêu chảy, nhiễm khuẩn, u cục,… Thì thường sẽ không bị tái đi tái lại nhiều lần. 

Điều trị trẻ bị táo bón nứt hậu môn

Dưới đây sẽ là biện pháp điều trị nứt hậu môn do nguyên nhân táo bón. 

Nứt hậu môn ở bé bị táo bón thường tự lành hoặc sau khi được phẫu thuật sẽ lành lại nhanh chóng. Thường thì sau khi phẫu thuật khoảng 2 tuần vết nứt nặng có thể lành lại. Nếu sau 8 tuần mà vết nứt hậu môn vẫn chưa lành thì em bé phải được điều trị chuyên khoa. 

Điều trị trẻ bị nứt hậu môn như thế nào

Điều trị trẻ bị nứt hậu môn như thế nào

Nứt hậu môn ở trẻ cần được điều trị thay đổi thói quen cũng như chế độ ăn của bé cụ thể như sau:

  • Thường xuyên thay tã cho con, không để tã bỉm đầy quá lâu ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. 
  • Cho bé ăn nhiều chất xơ hơn, uống nhiều nước hơn để giảm táo bón. 
  • Khuyến khích bé tập thể dục đều đặn và thường xuyên. Để tăng cường lưu thông máu, tăng cường nhu động ruột, giảm tình trạng táo bón ở trẻ. 

Cách phòng tránh trẻ bị táo bón nứt hậu môn như thế nào?

  • Mẹ nên bổ sung chất xơ vào trong khẩu phần ăn cho bé: Chất xơ tuy không có giá trị về dinh dưỡng nhưng lại có ý nghĩa trong vấn đề điều trị táo bón cho trẻ. Chất xơ giúp cho việc đi ngoài trở nên dễ dàng hơn. Chất xơ có trong nhiều thực phẩm rau xanh như rau mồng tơi, rau đay,… Có trong những loại củ như khoai tây, khoai lang. Có trong các loại quả như ớt chuông, ổi, kiwi, táo,…. Mẹ nên chế biến thành những món khác nhau lạ và đẹp mắt kích thích bé ăn nhiều hơn. 
  • Khuyến khích con uống nhiều nước: Trẻ em thì thường rất lười uống nước. Vì thế, với những bé bị táo bón mẹ hãy khuyến khích bé uống thật nhiều nước. Nếu con không uống được nước thì mẹ có thể chuyển qua các loại

Cách phòng tránh tình trạng trẻ bị nứt hậu môn là gì

Cách phòng tránh tình trạng trẻ bị nứt hậu môn là gì

  • Khuyến khích con tập thể dục mỗi ngày. Chơi các trò chơi vận động như bóng chuyển, cầu lông, bóng rổ, bơi lội,… 
  • Cho em bé hay bị táo bón ngâm hậu môn trong nước ấm mỗi ngày khoảng 10-15 phút, giảm đau và ngứa rát cho con. 
  • Hướng dẫn bé đi vệ sinh đúng cách, không cho con ngồi vệ sinh quá lâu sẽ khiến tình trạng táo bón ngày càng tồi tệ hơn. 
  • Bổ sung các loại sản phẩm có chứa lợi khuẩn, vì lợi khuẩn sản sinh ra enzym tiêu hóa, giúp cho em bé bị táo bón tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Ngoài ra lợi khuẩn còn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột cũng là nguyên nhân gây ra táo bón. 

Trên đây là nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp cho trẻ bị táo bón nứt hậu môn. Mẹ hãy tham khảo và có thể áp dụng cho em bé nhà mình nếu như bé gặp phải tình trạng như vậy nhé. 

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

Tham khảo thêm các bài viết chăm sóc sức khỏe bé tại đây

Trẻ đi ngoài ra máu ở cuối bãi có nguy hiểm không, giải pháp là gì

Cách trị táo bón cho người lớn lời khuyên từ bác sĩ như thế nào?

Trẻ bị đi tướt có nhầy nguyên nhân và giải pháp từ chuyên gia

Men tiêu hóa uống trước hay sau khi ăn 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.