Trẻ em bị nôn và tiêu chảy nên ăn gì, không nên ăn gì luôn là câu hỏi được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Những thực phẩm ăn và không nên ăn sẽ giúp cho sức khỏe đường tiêu hóa của bé nhanh hồi phục và cũng giúp cho cha mẹ dễ lên thực đơn hàng ngày cho con hơn. Cùng tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây nhé.
Contents
1. Những nguyên nhân khiến cho bé bị tiêu chảy
Trước khi tìm hiểu xem trẻ em bị nôn và tiêu chảy nên ăn gì, không nên ăn gì thì cha mẹ cần nắm được một số nguyên nhân gây tiêu chảy. Hiện nay, tình trạng tiêu chảy ở trẻ nhỏ xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là thống kế những nguyên nhân phổ biến nhất cha mẹ nên biết:
- Tiêu chảy do nhiễm virus rota. Đây được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất. Theo các thống kê y tế thì virut Rota chiếm khoảng 40% trường hợp trẻ bị tiêu chảy nhập viện. Thông thường, tiêu chảy do rota thường xuất hiện vào mùa đông.
- Tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn E.Coli, khuẩn tả,…
Trẻ bị tiêu chảy do nhiễm rota virus
- Tiêu chảy do bé bị nhiễm trùng đường ruột thông qua thức ăn hoặc nước uống không được đảm bảo.
- Tiêu chảy do bé dùng nhiều kháng sinh dẫn đến những vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa cũng bị tiêu diệt.
- Trẻ em bị tiêu chảy do dị ứng với một số thành phần dinh dưỡng có trong đồ ăn, thực phẩm hoặc sữa uống hàng ngày.
- Chế độ ăn uống, thực đơn cho con không hợp lý. Cho con ăn quá nhiều đạm hoặc ăn đồ ăn chưa được chế biến kỹ cũng khiến cho con bị tiêu chảy.
- Do trẻ bị dị ứng với protein có trong thực phẩm, các loại thịt, cá, sữa,…
- Trẻ bị ngộ độc thực phẩm cũng gây nên tình trạng nôn ói, tiêu chảy cấp.
2. Những dấu hiệu nhận biết bé bị tiêu chảy
Không khó để nhận biết bé đang bị tiêu chảy. Dựa trên những dấu hiệu này, cha mẹ sẽ biết trẻ em bị nôn và tiêu chảy nên ăn gì, không nên ăn gì để lên được thực đơn thích hợp nhất cho con.
2.1. Trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày
Dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy dễ nhận biết nhất là trẻ đi ngoài tần suất cao trong ngày. Nếu trẻ đi ngoài khoảng 5 lần trong ngày thì được coi là bị tiêu chảy.
Trẻ bị nôn và tiêu chảy nên ăn gì, không nên ăn gì? Chuyên gia giải đáp
Ngoài ra, phân của trẻ có thể có dịch nhày, mùi tanh, lỏng và nhiều nước. Đi ngoài nhiều lần khiến trẻ bị mất nước đuối sức. Nên trẻ thường có biểu hiện mệt mỏi, xanh xao thậm trí li bì.
2.2. Bé gặp tình trạng nôn trớ
Nếu bé bị tiêu chảy do virut rota hoặc tụ cầu sẽ kèm theo cả triệu chứng nôi ói. Việc nôn kết hợp với đi ngoài liên tục sẽ khiến cho bé rơi vào tình trạng mất nước, mất cân bằng điện giải. Nếu cha mẹ không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng da khô, nhợt nhạt, tụt huyết áp, cơ thể thiếu nước, ngất xỉu,…
2.3. Trẻ không muốn ăn
Đi ngoài nhiều lần khiến trẻ mệt mỏi và đuối sức. Hệ tiêu hóa của trẻ bị tổn thương nhiều khiến việc ăn uống thêm sẽ trở thành gánh nặng. Ngoài ra, khi trẻ bị tiêu chảy, nôn ói nhiều vị giác cũng bị ảnh hưởng. Trẻ cảm thấy đắng miệng và không có hứng thú với thức ăn. Chính vì vậy mà trẻ không muốn ăn, bỏ ăn.
Tiêu chảy và nôn ói khiến trẻ chán ăn
Tuy nhiên, ba mẹ không nên bỏ mặc theo ý của trẻ. Hãy động viên trẻ ăn một chút thức ăn lỏng hoặc uống thêm nước. Điều đó giúp trẻ không bị kiệt sức.
2.4. Trẻ mệt mỏi, quấy khóc
Khi bé bị tiêu chảy, cơ thể mất nước, kém ăn sẽ hay quấy khóc, không muốn chơi. Đôi khi trẻ còn cảm thấy đau bụng quặn, đau mỏi chân tay. Thậm chí có một số bé mất nước nặng còn xuất hiện tình trạng bất tỉnh. Vì thế, hãy quan tâm trẻ nhiều hơn để có những phương pháp giảm tiêu chảy và nôn ói cho bé hiệu quả.
3. Trẻ em bị nôn và tiêu chảy nên ăn gì, không nên ăn gì?
Trẻ em bị nôn và tiêu chảy nên ăn gì, không nên ăn gì? Việc hiểu được chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ bị tiêu chảy sẽ giúp cho cha mẹ chăm sóc trẻ đúng cách và giảm tối đa những ảnh hưởng tới sức khỏe sau này. Chế độ ăn cho trẻ bị nôn, tiêu chảy ở từng độ tuổi khác nhau là khác nhau. Có những thực phẩm phù hợp với độ tuổi này nhưng lại không thích hợp với độ tuổi khác.
3.1. Trẻ em dưới 6 tháng bị nôn và tiêu chảy nên ăn gì?
Trẻ dưới 6 tháng tuổi chủ yếu là bú mẹ. Nếu như bé bị tiêu chảy thì mẹ cần tăng số lần cho bé bú trong ngày lên. Bởi trong sữa mẹ có chứa hàm lượng Lactoza lớn. Tăng số lần cho trẻ bú sẽ giúp trẻ đủ hấp thu đủ dưỡng chất cho cơ thể, đồng thời giảm số lần bé đi cầu trong ngày.
Nếu trẻ không bú mẹ mà sử dụng sữa công thức thì mẹ cũng cần tăng số bữa ăn hàng ngày của con lên. Sữa cần pha loãng hơn bình thường để giúp bé hấp thụ tốt hơn. Việc này giúp bù đủ nước và dinh dưỡng cho con để tránh việc bé bị kiệt sức.
3.2. Trẻ em trên 6 tháng bị nôn và tiêu chảy nên ăn gì?
Những bé trên 6 tháng tuổi đã bắt đầu ăn dặm. Vậy trẻ em bị nôn và tiêu chảy nên ăn gì? Ngoài việc cho bú mẹ hoặc ăn sữa công thức thì mẹ cũng nên bổ sung cho con những thực phẩm lành dạ, dễ tiêu hóa. Chẳng hạn như bột gạo, khoai tây, khoai lang, thịt ức gà, thịt lợn nạc, rau xanh, chuối,…
Trẻ em bị nôn và tiêu chảy nên ăn gì: Cho bé ăn soup
Chế độ ăn dặm cho bé trên 6 tháng tuổi mẹ cần lưu ý cho trẻ ăn những loại thức ăn mềm, được băm nhỏ hoặc hầm kỹ, ninh nhừ để dễ tiêu. Nếu có sử dụng chất béo để nấu cho bé thì mẹ nên thay mỡ động vật bằng dầu thực vật.
Cho bé uống nhiều nước hoặc ăn hoa quả ngay sau mỗi lần bé đi cầu. Nước hoa quả thích hợp nhất là nước dừa, nước ép hoặc oresol.
Bổ sung sữa chua hàng ngày cho con. Bởi sữa chua giúp bổ sung lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa. Từ đó giảm tình trạng tiêu chảy, rút ngắn số lần bé bị tiêu chảy xuống.
3.3. Trẻ bị nôn và tiêu chảy không nên ăn gì?
Trẻ em bị nôn và tiêu chảy nên ăn gì, không nên ăn gì? Sau khi đã biết được những thực phẩm tốt cho đường ruột của bé trong những ngày bị tiêu chảy. Việc hạn chế những thực phẩm dưới đây sẽ giúp nhanh chóng lấy lại được tình trạng bình thường của hệ tiêu hóa. Từ đó chấm dứt tình trạng tiêu chảy ở bé.
Sữa và các chế phẩm từ sữa
Một số bé bị dị ứng với một số thành phần có trong sữa bò, sữa công thức. Vì vậy, mẹ cần kiểm tra kỹ thành phần có trong sữa. Nếu vẫn cho trẻ uống sữa công thức có loại đường đó sẽ khiến cho bé bị tiêu chảy nặng hơn. Vì vậy mẹ cần tham khảo cụ thể ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé uống sữa.
Một số loại nước ép trái cây
Nếu bé đang bị tiêu chảy nặng, mẹ cũng nên hạn chế cho bé uống nước trái cây nhiều đường như nước ép táo, lê, nho,…. Chỉ nên cho bé uống nước dừa để vừa bù nước, vừa bù điện giải cho bé.
Cá, tôm và đồ tanh
Trẻ bị nôn và tiêu chảy không nên ăn gì? Khi bé bị tiêu chảy mẹ nên tuyệt đối kiêng thức ăn tanh như tôm, cua, cá, hải sản. Bởi trong thủy hải sản có chứa mùi tanh và chất nhầy. Những chất này khiến cho các loại vi khuẩn đường ruột như salmonella, shigella hoạt động mạnh hơn, tình trạng tiêu chảy ở trẻ nặng hơn.
Trẻ em bị nôn và tiêu chảy không nên ăn gì: Nên tránh ăn đồ tanh
Thực phẩm chiên xào
Trẻ bị nôn và tiêu chảy không nên ăn gì? Thực phẩm chiên xào cũng là thức ăn mẹ không nên cho vào trong thực đơn hàng ngày khi bé đang bị tiêu chảy. Bởi dầu mỡ càng khiến cho tình trạng bệnh của bé nặng hơn. Thực phẩm cũng khó tiêu hóa hơn.
4. Hạn chế nôn và tiêu chảy cho trẻ bằng Amano Enzym Gold
Sau khi đã cầm được nôn và tiêu chảy, mẹ cần trang bị cho con một sức khỏe tốt. Để tình trạng này không lặp lại thì một đường ruột khỏe mạnh là điều cần thiết. Khi đó, mẹ cần đến sự giúp đỡ của Amano Enzym Gold. Đây là một dòng cốm tiêu hóa mang đến chất lượng của Nhật Bản. Sản phẩm này là lựa chọn phú hợp để tăng cường sức khỏe tiêu hóa của trẻ nhỏ.
Với hàng tỷ lợi khuẩn và các enzyme tiêu hóa thiết yếu, Amano Enzym Gold giúp bé nhanh chóng lấy lại được cân bằng đường ruột. Cùng với các nguyên tố vi lượng, đường tiêu hóa được phục hồi một cách tốt nhất. Ngoài ra, đủ lượng lợi khuẩn còn giúp hệ miễn dịch của trẻ được củng cố.
Cho bé ăn Amano Enzym Gold để tăng cường sức khỏe tiêu hóa
Trẻ em bị nôn, tiêu chảy khiến cho cơ thể mệt mỏi và mất nước và quấy khóc. Nếu như không nhanh chóng chữa dứt điểm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe đường ruột của bé sau này. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi trẻ em bị nôn và tiêu chảy nên ăn gì, không nên ăn gì và có chế độ dinh dưỡng thích hợp nhất với tình trạng bệnh của con!
>> Xem thêm: Nguyên nhân và cách khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ
>> Xem thêm: Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy?
>> Xem thêm: Dấu hiệu trẻ bị thiếu chất xơ?
Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất.
Tìm hiểu thêm thông tin y khoa