Trẻ bị táo bón khiến nhiều mẹ lo lắng. Mẹ không biết giải quyết như thế nào khi con mình bị những cơn táo bón hành hạ. Trẻ đau đớn khi đi ngoài. Vậy bé bị táo bón nguyên nhân do đâu, dấu hiệu bé bị táo bón như thế nào, tình trạng phân khi bé bị táo bón mẹ có thể nhận biết như thế nào cũng như cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để giải đáp hết những thắc mắc trên nhé.
Contents
Nguyên nhân trẻ bị táo bón là gì
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra táo bón ở trẻ. Nhưng có một số nguyên nhân chính mẹ có thể tham khảo như sau:
Trẻ bị táo bón do chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề táo bón ở trẻ. Chế độ dinh dưỡng cũng chính là nguyên nhân trực tiếp khiến bé bị táo bón.
- Chế độ ăn của trẻ ít chất xơ: Những thực phẩm có chứa chất xơ thì thường bé lại không thích ăn. Vì thế khi chế độ ăn nghèo chất xơ sẽ khiến bé bị táo bón. Chất xơ hỗ trợ tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Ngoài ra, nhiều mẹ thấy bé không chịu ăn rau thì không cho bé ăn nữa. Điều này vô cùng không tốt. Nếu bé không chịu ăn chất xơ thì mẹ phải đổi cách chế biến để kích thích bé ăn ngon hơn.
Trẻ bị táo bón nguyên nhân do đâu
- Bé uống ít nước: Trong cơ thể nước chiếm 70%. Tuy nhiên rất nhiều bé không thích uống nước. Vì nước không có vị gì. Nước lại có vai trò quan trọng với vấn đề táo bón của trẻ. Thiếu nước bé dễ bị táo bón hơn. Vì thế mẹ hãy nhắc bé uống nước mỗi ngày. Nếu bé lười uống nước mẹ có thể đổi qua những loại nước ép hoa quả cho bé uống nhé.
Cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón lời khuyên từ chuyên gia
- Bé bị táo bón do dùng sữa công thức: Hệ tiêu hóa của bé còn non nớt. Nếu mẹ cho bé uống sữa công thức không phù hợp với bé. Thì bé rất có thể bị táo bón. Không phải loại sữa công thức nào cũng phù hợp với bé. Có bé chỉ phù hợp với 1 loại sữa công thức nhất định. Hoặc một vài loại sữa công thức. Vì thế, mẹ có thể cho bé lựa chọn sữa công thức phù hợp với bé để bé không bị táo bón nhé.
Trẻ bị táo bón do mắc một số bệnh
Rất nhiều bệnh gây ra táo bón ở trẻ, cụ thể như sau:
- Trẻ bị phình đại tràng bẩm sinh: Phình đại tràng bẩm sinh là phần đại tràng đó bị phình to ra. Co bóp rất yếu hoặc không có khả năng co bóp. Vì thế khiến bé bị táo bón. Nếu bé nhà bạn thường xuyên bị táo bón với tần suất cao. Mẹ phải đưa bé đi khám xem bé có bị phình đại tràng bẩm sinh không nhé. Tình trạng này chỉ khỏi khi bé được phẫu thuật.
Trẻ bị táo bón do mắc một số bệnh
- Bé bị bệnh ở cơ thành bụng: Cơ thành của vùng bụng sẽ có tác dụng hỗ trợ điều hòa nhu động ruột. Có nhiều bé phần cơ này bị yếu. Vì thế nhu động ruột yếu làm cho việc đẩy chất thải ra ngoài bị hạn chế. Bé sẽ có khả năng bị táo bón.
- Bé sử dụng thuốc cho một số bệnh khác như: thuốc thần kinh, thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh,… Những loại thuốc này có khả năng gây táo bón ở trẻ.
- Bé bị loạn khuẩn đường ruột: Vì một lý do nào đó mà vi khuẩn đường tiêu hóa của bé bị mất cân bằng. Lợi khuẩn đường ruột giúp bé tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Khi vi khuẩn bị rối loạn sẽ làm cho khả năng tiêu hóa thức ăn của bé bị suy giảm. Gây táo bón cho trẻ.
Trẻ bị táo bón do thói quen
- Bé nhịn đi vệ sinh cũng là một thói quen xấu, khiến bé bị táo bón. Nhiều nguyên nhân khiến bé nhịn đi vệ sinh như bé không thích đi vệ sinh trên trường, đang trong tiết học bé không xin ra ngoài đi vệ sinh,… Những hành động nhịn đi vệ sinh tưởng vô hại này lại là nguyên nhân khiến bé bị táo bón.
Trẻ bị táo bón do thói quen
- Bé lười vận động: Bé lười vận động khiến cho nhu động ruột hoạt động cũng kém đi, làm bé bị táo bón. Nhất là những bé ở miền bắc mùa đông lạnh. Khiến bé lười vận động hơn nguy cơ táo bón ngày càng tăng cao.
Trên đây là những nguyên nhân có thể khiến trẻ bị táo bón. Vậy những dấu hiệu mẹ nhận biết bé bị táo bón như thế nào?
Dấu hiệu trẻ bị táo bón là như thế nào
Mẹ có thể nhận biết trẻ bị táo bón qua những dấu hiệu sau đây:
- Với em bé <6 tháng tuổi: Bé bị nghi ngờ táo bón khi bé đi vệ sinh ít <2 lần/ ngày.
- Bé từ 6-12 tháng tuổi: Bị táo bón khi bé đi vệ sinh rất ít <3 lần/1 tuần.
- Bé >1 tuổi bị nghi ngờ táo bón khi bé đi vệ sinh rất ít. Bé đi <2 lần/1 tuần.
- Bé đi ngoài phân cứng, bé cảm thấy đau khi đi đại tiện.
Dấu hiệu trẻ bị táo bón để giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón
- Bé thường ngồi rất lâu trong nhà vệ sinh.
- Bé ăn ít rau hoặc không ăn.
- Bé không chịu uống nước.
- Bụng bé cứng và có khi đau.
- Bé bị chán ăn do thức ăn không tiêu hóa được còn đọng trong người.
Cách trị táo bón cho trẻ mẹ có thể áp dụng ngay
Nhiều mẹ gặp khó khăn trong việc điều trị táo bón cho con. Vì mẹ nghĩ bé bị táo bón là do bé lười ăn rau. Vì thế mà trẻ bị thiếu chất xơ dẫn tới táo bón. Tuy nhiên con bị táo bón không phải chỉ do bé lười ăn rau mà còn do rất nhiều nguyên nhân khác kể trên. Vì thế mẹ hãy tìm hiểu rõ nguyên nhân. Từ đó đưa ra phương án xử lý thích hợp đối với từng trường hợp nhé.
- Bé bị táo bón mẹ hãy cho bé uống nhiều nước: Như đã nói ở trên việc uống ít nước cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón. Vì thế để giảm thiểu tình trạng trẻ bị táo bón mẹ nên cho bé uống nhiều nước mỗi ngày. Việc khuyến khích con uống nhiều nước không những có lợi cho hệ tiêu hóa. Mà còn giúp da bé sáng khỏe, căng mịn hơn. Nước cũng giống chất xơ. Tuy không có giá trị về dinh dưỡng nhưng lại vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Uống nhiều nước giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón dễ dàng hơn.
- Bổ sung cho bé nhiều rau xanh, hoa quả, củ chứa nhiều chất xơ: Mẹ đã biết vai trò của chất xơ đối với táo bón. Chất xơ giúp cho khối phân dễ dàng di chuyển trong hệ tiêu hóa và được đẩy ra ngoài. Vì thế, việc sử dụng chất xơ cho bé là vô cùng cần thiết. Nếu em bé không chịu ăn rau thì mẹ có thể biến tấu món ăn thành những loại khác nhau. Kích thích bé ăn hơn. Hoặc bổ sung chất xơ từ những thực phẩm mà bé thích ăn không nhất thiết là từ rau mẹ nhé.
Giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón bằng cách bổ sung chất xơ
- Khuyến khích bé không nhịn đi đại tiện và đi đại tiện đúng giờ: Việc không nhịn đi đại tiện sẽ khiến cho khối chất thải không bị ứ đọng trong cơ thể. Khuyến khích bé đi đại tiện đúng giờ sẽ tạo thói quen cho bé. Từ đó giảm thiểu tình trạng táo bón ở trẻ.
- Massage bụng cho bé mỗi ngày: Việc bé bị táo bón là do nhu động ruột của trẻ bị yếu. Từ đó tiêu hóa cũng không hiệu quả. Mẹ hãy massage bụng cho bé để bé đi vệ sinh được dễ dàng hơn, tăng cường nhu động ruột để phân được đẩy ra ngoài khi bé bị táo bón.
- Bổ sung chất xơ giúp trị táo bón cho trẻ: Chất xơ có khả năng kích thích hệ tiêu hóa đi ngoài dễ dàng hơn. Ngoài ra, chất xơ còn là thức ăn cho lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa. Vì thế bổ sung chất xơ là vô cùng cần thiết đối với bé mẹ nhé. Mẹ có thể bổ sung chất xơ cho bé từ thực phẩm hoặc cso thể sử dụng những sản phẩm bổ sung chất xơ cho bé. Những sản phẩm này bổ sung chất xơ hòa tan. Vừa an toàn mà lại vừa hiệu quả.
- Chế độ ăn nhiều chất xơ giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón dễ dàng hơn
Cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón là như thế nào
Mẹ có thể áp dụng một trong những mẹo đơn giản sau đây. Có thể sử dụng những nguyên liệu sẵn có tại nhà
Cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón như thế nào
- Sử dụng lòng trắng trứng gà: Vừa lành tính mà lại có độ nhớt nhất định. Sẽ giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn mà không bị đau rát. Lòng trắng trứng giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón hiệu quả
- Mật ong: Mật ong là một trong những chất lành tính đối với trẻ. Tuy nhiên nếu sử dụng mật ong bôi hậu môn cho bé hỗ trợ đi ngoài tốt hơn. Nên sử dụng cho những bé trên 1 tuổi mẹ nhé. Đây là một cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón vô cùng an toàn.
- Sử dụng những loại rau có tính nhớt như: Rau mồng tơi, rau đay,… Đây là một cách giúp bé đi ngoài khi bị táo bón an toàn và hiệu quả.
Trên đây là nguyên nhân, dấu hiệu, giải pháp cũng như cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón. Mẹ tham khảo áp dụng cho bé nhà mình nhé
Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn
Tìm hiểu thêm thông tin y khoa
Thuốc tăng chiều cao tuổi dậy thì