Trẻ đi ngoài ra máu cuối bãi có phải táo bón không bác sĩ nói gì

Trẻ đi ngoài ra máu cuối bãi khiến nhiều mẹ lo lắng không biết có phải bé đang gặp vấn đề gì nghiêm trọng về sức khỏe hay không. Thông thường bé đi ngoài ra máu ở cuối bãi do bé bị táo bón, polyp trực tràng, bé bị trĩ,… Vậy hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp cho tình trạng trẻ đi ngoài ra máu cuối bãi như thế nào nhé.

Contents

Nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài ra máu cuối bãi

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị đi ngoài ra máu ở cuối bãi. Vì hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển toàn diện dễ bị tác động bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

Nguyên nhân bé đi ngoài ra máu ở cuối bãi

Nguyên nhân bé đi ngoài ra máu ở cuối bãi

Vì thế mà bé có thể gặp những vấn đề về tiêu hóa từ nhẹ đến đặc biệt nghiêm trọng. Dưới đây sẽ là một số nguyên nhân chính mẹ có thể điểm qua khi bé nhà mình bị đi ngoài ra máu nhé:

Trẻ đi ngoài ra máu cuối bãi do bé bị dị ứng với sữa

Nhiều loại sữa thích hợp với hệ tiêu hóa của bé này nhưng lại không thích hợp với hệ tiêu hóa của bé khác. Vì thế lựa chọn sữa cho bé sao cho phù hợp. Bé không bị dị ứng với sữa là điều vô cùng quan trọng. Mẹ nên cho bé uống gói dùng thử trước khi cho bé uống hoàn toàn. Nếu dùng gói dùng thử bé không có biểu hiện gì thì mẹ hãy tiếp tục cho bé sử dụng nhé. Ngoài ra đừng ngại thay đổi sữa cho bé. Hiện nay có rất nhiều loại sữa khác nhau với những thành phần khác nhau. Vì thế mà hãy lựa chọn cho bé được sản phẩm sữa phù hợp nhất nhé. 

Trẻ đi ngoài ra máu cuối bãi do táo bón

Trẻ đi ngoài ra máu cuối bãi có phải táo bón không bác sĩ nói gì

Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ. Do hệ tiêu hóa chưa phát triển toàn diện, bé lười ăn rau, lười uống nước, lười vận động,… Những nguyên nhân này gây ra tình trạng táo bón ở trẻ. Bé bị táo bón phân khô cứng và bắt đầu cọ xát vào niêm mạc hệ tiêu hóa khiến vùng này bị tổn thương. Nếu kéo dài có thể khiến bé đi ngoài ra máu ở cuối bãi. Những trẻ bị táo bón nặng cũng có thể gây nứt kẽ hậu môn làm cho trẻ bị đi ngoài ra máu. 

Trẻ đi ngoài ra máu cuối bãi do bị nhiễm trùng hệ tiêu hóa

Hệ miễn dịch yếu khiến bé rất dễ bị nhiễm khuẩn. Khi bé bị nhiễm khuẩn hệ tiêu hóa bé sẽ có những biểu hiện như tiêu chảy, đau bụng và đi ngoài có máu ở cuối bãi. Bé có thể bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa do một số loại vi khuẩn như salmonella, shigella, E. Coli,… 

Bé đi ngoài ra máu ở cuối bãi do nhiễm trùng hệ tiêu hóa

Bé đi ngoài ra máu ở cuối bãi do nhiễm trùng hệ tiêu hóa

Khi bé bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa thì phương pháp điều trị mà bác sĩ sử dụng cho bé thường là kháng sinh. Kháng sinh ngoài tiêu diệt vi khuẩn có hại thì nó còn tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi. Vì thế mà sau mỗi đợt điều trị kháng sinh bé thường được bác sĩ cho bổ sung thêm men vi sinh. 

Trẻ đi ngoài ra máu cuối bãi do trĩ

Trĩ là tình trạng ít khi gặp ở đối tượng trẻ nhỏ. Trẻ có thể bị trĩ nội hay trĩ ngoại do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trĩ cũng là một nguyên nhân khiến bé bị đi ngoài ra máu. 

Trẻ đi ngoài ra máu cuối bãi do bị nứt kẽ hậu môn 

Nứt kẽ hậu môn hay gặp ở những bé dưới 1 tuổi. Do niêm mạc quanh hậu môn của bé lúc này còn rất mỏng. Vì thế mà hậu môn của bé hay bị nứt do những nguyên nhân khác nhau. Khiến bé bị đi ngoài ra có lẫn máu ở cuối bãi. 

Trẻ đi ngoài ra máu cuối bãi do bé bị viêm đại tràng

Đại tràng có vị trí ngay gần hậu môn. Vì thế mà khi nó bị viêm thì sẽ khiến trẻ đi ngoài ra phân có kèm máu ở khu vực cuối bãi.

Bé đi ngoài ra máu ở cuối bãi do bị viêm đại tràng

Bé đi ngoài ra máu ở cuối bãi do bị viêm đại tràng

Nguyên nhân khiến bé bị viêm đại tràng đó là do bé bị nhiễm khuẩn, hội chứng ruột kích thích ở trẻ hay bé bị táo bón kéo dài lâu ngày không khỏi. 

Dấu hiệu trẻ đi ngoài ra máu cuối bãi như thế nào?

Để tìm được phương án điều trị phù hợp cũng như để hiểu rõ hơn tình trạng bé đi ngoài ra máu ở cuối bãi. Thì mẹ nên nắm được dấu hiệu thì mới có thể đưa ra được phương án điều trị phù hợp. 

  • Dấu hiệu có thể quan sát được bằng mắt thường: Mẹ quan sát ở phân của bé có xuất hiện những đốm máu nhỏ hoặc nhiều tùy vào tình trạng và mức độ bệnh. 
  • Với những bé bị ở mức độ nhẹ: Máu xuất hiện trên phân của bé rất ít, không có nhiều. Hoặc đến khi mẹ dùng giấy lau cho bé thì mới phát hiện được tình trạng này. Tình trạng này xảy ra không thường xuyên và không nghiêm trọng đối với sức khỏe bé. Thông thường bé bị như vậy khoảng 1-2 lần thì sẽ tự hết mà không cần phải sử dụng thuốc hay điều trị gì. 

Dấu hiệu trẻ đi ngoài ra máu ở cuối bãi như thế nào

Dấu hiệu trẻ đi ngoài ra máu ở cuối bãi như thế nào

  • Trẻ đi ngoài ra máu cuối bãi mức độ trung bình: Máu xuất hiện ở cuối bãi nhiều hơn mức độ nhẹ. Nhưng không kèm theo dấu hiệu bất thường nào. Mẹ nên thay đổi chế độ ăn nghỉ có bé nếu như bé xuất hiện những dấu hiệu này. 
  • Trẻ đi ngoài ra máu ở cuối bãi mức độ nặng: Bé đi ngoài ra máu với tần suất nhiều và có kèm theo những dấu hiệu như sau: Bé quấy khóc khi đi ngoài, mặt nhăn nhó, đi ngoài đau đớn, da xanh niêm mạc nhợt nhạt, bé không chịu ăn,… Thì mẹ phải đưa bé có những dấu hiệu nặng như vậy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời nhé. 

Tùy thuộc vào mức độ cũng như mắt thường mẹ nhìn thấy lượng máu của bé như thế nào, biểu hiện khác của bé ra làm sao để có những biện pháp điều trị phù hợp nhé. 

Điều trị bé đi ngoài ra máu ở cuối bãi như thế nào hãy cùng tham khảo phần tiếp theo của bài viết này

Điều trị trẻ đi ngoài ra máu cuối bãi như thế nào?

Khi thấy con có những biểu hiện khác lạ, đi ngoài ra máu ở cuối bãi thì mẹ nên có những giải pháp như sau để có thể giải quyết tình trạng này

  • Mẹ nên thay đổi sữa công thức sao cho phù hợp với trẻ: Nếu bé đang sử dụng sữa công thức mẹ nhớ xem xét lại xem sữa đó có phù hợp với bé nhà mình hay không. Nếu sữa không phù hợp mẹ nên xem xét đổi sữa công thức cho bé ngay nhé. 
  • Với những bé đang bú sữa mẹ thì nên thay đổi chế độ dinh dưỡng của mẹ. Vì giai đoạn này dinh dưỡng của bé chủ yếu là sữa mẹ. Vì thế thay đổi chế độ dinh dưỡng cho mẹ giúp bé giảm thiểu được những tình trạng không tốt ở đường tiêu hóa. 
  • Cho bé bú nhiều hơn và mẹ nhớ chia nhỏ cữ bú ra thành nhiều cữ hơn. Chia nhỏ cữ bú giúp cho giảm áp lực lên hệ tiêu hóa của bé. 
  • Nhớ giữ gìn vệ sinh khu vực hậu môn cho bé: Có thể bé bị đi ngoài ra máu do bị nứt kẽ hậu môn. Khi trẻ nứt kẽ hậu môn mà mẹ không giữ gìn vệ sinh khu vực hậu môn cho con sẽ làm cho bé bị nhiễm khuẩn khu vực này. Nặng có thể chuyển biến thành áp xe hậu môn vô cùng nguy hiểm.

Điều trị bé đi ngoài ra máu ở cuối bãi như thế nào

Điều trị bé đi ngoài ra máu ở cuối bãi như thế nào

  • Bổ sung chất xơ cho bé nếu bé bị táo bón. Bổ sung chất xơ cho bé bị táo bón, giúp bé thoát được tình trạng táo bón. Đây là một trong những việc vô cùng quan trọng.
  • Bé có thể bị đi ngoài do phân cứng do bị táo bón cọ xát vào. Khiến bé bị tổn thương hậu môn và đi ngoài ra máu ở cuối bãi. Vì thế mà mẹ nhớ bổ sung chất xơ cho em bé bị táo bón. Khuyến khích con uống nhiều nước và tập thể dục thường xuyên nhé. 
  • Đưa bé đi khám bác sĩ khi con có những dấu hiệu nguy hiểm đến sức khỏe của bé. Bé bị đi ngoài ra máu nhiều, bé quấy khóc không chịu ăn uống, đau đớn, bé bị sốt,… 

Trên đây là nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp cho bé đi ngoài ra máu cuối bãi. Mẹ tham khảo áp dụng cho em bé nhà mình ngay nhé. 

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

Tham khảo thêm các bài viết chăm sóc sức khỏe bé tại đây  

Cách trị táo bón cho người lớn lời khuyên từ bác sĩ tiêu hóa

Trẻ đi tướt có nhầy nguyên nhân dấu hiệu và giải pháp

Men tiêu hóa uống trước hay sau khi ăn bác sĩ nói gì

Cảnh báo khi sử dụng thuốc bơm hậu môn dành cho trẻ

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.