Trẻ đau bụng từng cơn mẹ phải làm sao? – Hướng dẫn từ thầy thuốc

Đau bụng là tình trạng thường xuyên xuất hiện ở hầu hết trẻ nhỏ. Tuy nhiên đau bụng ở mỗi vị trí khác nhau lại là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe khác nhau mà trẻ đang gặp phải. Với trẻ đau bụng từng cơn, mẹ có thể chườm ấm để bé cảm thấy dễ chịu. Đưa trẻ đi khám khi triệu chứng không thuyên giảm. Kết hợp thay đổi chế độ ăn uống và bổ sung men vi sinh.

Contents

Trẻ đau bụng từng cơn và các dấu hiệu đi kèm

Trước hết, cha mẹ nên nắm vững một số thông tin cơ bản về cách phân loại các vị trí vùng bụng của trẻ. Vùng bụng được chia ra thành các phần gồm: 

  • Hạ sườn phải và hạ sườn trái
  • Vùng thượng vị và vùng hạ vị
  • Vùng bụng quanh rốn
  • Phía hông bên phải, hông bên trái
  • Vùng hố chậu phải và hố chậu trái

Ở mỗi vùng bụng khác nhau là vị trí tương ứng của các cơ quan khác nhau. Do đó nên phân biệt rõ ràng vị trí đau của trẻ sẽ giúp cha mẹ xác định chính xác hơn nguyên nhân khiến bé bị đau bụng xuất phát từ cơ quan, nội tạng nào. 

Trẻ đau bụng từng cơn và các dấu hiệu đi kèm
Trẻ đau bụng từng cơn và các dấu hiệu đi kèm

Trẻ đau bụng từng cơn và các dấu hiệu đi kèm

Trẻ đau bụng từng cơn và một số khu vực lân cận phía rốn cũng có nhiều kiểu: trẻ có thể đau âm ỉ hoặc đau mức độ nhẹ, đau râm ran. Nhưng có khi lại đau quặn thành từng cơn. Cường độ và tần suất của các cơn đau ở mỗi trẻ cũng có sự khác nhau rõ rệt. Dưới đây là một số biểu hiện có thể đi kèm khi trẻ bị đau bụng từng cơn:

  • Trẻ bị sốt nhẹ hoặc sốt cao. Có dấu hiệu mất nước, cơ thể mệt mỏi.
  • Xuất hiện tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón. Rối loạn đại tiện, đi ngoài ra phân đen có mùi hoặc có máu trong phân.
  • Trẻ đau bụng kèm theo đầy bụng, bụng căng cứng
  • Trẻ buồn nôn, nôn mửa ra các chất có màu xanh rêu hoặc đen, nâu.

Trẻ đau bụng từng cơn mẹ phải làm sao? – Hướng dẫn từ thầy thuốc

  • Trẻ quấy khóc, khóc thét khiến da mặt tái xanh, nắm chặt tay chân, cong lưng. Cơn đau nặng hơn khi di chuyển hoặc khi trẻ ho.
  • Một số trường hợp trẻ bị sưng vùng đùi, vùng bẹn.
  • Có dấu hiệu của thiếu máu như niêm mạc nhợt nhạt, da xanh xao.

Trẻ đau bụng từng cơn là dấu hiệu của bệnh gì?

Trẻ có thể đau bụng do các yếu tố sinh lý. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp bắt nguồn từ yếu tố bệnh lý. Nghiêm trọng hơn có thể đe dọa tính mạng trẻ nếu không được phát hiện kịp thời.

1. Trẻ đau bụng từng cơn do bị rối loạn tiêu hóa

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến cho bé bị đau vùng bụng quanh và phía dưới rốn. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột khiến bé đau quặn. Cũng có thể xuất hiện từ từ, âm ỉ từ phía bụng dưới. Sau đó lan lên quanh bụng. Một số dấu hiệu giúp mẹ dễ phát hiện bé bị rối loạn tiêu hóa chính là sự thay đổi bất thường về đi ngoài. Bé có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy. Số lần đi ngoài tăng giảm thất thường. Kèm theo đó là tình trạng thay đổi đặc điểm phân. Bé cảm thấy đau hậu môn, gặp khó khăn khi đi vệ sinh. 

Trẻ đau bụng từng cơn do bị rối loạn tiêu hóa
Trẻ đau bụng từng cơn do bị rối loạn tiêu hóa

Trẻ đau bụng từng cơn do bị rối loạn tiêu hóa

Vấn đề này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, ví dụ như:

  • Chế độ ăn của bé thiếu chất xơ, bé uống ít nước khiến bé bị táo bón kéo dài.
  • Thức ăn chưa được nấu chín hoặc thức ăn không đảm bảo vệ sinh khiến bé bị tiêu chảy
  • Bé bị dị ứng sữa hoặc một số loại hải sản khiến bé bị đau bụng.

Trẻ đau bụng từng cơn do nhiễm trùng đường tiêu hóa

Nhiều bé có thói quen đưa đồ chơi vào miệng hoặc ngậm tay. Việc này khiến cho bé rất dễ bị các vi khuẩn, virus hoặc các tác nhân gây bệnh khác như ký sinh trùng từ bề mặt các vật dụng có thể xâm nhập vào bên trong, gây ra tình trạng nhiễm trùng đường ruột với dấu hiệu thường thấy là đau bụng từng cơn kèm theo sốt nhẹ đến vừa.

Trẻ đau bụng từng cơn do nhiễm trùng đường tiêu hóa
Trẻ đau bụng từng cơn do nhiễm trùng đường tiêu hóa

Trẻ đau bụng từng cơn do nhiễm trùng đường tiêu hóa

Các loại giun, sán đường ruột cũng được coi là thủ phạm khiến cho bé bị đau bụng thường xuyên và kéo dài trong nhiều ngày liên tiếp. Cơn đau bụng có thể dữ dội hơn khi về chiều. Kèm theo đó là tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy trên da. Và phân khi đi ngoài của bé có dính giun quan sát được bằng mắt thường.  

Trẻ đau bụng từng cơn do bị viêm ruột thừa

Một trong những dấu hiệu điển hình của viêm ruột thừa là bé xuất hiện đau bụng quặn từng cơn quanh rốn. Đặc biệt là vùng dưới rốn, cơn đau thường xuất hiện quanh khu vực rốn lúc đầu. Sau đó lan rộng sang phía ổ bụng bên phải. Trẻ bị viêm ruột thừa thường kèm theo các dấu hiệu như sốt, nôn mửa, bụng trẻ có dấu hiệu căng chướng. Cơn đau nặng hơn khi bé cử động cơ thể hoặc khi có phản xạ ho. 

Trẻ đau bụng từng cơn do bị viêm ruột thừa
Trẻ đau bụng từng cơn do bị viêm ruột thừa

Trẻ đau bụng từng cơn do bị viêm ruột thừa

Tình trạng này có thể dễ dàng nhận biết hơn khi bé đã lớn và có thể nhận thức rõ ràng. Đồng thời các dấu hiệu của trẻ cũng khá tương đồng với người lớn. Ngược lại, chẩn đoán viêm ruột thừa ở trẻ dưới 2 tuổi thường gặp nhiều khó khăn. Mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ khi trẻ có dấu hiệu xanh tái, bụng cứng và trẻ khóc thét khi mẹ sờ vào bụng. 

Trẻ đau bụng từng cơn do bị lồng ruột

Lồng ruột là tình trạng xảy ra khi một đoạn ruột của bé bị di chuyển vào phía trong của một đoạn ruột khác. Có thể gặp phải nhiều nhất khi trẻ trong độ tuổi từ 3 tháng đến 2 năm tuổi. Bé khi đó có một số dấu hiệu đi kèm như quấy khóc, da tím tái hoặc bỏ bú, bỏ ăn, bé khóc thét từng cơn, kèm theo nôn ra dịch nhầy có màu xanh, vàng bất thường. Lồng ruột có thể gây ra sưng nề. Tắc nghẽn các đoạn mạch nuôi dưỡng hệ cơ quan và đe dọa tính mạng của bé nếu không được cấp cứu và khắc phục ngay lập tức. 

Trẻ đau bụng từng cơn do các bệnh lý khác

Một số nguyên nhân khác khiến trẻ bị đau quặn vùng bụng bao gồm:

  • Ngộ độc thực phẩm, ngộ độc sữa: thường kèm theo nôn mửa, quấy khóc. Bé cũng có thể bị tiêu chảy, đi ngoài sống phân.
  • Thoát vị vùng rốn: khi các mô quanh rốn bị phồng gây sưng tấy khiến bé bị đau bụng, khó chịu. Tình trạng này có thể xuất hiện và tự lành lại ở trẻ dưới 2 tuổi. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp, trẻ có nguy cơ tắc ruột nếu vấn đề này không được xử lý triệt để. 
Trẻ đau bụng từng cơn do các bệnh lý khác
Trẻ đau bụng từng cơn do các bệnh lý khác

Trẻ đau bụng từng cơn do các bệnh lý khác

  • Tình trạng thiếu máu cục bộ: khi lưu lượng máu bị tắc nghẽn, gián đoạn do nhiều nguyên nhân khác nhau khiếu máu không được lưu thông trôi chảy qua đường tiêu hóa. Bé dễ bị đau bụng từng cơn kèm theo một số triệu chứng như máu dính trong phân, tim đập nhanh và mạnh,…
  • Hội chứng kích thích đường ruột: nguyên nhân chưa xác định cụ thể. Bé dễ bị đau bụng kèm theo nôn mửa, đi ngoài. Cơn đau xuất hiện nhiều hơn sau khi bé ăn no. Có thể từ quanh rốn lan sang các vùng bụng xung quanh.  

Cha mẹ có thể làm gì để khắc phục tình trạng trẻ đau bụng từng cơn?

Một số giải pháp được gợi ý cho các bậc phụ huynh để hạn chế cũng như hỗ trợ bé khi bé bị đau bụng từng cơn quanh vùng rốn bao gồm:

Chườm ấm: mẹ có thể dùng khăn ấm chườm quanh bụng cho bé trong khoảng 10 – 15 phút để làm dịu cơn đau. Đồng thời kết hợp với dùng tay massage bụng để hỗ trợ làm giảm triệu chứng cho bé.

Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất hoặc tham khảo ý kiến các chuyên gia khi bé gặp một trong số các biểu hiện:

  • Bé bị đau quặn bụng kéo dài trong nhiều ngày nhưng không có dấu hiệu cải thiện.
  • Bé sốt cao kèm theo tím tái, xanh xao, xuất hiện vàng da và phân có dính máu nhiều.

Cha mẹ cũng nên chú ý về chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bé để hạn chế tối đa các nguy cơ gây đau bụng do thực phẩm trên trẻ:

  • Sử dụng thực phẩm đảm bảo vệ sinh. Tránh các thực phẩm ôi thiu, thức ăn dễ gây dị ứng cho bé.
  • Đảm bảo nguyên tắc ăn chín, uống sôi để hạn chế nhiễm khuẩn đường ruột gây đau bụng ở trẻ.
Cha mẹ có thể làm gì để khắc phục tình trạng trẻ đau bụng từng cơn?
Cha mẹ có thể làm gì để khắc phục tình trạng trẻ đau bụng từng cơn?

Cha mẹ có thể làm gì để khắc phục tình trạng trẻ đau bụng từng cơn?

Không tự ý cho bé dùng các thuốc đau bụng của người lớn khi chưa xác định rõ nguyên nhân và được các bác sĩ, chuyên gia cho phép.

Để hệ tiêu hóa của bé có thể đáp ứng hiệu quả đối với các tác nhân gây bệnh, mẹ có thể cân nhắc cho bé sử dụng các chế phẩm Probiotics – men vi sinh phù hợp trên thị trường. 

Men vi sinh Amano Enzym Golg với thành phần có sự kết hợp của cả enzym tiêu hóa và lợi khuẩn đường khuẩn đường ruột. Có tác dụng hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề tiêu hóa. Đồng thời tăng cường sức khỏe đường ruột. Kích thích trẻ ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt, hấp thu dinh dưỡng tối đa.

Xem thêm:

Trẻ hay bị đau bụng đi ngoài là dấu hiệu của bệnh gì? Lời khuyên từ bác sĩ tiêu hóa

Trẻ đau bụng nôn phải xử trí như thế nào?

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón và cách khắc phục

 

 

2 thoughts on “Trẻ đau bụng từng cơn mẹ phải làm sao? – Hướng dẫn từ thầy thuốc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.