Trẻ đau bụng nôn phải xử trí như thế nào? – Hướng dẫn từ bác sĩ

Đau bụng và buồn nôn là tình trạng khá hay gặp ở trẻ nhỏ, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn,… Vậy tình trạng này có nguy hiểm không? Trẻ đau bụng nôn phải xử trí như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để được giải đáp

Contents

Nguyên nhân khiến trẻ đau bụng nôn

1. Trẻ bị đau bụng nôn do nhiễm khuẩn tiêu hóa

Hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, chưa phát triển hoàn thiện, thành ruột mỏng tạo điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn, virus và kí sinh trùng dễ dàng xâm nhập và gây bệnh. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch yếu cũng làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng đường ruột ở trẻ. Tình trạng này khiến trẻ bị đau bụng, nôn trớ kèm theo các triệu chứng tiêu chảy, đầy bụng, chướng hơi,….

Trẻ bị đau bụng nôn do nhiễm khuẩn tiêu hóa

Trẻ bị đau bụng nôn do nhiễm khuẩn tiêu hóa

2. Trẻ đau bụng do ngộ độc thực phẩm

Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh cũng là yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng đau bụng và nôn trớ ở trẻ. Vi sinh vật gây bệnh có thể thông qua thức ăn và nguồn nước để xâm nhập vào hệ tiêu hóa của trẻ. 

Trẻ đau bụng nôn phải xử trí như thế nào? – Hướng dẫn từ bác sĩ

Những vi khuẩn điển hình gây bệnh cho đường ruột bao gồm: E.coli, Shigella, Salmonella,… Các triệu chứng thường xuất hiện nhanh, cấp tính và thường nặng hơn ở trẻ dưới 5 tuổi. Bố mẹ cần cẩn trọng theo dõi các triệu chứng của trẻ và đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế khi có các dấu hiệu sốt cao, đau quặn bụng, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, thở gấp…

3. Trẻ đau bụng và nôn trớ do mắc hội chứng kém dung nạp lactose

Ở những trẻ mắc phải hội chứng kém dung nạp lactose, cơ thể không có khả năng tiết đủ enzym lactase để phân hủy và chuyển hóa đường lactose có trong sữa. Vì vậy, khi tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa có chứa đường lactose, trẻ thường xuất hiện các triệu chứng nôn trớ, đau bụng âm ỉ, tiêu chảy,….

Trẻ đau bụng và nôn trớ do mắc hội chứng kém dung nạp lactose

Trẻ đau bụng và nôn trớ do mắc hội chứng kém dung nạp lactose

4. Trẻ đau bụng thường xuyên do bị nhiễm giun sán

Trẻ còn nhỏ, chưa nhận thức đầy đủ về vấn đề giữ vệ sinh sạch sẽ. Do đó đây cũng là nhóm đối tượng có nguy cơ bị nhiễm giun sán cao. Khi bị nhiễm giun đường ruột, trẻ thường có các biểu hiện:

  • Đau bụng, đặc biệt là khu vực xung quanh rốn. Bụng có dấu hiệu to bất thường
  • Trẻ có thể vẫn ăn uống tốt nhưng cân nặng không tăng, thậm chí là sụt cân
  • Trẻ buồn nôn, có thể nôn ra giun hoặc đi ngoài ra giun
  • Cơ thể gầy yếu, mệt mỏi
  • Ngủ không sâu giấc, quấy đêm, đôi khi còn đái dầm
  • Hậu môn bị ngứa, đau rát
  • Trẻ hay bị rối loạn tiêu hóa, táo lỏng thất thường, phân có thể dính nhầy hoặc máu
  • Trẻ ăn uống kém, lười ăn, ăn không ngon miệng

5. Trẻ đau bụng nôn do tắc ruột non

Một phần hoặc toàn bộ ruột non bị tắc nghẽn khiến cho thức ăn không thể đi vào đường ruột để được chuyển hóa. Trẻ bị tắc ruột non thường có các triệu chứng: đau quặn bụng vùng quanh rốn, buồn nôn và nôn, đầy bụng, ăn không tiêu, táo bón kéo dài, chướng bụng. Ngoài ra còn kèm theo một số biểu hiện nguy hiểm, cấp tính khác như sốt cao, thở nhanh, nhịp tim tăng, mất nước,…

Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể xuất phát từ các bệnh lý như nhiễm khuẩn tiêu hóa, viêm ruột, áp xe ổ bụng, xoắn ruột, nhiễm giun sán,…

Trẻ đau bụng nôn do tắc ruột non

Trẻ đau bụng nôn do tắc ruột non

6. Trẻ bị đau bụng nôn do bệnh lý dạ dày

Nguyên nhân căn bản và phổ biến nhất gây ra bệnh lý viêm dạ dày ở trẻ nhỏ là vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori). Đây là một trong số ít những loại vi khuẩn có thể tồn tại được trong môi trường acid dạ dày và gây ra các vấn đề cho cơ thể, điển hình là bệnh viêm loét dạ dày

Ở trẻ bị viêm loét dạ dày thường xuất hiện các cơn đau bụng thất thường xung quanh rốn hoặc trên rốn, lặp đi lặp lại nhiều lần. Trẻ còn có biểu hiện nôn trớ nhiều, đặc biệt hay gặp ở trẻ dưới 2 tuổi,  thậm chí còn nôn ra máu nếu bệnh tiến triển và gây ra biến chứng xuất huyết tiêu hóa.

Trẻ đau bụng nôn có những biểu hiện gì?

  • Trẻ buồn nôn và nôn trớ. Đây là dấu hiệu khá điển hình khi trẻ mắc phải bất kì một vấn đề nào đó trên đường tiêu hóa. Tình trạng này phổ biến hơn hẳn ở trẻ nhỏ. Do các cơ quan tiêu hóa còn đang trong giai đoạn phát triển, chưa hoàn thiện
  • Đau bụng: tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà trẻ có thể đau bụng quằn quại hay âm ỉ. Kèm theo các biểu hiện quấy khóc, người xanh xao, cơ thể mệt mỏi, đổ nhiều mồ hôi
  • Đầy bụng, chướng hơi: đường ruột bị tổn thương khiến chức năng tiêu hóa suy giảm. Thức ăn không được tiêu hóa kịp gây khó tiêu, chướng bụng, ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, xì hơi liên tục…
  • Tiêu chảy: rối loạn tiêu hóa có thể khiến trẻ đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, nhiều nước, có thể lẫn nhầy hoặc máu. Cơ thể mất nước, da khô, mắt trũng, khát nước
  • Táo bón: ăn các loại thức ăn khó tiêu, nhiều đạm dầu mỡ, chế độ ăn thiếu chất xơ gây quá tải cho đường ruột. Điều này cản trở chức năng tiêu hóa. Phân khô cứng, đi ngoài đau rát khiến cho bé né tránh việc đi tiêu. Tình trạng bệnh càng trở nên trầm trọng. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như trĩ, tắc ruột, rối loạn chức năng vị tràng, ung thư đại tràng,…
  • Đi ngoài phân sống: là tình trạng bé đi ngoài ra phân chứa cả thức ăn chưa được tiêu hóa. Nguyên nhân có thể do sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột làm suy giảm chức năng tiêu hóa thức ăn của đường ruột

Trẻ đau bụng nôn có những biểu hiện gì?

Trẻ đau bụng nôn có những biểu hiện gì?

Trẻ đau bụng nôn phải xử trí như thế nào?

1. Sử dụng thuốc giảm nhẹ triệu chứng trẻ đau bụng nôn

Khi trẻ đau bụng nôn với triệu chứng cấp tính như đau bụng quằn quại, nôn ói liên tục, mặt tái xanh, mệt mỏi, mất nước nghiêm trọng,… mà không có dấu hiệu thuyên giảm, các bậc phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất, tránh nguy hiểm đến tính mạng

Một số nhóm thuốc được bác sĩ chỉ định để giảm nhẹ triệu chứng cho bé gồm:

  • Kháng sinh đường ruột: chỉ sử dụng khi bé bị đau bụng, nôn do nhiễm khuẩn. Liều lượng và thời gian sử dụng tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý sử dụng hay lạm dụng kháng sinh
  • Thuốc cầm tiêu chảy: sử dụng khi bé đi ngoài liên tục, mất nước nhiều
  • Thuốc chống nôn
  • Thuốc trị táo bón

Ba mẹ không được tự ý cho bé sử dụng thuốc khi chưa biết rõ nguyên nhân khiến trẻ bị đau bụng nôn

Sử dụng thuốc giảm nhẹ triệu chứng trẻ đau bụng nôn

Sử dụng thuốc giảm nhẹ triệu chứng trẻ đau bụng nôn

2. Chế độ dinh dưỡng khoa học để phòng ngừa trẻ bị đau bụng thường xuyên

  • Thực phẩm cho bé phải đảm bảo an toàn, hợp vệ sinh. Thực hiện nguyên tắc “ăn chín, uống sôi”. Ngăn chặn sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh
  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm tốt cho đường ruột của bé.  Có chứa chất xơ, enzym và lợi khuẩn đường ruột
  • Cho bé ăn nhiều bữa trong ngày. Mỗi bữa chỉ ăn vừa đủ, tránh ăn quá no dễ khiến hệ tiêu hóa phải hoạt động quá tải
  • Hạn chế các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, chiên nướng nhiều lần. Vì đó là những loại thức ăn khó tiêu, dễ gây tình trạng đầy hơi, chướng bụng

Chế độ dinh dưỡng khoa học để phòng ngừa trẻ bị đau bụng thường xuyên

Chế độ dinh dưỡng khoa học để phòng ngừa trẻ bị đau bụng thường xuyên

3. Bổ sung men vi sinh để ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ đau bụng và nôn

Men vi sinh là sản phẩm bổ sung các vi sinh vật có lợi cho hệ tiêu hóa. Men vi sinh đem lại các tác dụng:

  • Duy trì sự cân bằng vi sinh đường ruột, tăng cường chức năng tiêu hóa và hấp thu
  • Phòng ngừa và giải quyết hiệu quả các rối loạn tiêu hóa: đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, đầy bụng, táo bón, sống phân,…
  • Tăng cường sức đề kháng cho trẻ, bảo vệ trẻ trước tác động của các vi khuẩn gây hại. Ngăn ngừa nhiễm khuẩn, giảm ốm vặt

Bổ sung men vi sinh để ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ đau bụng và nôn

Bổ sung men vi sinh để ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ đau bụng và nôn

Bên cạnh các giải pháp nêu trên, ba mẹ cần rèn luyện cho bé thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân. Tăng cường vận động, đảm bảo cho bé những giấc ngủ tốt. Để phòng tránh tình trạng đau bụng, nôn, rối loạn tiêu hóa hiệu quả. Đồng thờ giúp bé phát triển khỏe mạnh và cân đối.

Xem thêm

Thuốc điều trị nhiễm khuẩn đường ruột cho trẻ em

Trẻ hay bị đau bụng đi ngoài là bệnh gì?

Cách chữa đau bụng cho trẻ em hiệu quả nhất từ chuyên gia

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

2 thoughts on “Trẻ đau bụng nôn phải xử trí như thế nào? – Hướng dẫn từ bác sĩ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.