Dấu hiệu bé sơ sinh bị táo bón. Khi trẻ sơ sinh bị táo bón nên làm gì?

Táo bón là tình trạng phổ biến và thường xuyên xảy ra ở trẻ nhỏ. Gây nên những khó chịu trong vấn đề ăn uống hay ngủ nghỉ và vui chơi của trẻ nhỏ. Do đó các mẹ cần nắm được sớm các dấu bé sơ sinh bị táo bón. Cũng như khi trẻ sơ sinh bị táo bón nên làm gì để có thể khắc phục tình trạng này cho trẻ. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để nghe chuyên gia tư vấn về vấn đề bé sơ sinh bị táo bón mẹ nhé.

Contents

Nguyên nhân bé sơ sinh bị táo bón

Táo bón ở trẻ sơ sinh là tình trạng trẻ bị chậm đi tiêu. Đối với những trẻ sử dụng bằng sữa mẹ. Trẻ sẽ thường đi đại tiện nhiều hơn. Trung bình diễn ra 2-3 lần/ngày. Với trẻ dùng sẽ công thức thì số lần đi đại tiện sẽ khoảng 1 lần/ ngày. 

Nếu trẻ sơ sinh gặp tình trạng 3 ngày mới đi đại tiện một lần kèm với tình chất phân cứng, trẻ phải rặn mới đi được. Là khó khăn của việc táo bón ở trẻ.

Dấu hiệu bé sơ sinh bị táo bón. Khi trẻ sơ sinh bị táo bón nên làm gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh như:

-Trẻ bú mẹ không được đủ dẫn đến mất nước

Trong thời kỳ bé dưới 6 tháng tuổi sữa mẹ là nguồn cung cấp dưỡng chất tốt nhất cho cơ thể bé. Sữa mẹ vừa cung cấp thức ăn, chất dinh dưỡng. Vừa là nguồn cung cấp nước cho cơ thể trẻ.

Trẻ nếu bú mẹ chưa đủ khiến cho cơ thể bị mất nước và gây nên tình trạng táo bón.

-Trẻ uống sữa ngoài nên bé sơ sinh bị táo bón

Sữa mẹ là tốt nhất với trẻ. Do một số nguyên nhân nào đó mà bé phải dùng thêm sữa ngoài để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé. Với những bé bú sữa mẹ hoàn toàn rất hiếm khi có tình trạng táo bón. Nhưng trẻ dùng thêm sữa ngoài thì hay gặp thường xuyên. Bởi sữa ngoài thường có nhiều chất đạm và các chất béo khiến cho trẻ khó tiêu hóa được hết.

Bé sơ sinh bị táo bón do uống sữa ngoài
Bé uống sữa ngoài bị táo bón

Bé uống sữa ngoài bị táo bón

-Do chế độ ăn uống của các bà mẹ

Nguồn dinh dưỡng cho bé sơ sinh là từ mẹ cung cấp hoàn toàn. Do đó chế độ ăn của mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến dinh dưỡng của bé. Hay vấn đề bé sơ sinh bị táo bón hay không. Nếu mẹ ăn nhiều đồ cay nóng hay thiếu chất xơ thì bé có khả năng bị táo bón cao hơn.

-Bé sơ sinh bị táo bón do vấn đề về bệnh lý:

Đây có thể xuất phát từ những tổn thương trong cơ thể bé gây nên tình trạng táo bón. Như dị tật bẩm sinh do phình đại tràng, bệnh suy tuyến giáp,…

Dấu hiệu bé sơ sinh bị táo bón

Táo bón ở trẻ sơ sinh không phải là một vấn đề hiếm gặp. Nhưng để có thể nhận biết và phát hiện sớm các tình trạng bé sơ sinh bị táo bón. Thì mẹ cần phải nắm vững 5 dấu hiệu sau đây

Phân bé cứng và vón cục

Nhìn vào phân mẹ có thể biết được tình trạng bé có bị táo hay không. Thông thường, phân của trẻ táo bón sẽ cứng và bị vón cục. Trông giống như phân dê. Một số bé bị táo bón nhưng lại ở dạng sệt quánh và dính keo.

Số lần đi ngoài giảm

Với bé sơ sinh thì thường, ngày đi 3-4  lần/ ngày với bé dưới 6 tháng tuổi. Và 1-2 lần/ ngày với bé 6-12 tháng tuổi. Tuy nhiên số lần đi ngoài của bé giảm xuống rõ rệt, có thể quan sát thấy. Kèm với đó là mỗi lần đi ngoài bé có biểu hiện rặn mặt đỏ tía tai. Thì có thể bé bị táo bón rất cao.

Ở bé sơ sinh có hiện tượng giãn ruột làm cho số lần đi ngoài giảm đi đáng kể. Mẹ cần phân biệt nhận biết tránh nhầm với táo bón ở trẻ.

Số lần đi ngoài của bé sơ sinh giảm khi bị táo bón
Số lần đi ngoài của bé sơ sinh giảm khi bị táo bón

Số lần đi ngoài của bé sơ sinh giảm khi bị táo bón

Căng thẳng mỗi lần đi ngoài

Mỗi lần đi ngoài do tính chất phân khô cứng, khó đi. Nên bé phải rặn hết sức mới có thể đi được. Mỗi lần như vậy khiến cho vùng hậu môn của trẻ có thể bị tổn thương. Và bé cảm thấy căng thẳng khi mỗi lần đi vệ sinh. 

Nếu tình trạng này để kéo dài mà không có biện pháp xử lý kịp thời. Có thể gây nên tình trạng nứt hậu môn, sa trực tràng ở trẻ.

Bé chướng bụng đầy hơi

Khi thức ăn được nạp vào cơ thể bé nhưng không được tiêu hóa và đào thải ra bên ngoài. Khiến cho cảm giác bụng bé sẽ bị đầy hơi và chướng bụng, khó chịu. Khi mẹ đặt tay lên bụng bé sẽ có cả giác căng tròn. Kèm theo tiếng xì hơi có mùi nặng. 

Bé quấy khóc hay biếng ăn

Đây là một biểu hiện thường gặp ở bé sơ sinh bị táo bón. Khi bị táo bón khiến bé luôn có cảm giác khó chịu, hay mệt mỏi. Hay ngủ không sâu giấc và thường quấy khóc vô cớ. Bé không chịu ăn dẫn đến biếng ăn. Nếu tình trạng này kéo dài mà không có cách khắc phục sớm. Thì bé sẽ còi cọc và suy dinh dưỡng, chậm tăng cân, chậm lớn,…

Bé táo bón bị chướng bụng đầy hơi
Bé táo bón bị chướng bụng đầy hơi

Bé táo bón bị chướng bụng đầy hơi

Khi trẻ sơ sinh bị táo bón nên làm gì?

Khi trẻ sơ sinh bị táo bón chắc chắn mẹ cần tìm cách khắc phục sớm cho bé để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.

Khi mẹ để tình trạng táo bón kéo dài, khiến cho phân không được đào thải ra bên ngoài. Sẽ khiến cho các chất độc có thể xâm nhập ngược trẻ lại, gây nên tình trạng có hại cho sức khỏe. Nếu không điều trị táo bón triệt để. Có thể dẫn đến tình trạng nghẽn đường ruột và phình đại tràng ở trẻ. Có thể tiến triển thành bệnh trĩ. 

Vì vậy việc quan trọng và cần phải hiện sớm các dấu hiệu bé sơ sinh bị táo bón và tìm cách khắc phục nó sớm.

Bé sơ sinh bị táo bón phải làm sao. Hãy đọc các chia sẻ về cách khắc phục táo bón cho trẻ là:

-Bổ sung đủ nước cho bé sơ sinh bị táo bón

Với bé sơ sinh nước chủ yếu được cung cấp từ sữa mẹ. Vì vậy với bé bị táo bón có thể tăng lượng bú trẻ lên. Nước sẽ giúp làm mềm phân và khiến cho phân di chuyển dễ dàng hơn.

-Cải thiện chế độ ăn cho mẹ

Chế độ ăn của mẹ ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng cho con. Vì vậy để trẻ dễ tiêu hóa, mẹ nên bổ sung chất xơ có trong khẩu phần ăn của mình. Và hạn chế ăn các đồ nóng trong như cay nóng, đồ uống có cồn.

-Massage bụng cho bé

Đây là cách giúp cải thiện nhanh  tình trạng táo bón cho trẻ. Khi massage sẽ khiến cho các thức ăn trong bụng sẽ được co bóp và tiêu hóa. Cũng giúp chúng dễ dàng di chuyển đến dưới hậu môn để ra bên ngoài. Mẹ hãy thực hiện động tác này mỗi lần 3 phút để đủ kích thích đi ngoài cho trẻ.

Massage bụng cho bé dễ đi ngoài
Massage bụng cho bé dễ đi ngoài

Massage bụng cho bé dễ đi ngoài khi bị táo bón

-Ngâm hậu môn trẻ bằng nước ấm

Khi dùng nước ấm để ngâm hậu môn cho trẻ sẽ giúp giãn nở các cơ . Trong đó có cơ ở hậu môn. Nó sẽ được giãn ra và cho trẻ dễ đi ngoài hơn.

Ngâm hậu môn của bé trong nước ấm
Ngâm hậu môn của bé trong nước ấm

Ngâm hậu môn của bé trong nước ấm

Mẹ hãy ngâm bé trong nước ấm vừa phải khoảng 1-2 lần/ ngày, mỗi lần khoảng 5 phút để cải thiện táo bón cho bé sơ sinh.

Trong các triệu chứng táo bón ở trẻ sơ sinh. Nếu tình trạng này kéo dài hai tuần hoặc táo bón còn kèm theo các biểu hiện khác như sốt, nôn ói, đi cầu ra máu, sụt cân, nứt hậu môn,…Thì mẹ nên đưa bé đi khám ngay để điều trị kịp thời.

Ngoài ra, để hạn chế tình trạng bé sơ sinh bị táo bón do dùng các loại thuốc như kháng sinh. Cha mẹ nên nâng cao sức đề kháng cho trẻ bằng các bổ sung các thực phẩm chức lysin, vitamin và các khoáng chất cần thiết cho trẻ. Kể các lợi khuẩn để nâng cao sức khỏe cho đường tiêu hóa.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề trên hay cần được tư vấn thêm hãy liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ chuyên gia giải đáp thắc mắc.

->>Xem thêm: Các giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón

->>Xem thêm: Bé đi ngoài nhiều lần trong ngày, cách chữa

->>Xem thêm: Trẻ ăn dặm đi ngoài như thế nào là bình thường?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.