Bụng khó chịu buồn nôn khó chịu là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Tình trạng này kéo dài, không được điều trị đúng cách sẽ gây ra những tác động đến quá trình phát triển của trẻ. Vậy triệu chứng bụng khó chịu buồn nôn mệt mỏi ở trẻ em có đáng lo? Mẹ phải làm gì để giải quyết tình trạng này?
Contents
Tình trạng bụng khó chịu buồn nôn mệt mỏi ở trẻ em
Bé bị đau bụng, mệt mỏi, buồn nôn thường có các biểu hiện sau:
- Đầy bụng, ăn không tiêu, ợ hơi, ợ nóng
- Bụng phình lên, cứng, căng tức
- Đau bụng vùng thượng vị, âm ỉ hoặc đau quặn từng cơn
- Miệng đắng, mất cảm giảm ngon miệng
- Buồn nôn và nôn, đôi khi còn có hiện tượng khó thở
- Bé mệt mỏi, đờ đẫn, mặt xanh xao, hốc hác
- Đi ngoài bất thường, phân lỏng hoặc rắn, có thể dính nhầy hoặc máu
- Bé có biểu hiện biếng ăn
Tình trạng bụng khó chịu buồn nôn mệt mỏi ở trẻ em
Bụng khó chịu buồn nôn mệt mỏi ở trẻ em nguyên nhân do đâu?
Bụng khó chịu buồn nôn ở trẻ em do chế độ ăn uống, sinh hoạt kém khoa học
Một trong những nguyên nhân chính khiến bé mệt mỏi, bụng dạ khó chịu xuất phát từ chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh:
- Bé ăn quá nhiều các loại thực phẩm giàu tinh bột như ngô, khoai, bánh mì,ngũ cốc, cơm,… khiến bụng bị đầy, căng tức khó chịu.
Bụng khó chịu buồn nôn mệt mỏi ở trẻ em có đáng lo Giải pháp từ bác sĩ
- Tiêu thụ quá nhiều đường như ăn nhiều trái cây (nho, dưa hấu, lê, táo,…) hoặc bánh kẹo dễ gây đau bụng
- Thường xuyên ăn các loại thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ gây tình trạng khó tiêu, đầy bụng
- Một số loại thực phẩm gây khó tiêu như măng tây, súp lơ, ngũ cốc nguyên hạt, cần tây,…
- Bé uống các loại nước ngọt có ga sinh ra khí thừa trong dạ dày. Dẫn đến tình trạng ợ chua, ợ nóng
- Bé không tập trung khi ăn uống. Vừa ăn vừa chơi đồ chơi, xem ti vi, nghịch điện thoại ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa
- Bé ăn quá nhanh, không nhai hoặc nhai không kỹ gây áp lực cho hệ tiêu hóa
- Nằm hoặc chạy nhảy ngay sau khi ăn khiến bé dễ bị đau bụng, đầy bụng
Bụng khó chịu buồn nôn ở trẻ em do chế độ ăn uống, sinh hoạt kém khoa học
Bụng khó chịu buồn nôn mệt mỏi ở trẻ em do rối loạn tiêu hóa
Trẻ em hệ tiêu hóa phát triển chưa hoàn thiện, chức năng tiêu hóa kém ổn định nên rất dễ mắc phải các tình trạng rối loạn.
Hệ miễn dịch của trẻ còn yếu kém. Đó cũng chính là nguyên nhân trẻ dễ bị tác động bởi các vi sinh vật gây hại và bị rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ em bao gồm tiêu chảy, táo bón, nôn trớ, đau bụng âm ỉ… Tình trạng này kéo dài hoặc diễn ra thường xuyên khiến bé mệt mỏi, suy kiệt cơ thể. Lâu ngày sẽ gây râ tình trạng biếng ăn, chán ăn, suy dinh dưỡng, thấp còi
Bụng khó chịu buồn nôn mệt mỏi ở trẻ em do rối loạn tiêu hóa
Bụng khó chịu mệt mỏi ở trẻ em do tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc gây ra những tác dụng không mong muốn trên đường ruột. Trong số đó phải kể đến kháng sinh
Thuốc kháng sinh cho trẻ em được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp nhiễm khuẩn. Nó có tác dụng tiêu diệt hoặc kìm chế vi khuẩn có hại gây bệnh cho đường ruột. Tuy nhiên, kháng sinh lại vô tình tiêu diệt cả các vi khuẩn có lợi và gây ảnh hưởng xấu đến đường ruột
Bé sử dụng kháng sinh trong thời gian dài dễ dẫn đến tình trạng bụng khó chịu, mệt mỏi, buồn nôn. Do đó khi cho trẻ sử dụng kháng sinh, cha mẹ cần lưu ý kết hợp thêm cả men vi sinh để phòng tránh loạn khuẩn đường ruột
Ngoài ra, một số loại thuốc khác cũng gây tác dụng bất lợi trên đường tiêu hóa như thuốc giảm đau chống viêm, thuốc chống loãng xương,…
Bụng khó chịu mệt mỏi ở trẻ em do tác dụng phụ của thuốc
Cách giải quyết tình trạng bụng khó chịu buồn nôn mệt mỏi ở trẻ em
Sử dụng thuốc giảm triệu chứng bụng khó chịu buồn nôn
Khi bé đang gặp phải tình trạng khó chịu ở bụng, buồn nôn, mẹ có thể tham khảo ý kiến từ bác sĩ và sử dụng thuốc để giảm nhanh triệu chứng cho bé. Các nhóm thuốc được chỉ định trong trường hợp này bao gồm:
- Nhóm thuốc hấp phụ khí: Thức ăn bị ứ đọng tại đường ruột trong thời gian dài dễ sinh ra khí thừa. Dẫn đến tình trạng đầy bụng khó tiêu, ợ hơi. Nhóm thuốc hấp phụ khí có tác dụng loại bỏ khí thừa trong dạ dày. Cải thiện đáng kể tình trạng ăn không tiêu, chướng bụng. Giúp bé cảm thấy dễ chịu, bụng dạ nhẹ nhõm
- Nhóm thuốc nhuận tràng điều trị táo bón: nhóm thuốc này có tác dụng làm mềm phân và tăng thể tích khối phân. Từ đó phân có thể dễ dàng di chuyển trong đường tiêu hóa và đào thải ra ngoài môi trường. Một số thuốc có tác dụng kích thích nhu động tiêu hóa. Từ đó thúc đẩy hoạt động chuyển hóa thức ăn và tống phân ra ngoài nhanh chóng. Từ đó giải quyết tình trạng bụng khó chịu, buồn nôn ở trẻ
- Nhóm thuốc cầm tiêu chảy: sử dụng khi bé có biểu hiện, đi ngoài mất nước, người mệt mỏi, có dấu hiệu mất nước. Trước hết sử dụng thuốc bù nước và điện giải cho bé. Tiếp đó sử dụng các thuốc có tác dụng cầm tiêu chảy. Nhằm giảm số lần đi ngoài cho bé, ổn định chức năng đường ruột. Với trẻ em, thuốc được sử dụng phổ biến là Smecta
Các nhóm thuốc trên khi sử dụng cần có chỉ định từ bác sĩ. Tuân thủ chặt chẽ về liều dùng cũng như thời gian sử dụng thuốc. Không tự ý mua về và sử dụng cho trẻ, tránh gây ra những tác dụng không mong muốn
Sử dụng thuốc giảm triệu chứng bụng khó chịu buồn nôn
Men tiêu hóa giải quyết tình trạng bụng khó chịu, buồn nôn, mệt mỏi
Men tiêu hóa là chế phẩm có chứa các enzym tiêu hóa. Các enzym này sau khi vào cơ thể sẽ tăng cường hoạt động tiêu hóa và phân cắt thức ăn. Từ đó cơ thể hấp thu dinh dưỡng hiệu quả hơn
Ngoài ra men tiêu hóa còn sử dụng trong các trường hợp trẻ bị rối loạn đường ruột. Cho trẻ uống men tiêu hóa giúp giảm nhanh các triệu chứng tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khó tiêu, đau bụng khó chịu, buồn nôn…
Chỉ nên sử dụng men tiêu hóa trong thời gian ngắn. theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu lạm dụng sẽ ức chế các cơ quan tiêu hóa bài tiết enzym. Dẫn tới tình trạng lệ thuộc vào thuốc
Men tiêu hóa giải quyết tình trạng bụng khó chịu, buồn nôn, mệt mỏi
Bổ sung men vi sinh phòng ngừa buồn nôn, bụng khó chịu, mệt mỏi
Men vi sinh, hay còn được gọi là probiotic, là sản phẩm có chứa các vi khuẩn có lợi sống tại đường ruột. Men vi sinh giúp duy trì cân bằng hệ vi sinh đường ruột, bảo vệ sức khỏe đường ruột
Khi vào cơ thể, các lợi khuẩn trong men vi sinh được giải phóng, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Giúp ngăn ngừa và điều trị các vấn đề rối loạn tiêu hóa.
Ngoài ra, men vi sinh còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Từ đó giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại. Bảo vệ cơ thể luôn luôn khỏe mạnh, giảm ốm vặt
Cha mẹ nên bổ sung men vi sinh cho bé theo từng đợt. Mỗi đợt kéo dài 1-2 tháng, nên nhắc lại 3-4 đợt/năm
Bổ sung men vi sinh phòng ngừa buồn nôn, bụng khó chịu, mệt mỏi
Một số lời khuyên cho cha mẹ để hạn chế trẻ bị bụng khó chịu buồn nôn mệt mỏi
Thay đổi chế độ sinh hoạt để ngăn ngừa tình trạng bụng khó chịu buồn nôn mệt mỏi
Chế độ ăn uống, sinh hoạt có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe của con người. Do đó, để cơ thể luôn trong trạng thái khỏe mạnh, cần duy trì một chế độ dinh dưỡng khoa học và sinh hoạt điều độ
- Chế độ ăn đảm bảo đủ 4 nhóm chất chính để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây vào khẩu phần ăn của trẻ. Bên cạnh đó, cần hạn chế cho bé ăn quá nhiều thực phẩm giàu đạm, béo, đồ ăn sẵn vì nó không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ
- Rèn luyện thói quen tập trung khi ăn uống. Không đi rong, không chơi đùa, không nghịch điện thoại khi ăn
- Không nên cho trẻ ăn quá no trong một bữa. Thay vào đó, mẹ nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày. Vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mà lại giúp bé hấp thu hiệu quả
- Khuyến khích bé vận động nhẹ nhàng sau mỗi bữa ăn để hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn
- Cho bé đi đại tiện vào một khung giờ cố định. Thiết lập phản xạ đại tiện tự nhiên
- Cha mẹ nên khuyến khích bé tăng cường vận động, tham gia các hoạt động ngoài trời. Không chỉ giúp tăng cường thể chất mà còn kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa
Thay đổi chế độ sinh hoạt để ngăn ngừa tình trạng bụng khó chịu buồn nôn mệt mỏi
Tạo cho bé một môi trường sống tốt để hạn chế bụng khó chịu buồn nôn mệt mỏi
Cảm xúc cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tiêu hóa. Căng thẳng kéo dài sẽ ức chế hoạt động tiêu hóa và gây ra các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, táo bón, loét dạ dày,…
Cha mẹ nên tạo cho con không khí vui vẻ, thoải mái. Quan tâm, chăm sóc con cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi để con phát triển khỏe mạnh, toàn diện
Tạo cho bé một môi trường sống tốt để hạn chế bụng khó chịu buồn nôn mệt mỏi
Xem thêm
Trẻ hay bị đau bụng đi ngoài là bệnh gì?
Bé không chịu ăn, biếng ăn mẹ phải làm sao?
Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn
Tìm hiểu thêm thông tin y khoa
rất hữu ích