Trẻ đi tướt có nhầy khiến nhiều mẹ lo lắng. Không biết làm cách nào giúp con giảm được tình trạng như vậy. Trẻ đi tướt có nhầy ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé hay không. Khi nào mẹ cần đưa bé đến viện là những câu hỏi của nhiều mẹ. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết được trẻ đi tướt có nhầy dấu hiệu và giải pháp từ chuyên gia như thế nào nhé.
Contents
Trẻ đi tướt có nhầy là tình trạng như thế nào?
Trẻ đi tướt là tình trạng bé bị đi ngoài khi mọc răng. Tình trạng này xảy ra trong suốt quá trình bé mọc răng vì thế nên trẻ đi tướt không phải là tình trạng quá xa lạ đối với các bé. Đây là một phản ứng hoàn toàn bình thường. Nó đánh dấu sự phát triển của trẻ.
Trẻ bị đi tướt có nhầy là tình trạng như thế nào
Tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi trẻ mà bé sẽ có biểu hiện đi tướt khác nhau trong ngày. Sức khỏe bé tốt thì bé sẽ không bị làm sao. Nhưng với những bé có sức đề kháng yếu, bé sẽ đi ngoài nhiều lần trong ngày hơn những bé có sức khỏe tốt. Có những bé có thể đi ngoài lên đến 5-7 thậm chí là 10 lần/ ngày khi bé bị đi tướt. Với những bé bình thường thì số lần đi ngoài khi đi tướt của bé sẽ ít hơn 2-3 lần.
Vậy mẹ có thể nhận biết bé đi tướt qua những dấu hiệu như thế nào. Hãy theo dõi những phần tiếp theo để có thể hiểu hơn tình trạng đi tướt của bé đề có những phương án điều trị phù hợp nhé.
Dấu hiệu trẻ đi tướt có nhầy là gì?
Trẻ đi tướt có nhầy nguyên nhân dấu hiệu và giải pháp từ chuyên gia
Dấu hiệu trẻ đi tướt được rất nhiều gia đình quan tâm. Vì đa số bố mẹ sẽ không phân biệt được con mình đang bị đi ngoài do mọc răng hay đi ngoài do nhiễm khuẩn, do dị ứng thức ăn hay do những nguyên nhân khác. Vậy hãy cùng chúng tôi so sánh triệu chứng để mẹ có thể dễ dàng nhận biết hơn nhé.
- Bé bị đi tướt do mọc răng sẽ có biểu hiện đi ngoài nhiều lần trên ngày, phân lỏng và có mùi chua.
- Phân bé có kèm theo nhầy. Vì khi bé mọc răng nước bọt tiết ra nhiều để làm dịu vị trí bé đang bị đau và khó chịu. Vì thế mà bé tiết ra nhiều nước bọt ở miệng. Sau đó bé nuốt lượng nước bọt đó vào bụng và làm cho bé bị đi ngoài ra chất nhầy.
- Phân không kèm máu
Dấu hiệu của trẻ đi tướt có nhầy là gì
- Tình trạng bé bị như vậy sẽ kéo dài khoảng 4 ngày.
- Ngoài ra bé sẽ có kèm theo những triệu chứng khác giúp bố mẹ dễ nhận biết bé đang bị đi tướt đó là: Bé chảy nhiều nước dãi do bé mọc răng nên chảy nhiều dãi để làm dịu cơn đau và khó chịu trong miệng. Bé hay đưa tay hay những đồ vật quanh bé lên miệng cắn,…
- Bé có thể sốt nhẹ khoảng 38,5 độ C, lợi hơi sưng và có dấu hiệu bị nứt ra chuẩn bị cho việc mọc răng.
- Nếu bé sốt cao trên 39 độ C mẹ đã cho dùng thuốc hạ sốt nhưng có dấu hiệu tái sốt trở lại. Mẹ nên cho bé đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời nhé.
Khi bé có những dấu hiệu như trên mẹ có thể khẳng định rằng bé nhà mình bị đi ngoài do mọc răng chứ không phải do những nguyên nhân khác.
Nếu bé bị tiêu chảy do những nguyên nhân khác như bé bị rối loạn tiêu hóa. Thì thường bé đi ngoài phân lỏng kéo dài hơn 1 tuần, phân bé có mùi tanh và phân có dấu hiệu sủi bọt, đôi khi có lẫn cả máu,.. Thì đây là những triệu chứng cho thấy bé bị tiêu chảy không phải do mọc răng. Mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế nếu những triệu chứng này tiến triển nặng nhé.
Trẻ đi tướt có nhầy có nguy hiểm hay không?
Đối với bất kì tình trạng nào liên quan đến sức khỏe của bé, nếu như không được phát hiện, theo dõi và điều trị kịp thời đều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Có thể để lại những hậu quả khó mà lường trước được.
Trẻ đi tướt có nhầy có nguy hiểm hay không
Em bé bị đi tướt nghĩ là đơn giản chỉ là dấu hiệu cho thấy bé đang phát triển, đang mọc răng. Nhưng nếu mẹ không có phương án điều trị phù hợp cho tình trạng này. Sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé.
Trẻ đi tướt có nhầy bao lâu thì khỏi
Đi tướt là tình trạng diễn ra khi bé mọc răng. Vì thế mà nó cũng chỉ diễn ra vài ngày trước và sau khi bé mọc răng. Thời gian kéo dài khoảng 2-3 ngày, trước khi bé mọc răng 1 ngày và sau khi bé mọc răng 1 ngày. Cũng tùy thuộc vào sức đề kháng cho bé mà tình trạng đi tướt có thể ngắn hơn hoặc kéo dài hơn. Có những bé mọc răng nhưng không bị đi tướt do sức đề kháng của bé tốt có khả năng chống chọi được với bệnh tật.
Nếu bé bị đi tướt quá dài ngày và mỗi ngày bé đi ngoài nhiều lần. Mẹ không nên tự ý điều trị cho con ở nhà mà nên đưa con đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị bằng phương pháp phù hợp nhé.
Những mẹo chữa trẻ đi tướt có nhầy như thế nào
Để chữa tình trạng trẻ đi tướt thì mẹ có thể áp dụng những mẹo sau đây:
Trẻ đi tướt mọc răng mẹ nên cho bé ăn những thức ăn như thế nào
- Nếu em bé bị đi tướt mọc răng trong thời gian bé chưa ăn dặm. Mẹ nên bổ sung cho mình đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cữ bú lên cho bé để bé có thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn này.
- Mẹ nên nấu những thực phẩm có độ mềm, loãng để bé có thể ăn dễ hơn, giảm kích ứng vị trí bé mọc răng và bé sẽ tiêu hóa dễ hơn.
- Những thực phẩm khuyến khích cho bé ăn trong giai đoạn này là
- Mẹ nên cho bé ăn những thực phẩm từ yến mạch như: Cháo yến mạch, sữa tươi yến mạch, sữa chua yến mạch,…Trong yến mạch có thành phần rất tốt cho em bé bị đi tướt.
- Mẹ bổ sung cho bé nhiều protein trong giai đoạn này. Để bé có năng lượng, sức khỏe để nhanh chóng vượt qua được giai đoạn này.
- Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và rau củ: Những thực phẩm này có chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Giúp bé tăng cường sức đề kháng. Mau chóng khỏi bệnh
- Cho bé uống nhiều nước, cho bé uống nhiều nước dừa, tăng cường những thực phẩm nhiều nước cho bé. Bù vào phần nước bé bị mất do đi tướt.
Vậy bé đi tướt thì mẹ không nên cho bé ăn gì?
Những mẹo trị trẻ đi tướt có nhầy là gì
Sẽ có những thực phẩm trong giai đoạn con đi tướt mẹ không nên cho con ăn. Đó là những thực phẩm như thế nào.
- Mẹ không nên cho bé ăn những thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ
- Không cho bé ăn đồ ăn cay nóng có thể ảnh hưởng đến lợi của bé đang bị tổn thương.
- Không cho trẻ uống nước có gas trong giai đoạn này.
- Giảm những đồ ăn lạnh cho bé.
- Không nên quá lạm dụng thực phẩm chức năng cho con trong giai đoạn này. Vì đi tướt chỉ là tình trạng không quá nguy hiểm. Đa số bé sẽ tự hết sau khi bé mọc răng xong. Vì thế mẹ đừng cho bé uống quá nhiều thực phẩm chức năng bổ sung. Nó không những không tốt cho sức khỏe bé mà còn ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển sau này của con. Hãy bổ sung đúng và đủ thôi mẹ nhé.
Hãy tham khảo phần tiếp theo để biết phương pháp điều trị tình trạng trẻ đi tướt có nhầy như thế nào nhé
Điều trị trẻ đi tướt có nhầy như thế nào?
Mỗi bé có dấu hiệu khác nhau vì thế cũng sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên đi tướt là cùng một nguyên nhân đó là bé mọc răng. Vì thế điều trị tình trạng này cũng không quá khó khăn.
Điều trị trẻ đi tướt có nhầy như thế nào
- Mẹ chú ý đến lượng sữa và nước mỗi ngày phải bổ sung đầy đủ cho bé tránh tình trạng bé bị mất nước.
- Có thể cho bé uống thêm Oresol để bổ sung nước và chất điện giải cho bé trong giai đoạn này.
- Vệ sinh răng miệng cho bé. Dùng găng tay vệ sinh, cọ xát nhẹ vào những vị trí bé mọc răng để giảm khó chịu trong miệng cho bé.
- Bổ sung thêm cho bé men tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Chú ý chỉ nên bổ sung sản phẩm này cho những bé hơn 6 tháng tuổi. Những bé quá nhỏ bổ sung men tiêu hóa sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiết enzym tiêu hóa của trẻ.
- Bổ sung cho bé các loại vitamin và khoáng chất đặc biệt là vitamin B1: Giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Tăng cường sức đề kháng, mau khỏi bệnh.
Trên đây là những hiểu biết về đi tướt về nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp. Mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho em bé nhà mình. Nếu như bé gặp phải tình trạng này nhé.
Gọi ngay hotline để nhận được tư vấn từ thầy thuốc Lê Minh Tuấn 0912313131
Tham khảo thêm các bài viết chăm sóc sức khỏe tại đây
Cảnh báo khi sử dụng thuốc thụt hậu môn cho trẻ
Trẻ đau bụng đi ngoài liên tục là dấu hiệu của bệnh gì
Cách chữa rối loạn tiêu hóa nhanh nhất cho trẻ