Trẻ em là đối tượng rất hay bị các vấn đề ở đường tiêu hóa. Đặc biệt bé hay bị rối loạn tiêu hóa. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, và với mỗi nguyên nhân cũng sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Vậy rối loạn tiêu hóa ở trẻ nguyên nhân do đâu và giải pháp như thế nào hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé
Contents
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là gì?
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là hiện tượng cơ vòng của hệ tiêu hóa bị co thắt bất thường. Khiến cho tình trạng tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng. Rối loạn tiêu hóa có thể khiến bé đau bụng. Và ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển sau này của bé.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa phải làm sao
Những tác hại của rối loạn tiêu hóa đối với bé như có thể khiến bé bị biếng ăn, chậm lớn, thấp còi, chậm phát triển trí não, hệ miễn dịch kém hay mắc nhiều bệnh,…
Nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là gì
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do một số nguyên nhân dưới đây:
Cách chữa rối loạn tiêu hóa nhanh nhất cho trẻ lời khuyên từ bác sĩ
- Chế độ ăn của bé không hợp lý
- Bé bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, dẫn đến hệ vi sinh đường ruột bị ảnh hưởng
- Trẻ sử dụng kháng sinh
- Bé bị một số bệnh về tiêu hóa.
Dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa ở trẻ là gì
Mẹ có thể nhận biết em bé nhà mình đang bị rối loạn tiêu hóa thông qua những dấu hiệu đơn giản sau đây
- Bé hay bị nôn trớ: Do việc co thắt bất thường của cơ vòng. Vì thế thức ăn dễ dàng bị đẩy ra ngoài. Xảy ra hiện tượng nôn trớ ở trẻ.
- Bé hay bị táo bón: Rối loạn tiêu hóa khiến thức ăn đi vào hệ tiêu hóa. Khó có thể tiêu hóa được. Vì thế mà sẽ làm cho thức ăn tích tụ lại. Lâu dần chuyển thành táo bón ở trẻ. Đặc biệt những thức ăn chứa nhiều đạm, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn khô và cứng thì hệ tiêu hóa cũng khó có thể tiêu hóa được.
Dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa
- Bé đi ngoài ra phân sống: Mẹ cũng có thể nhận biết dấu hiệu đơn giản ở trẻ bị rối loạn tiêu hóa là đi ngoài ra phân sống. Bé không tiêu hóa hết được thức ăn và những thực phẩm đó sẽ được thải ra ngoài theo đường phân. Trong phân còn nguyên thức ăn hoặc phân lổn nhổn có nhiều hạt và bọt. Là biểu hiện của bé đi phân sống.
- Bé bị tiêu chảy: Cũng giống như tình trạng táo bón, đi ngoài phân sống. Bé bị rối loạn tiêu hóa cũng có thể bị tiêu chảy. Biểu hiện là đi ngoài phân lỏng, nhiều nước, không thành khuôn. Đôi khi phân có sủi bọt.
Trên đây là những dấu hiệu chính cho thấy em bé nhà bạn đang bị rối loạn tiêu hóa. Những dấu hiệu này bạn có thể nhận biết đơn giản bằng mắt thường. Vì nó thể hiện ngay ra bên ngoài. Không như những dấu hiệu như còi xương, chậm phát triển,… Phải theo thời gian mẹ mới có thể phát hiện ra được. Vì thế khi thấy bé có những dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa như vậy. Mẹ phải có những biện pháp giúp bé cải thiện tình trạng trên nhé.
Cách phòng ngừa rối loạn tiêu hóa cho trẻ như thế nào
Để bé không bị mắc rối loạn tiêu hóa. Mẹ hãy áp dụng những biện pháp sau. Để giúp hệ tiêu hóa của bé luôn luôn khỏe mạnh.
- Mẹ nên cho bé ăn đầy đủ chất dinh dưỡng: Những thực phẩm nên cho bé ăn bao gồm 4 nhóm chất đạm, chất xơ và vitamin, chất béo, tinh bột và đường. Dù cho bé ăn những thứ gì nhưng vẫn phải cung cấp đủ 4 nhóm này trong 1 ngày nhé.
- Ngoài ra, mẹ phải đảm bảo thực phẩm cung cấp cho bé là thực phẩm sạch. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Không cho bé ăn những thực phẩm đã để lâu. Thực phẩm ôi thiu, mốc hỏng.
Cách điều trị trẻ bị rối loạn tiêu hóa như thế nào?
- Chế biến những thức ăn kĩ, không cho bé ăn những thực phẩm còn sống.
- Khuyến khích bé uống nhiều nước mỗi ngày.
- Ngoài những thực phẩm mẹ cho bé ăn hàng ngày ra. Thì mẹ nên cho bé ăn những món ăn vặt lành mạnh như sữa chua, hoa quả,…
Những đồ nên tránh khi bé bị rối loạn tiêu hóa
Khi bé bị rối loạn tiêu hóa mẹ nên tránh cho bé ăn những thực phẩm như thế nào?
- Tránh cho bé ăn nhiều đồ ăn nhanh: Những đồ ăn này có khả năng gây khó tiêu cho bé khi sử dụng.
- Không cho bé ăn quá nhiều đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ.
- Những thực phẩm chế biến sẵn: Hạn chế tối đa cho bé ăn.
- Không cho bé ăn những loại đồ uống có gas, kẹo bánh quá ngọt,…
- Không cho bé ăn những thực phẩm quá nhiều chất béo.
Trên đây là những thực phẩm bé nên ăn và những thực phẩm không nên cho bé ăn khi bé bị rối loạn tiêu hóa. Vì những thực phẩm không nên cho bé ăn này sẽ gây hại đến đường tiêu hóa ngay cả những trẻ khỏe mạnh.
Phòng bé bị rối loạn tiêu hóa như thế nào?
- Mẹ nên cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu đời: 6 tháng đầu đời bé cần được bú mẹ. Sữa mẹ không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho bé. Mà sữa mẹ còn chứa nguồn kháng thể dồi dào. Nhất là sữa non của mẹ trong 72 giờ đầu. Vì thế mẹ hãy cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu đời để bé được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nhất. Cũng như có hệ miễn dịch khỏe mạnh chống chọi với bệnh tật nhé.
Phòng trẻ bị rối loạn tiêu hóa như thế nào?
- Hạn chế cho bé ăn đồ ăn vặt. Không cho con ăn những thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ. Vì những thực phẩm này có thể khiến bé bị rối loạn tiêu hóa.
- Rèn luyện cho bé có một thói quen ăn uống khoa học. Bằng cách bố mẹ cũng sẽ ăn uống khoa học để tạo thói quen cho bé.
- Hướng dẫn bé rửa tay sạch sẽ trước khi ăn. Sau khi đi vệ sinh. Để đảm bảo vi khuẩn không xâm nhập được vào hệ tiêu hóa bé gây ra rối loạn tiêu hóa.
- Khuyến khích con tập thể dục thể thao thường xuyên. Việc tập thể dục thể thao không những giúp nâng cao sức khỏe. Còn giúp bé tránh được những vấn đề như táo bón, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy,…
- Giữ vệ sinh sạch sẽ không gian sống
- Tẩy giun định kỳ cho bé.
Cách chữa rối loạn tiêu hóa nhanh nhất cho trẻ
Những biện pháp chữa rối loạn tiêu hóa nhanh nhất cho trẻ mẹ có thể áp dụng ngay cho bé :
- Bổ sung men tiêu hóa: Men tiêu hóa có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn. Khiến chúng diễn ra nhanh hơn. Khi bé bị rối loạn tiêu hóa, gánh nặng đè lên hệ tiêu hóa của bé. Vì thế mẹ nên bổ sung ngay men tiêu hóa cho bé để hỗ trợ bé tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Giảm gánh nặng lên hệ tiêu hóa của con.
- Bổ sung lợi khuẩn cho bé: Lợi khuẩn có tác dụng cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Ngoài ra, lợi khuẩn kích thích cơ thể sản sinh ra men tiêu hóa. Vì thế mẹ hãy bổ sung lợi khuẩn cho em bé bị rối loạn tiêu hóa.
- Bổ sung kẽm: Kẽm được biết đến giúp nâng cao sức đề kháng cho bé. Những trẻ bị rối loạn tiêu hóa sẽ có hệ miễn dịch yếu hoặc vì một lý do nào đó nên bị suy giảm. Mẹ hãy bổ sung cho bé để bé có một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Chống lại được bệnh tật nhé.
- Bổ sung vitamin nhóm B: Những bé bị rối loạn tiêu hóa thường hay chán ăn. Do bé bị đi ngoài nhiều hay bị táo bón. Những hiện tượng này đều ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vì thế mẹ nên bổ sung vitamin nhóm B cho bé bị rối loạn tiêu hóa. Kích thích bé ăn ngon hơn.
- Bổ sung chất xơ cho bé: Đặc biệt những em bé bị rối loạn tiêu hóa có biểu hiện đi ngoài phân cứng, khó tiêu, táo bón,… Thì mẹ nhớ bổ sung chất xơ cho bé dễ tiêu hóa hơn.
Cách chữa rối loạn tiêu hóa nhanh nhất cho trẻ
Nếu bé bị rối loạn tiêu hóa kèm theo những dấu hiệu sau đây mẹ phải đưa bé đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời nhé:
- Bé bị rối loạn tiêu hóa tiêu chảy kéo dài gây mất nước
- Bé đi ngoài kèm theo phân có nhầy máu
- Bé rối loạn tiêu hóa kèm sốt
- Kèm nôn trớ liên tục
- Nứt kẽ hậu môn do táo bón kéo dài
Trên đây là nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng cũng như là cách điều trị bé bị rối loạn tiêu hóa. Mẹ tham khảo áp dụng nếu như em bé nhà mình có một trong những dấu hiệu như vậy nhé.
Gọi ngay hotline để nhận được tư vấn từ chuyên gia 0912313131
Tham khảo thêm các bài viết chăm sóc sức khỏe bé tại đây
Trẻ sơ sinh đi ngoài có sợi máu
Cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón là gì?
Thuốc tăng chiều cao tuổi dậy thì cho trẻ