Cách hết nhiệt miệng nhanh theo hướng dẫn của bác sĩ là gì? Nhiệt miệng có thể bắt gặp ở bất cứ ai, ở mọi độ tuổi. Nhiệt miệng ở trẻ em mặc dù không gây ra những hậu quả nghiêm trọng nhưng nó lại khiến cho con đau đớn, bỏ ăn, ăn không ngon. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn 5 cách chữa nhiệt miệng cho bé tại nhà đơn giản, dễ làm.
Contents
Trẻ nhỏ bị nhiệt miệng do đâu?
Trước khi đi tìm hiểu những cách hết nhiệt miệng nhanh chóng, đơn giản, không đau ở trẻ nhỏ, mẹ cần nắm được một số nguyên nhân gây nên tình trạng này. Trẻ bị nhiệt miệng do nhiều nguyên nhân. Trong đó có một số nguyên nhân chính, thường gặp như:
Trẻ bị nhiệt miệng do vô tình cắn phải môi
- Khi ăn trẻ vô tình cắn vào bên má cũng gây nên tình trạng lở loét, nhiệt miệng.
- Niêm mạc vòm họng của bé bị tổn thương khi đánh răng quá mạnh.
- Khi hệ miễn dịch của bé đang bị suy giảm.
- Cơ thể bé thiếu nhiều dưỡng chất cần thiết như kẽm, sắt, vitamin A, C, đạm,…
- Trẻ bị ốm kéo dài cũng gây ra hiện tượng nhiệt miệng.
- Trẻ sử dụng thời gian dài thuốc kháng sinh.
7 cách hết nhiệt miệng đơn giản, hiệu quả
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy cơ thể bé xuất hiện nhiệt miệng bằng cách quan sát trong khoang miệng bé có những nốt loét hình tròn hoặc hình bầu dục. Xung quanh tổn thương có bờ đều bị viêm đỏ, bên trong có màu trắng đục. Nếu không chữa nhanh, khi vết loét ngày càng rộng sẽ khiến cơn đau kéo dài. Trẻ cảm thấy mệt mỏi, bức bối, khó chịu và chán ăn.
INFOMAT mách mẹ 5 cách hết nhiệt miệng nhanh nhất cho bé từ bác sĩ
Thời gian để những vết nhiệt miệng này tự lành là khoảng từ 8-10 ngày. Dưới đây là những cách hết nhiệt miệng nhanh, đơn giản bằng những nguyên liệu có sẵn. mẹ tham khảo và áp dụng nhé.
Cách hết nhiệt miệng bằng nước muối loãng
Đây là một trong những cách hết nhiệt miệng nhanh nhất, được nhiều bác sĩ khuyến cáo nhất. Ngay từ khi miệng bé xuất hiện vết loét, mẹ hãy cho bé súc miệng thường xuyên sau khi ăn cho đến khi vết loét biến mất.
Nước muối giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại có trong miệng
Nước muối loãng có tính sát khuẩn cao, làm sạch và kháng viêm hiệu quả. Lúc đầu, khi vết loét mới xuất hiện súc miệng nước muối sẽ gây cho con cảm giác xót, đau. Nhưng kiên trì thực hiện thì vết thương sẽ chóng lành. Bạn có thể cho con dùng nước muối sinh lý bán sẵn ngoài hiệu thuốc, hoặc tự lọc nước muối loãng theo công thức 5g muối hòa tan trong 250ml nước ấm. Súc miệng bằng nước muối không chỉ chữa nhiệt miệng hiệu quả mà còn phòng chống viêm họng tốt.
Cách hết nhiệt miệng bằng mật ong
Dùng mật ong cũng là cách hết nhiệt miệng được nhiều người sử dụng. Trong mật ong có chứa hàm lượng kháng sinh tự nhiên cao. Những nghiên cứu y khoa đã chứng minh rằng, dùng mật ong giúp giảm sưng đau do nhiệt miệng gây ra. Đồng thời nó còn giúp ngăn ngừa bệnh lý nhiễm trùng thứ cấp.
Vì vậy, nó làm lành vết thương nhiệt miệng rất hiệu quả. Hơn nữa, dùng mật ong để điều trị nhiệt miệng không gây cho bé cảm giác sợ hãi bởi mật ong có vị ngọt, dễ nuốt.
Cách điều trị nhiệt miệng bằng mật ong đó là mẹ dùng mật ong nguyên chất để thoa lên vùng bị tổn thương. Tần suất thoa khoảng 3-4 lần/ ngày. Hãy kiên trì thực hiện cho tới khi những vết nhiễm trùng này khô miệng và hết hẳn đau. Một lưu ý nhỏ là mẹ chỉ sử dụng phương pháp này khi bé trên 1 tuổi.
Cách hết nhiệt miệng: Dùng bột sắn dây
Mẹ có thể dùng bột sắn dây để giúp con giảm đau và làm lành nhanh những tổn thương do nhiệt miệng gây ra. Đây cũng là cách hết nhiệt miệng đơn giản được nhiều bác sĩ khuyên dùng. Bột sắn mang tính hàn, giải độc tốt.
Cho bé bị nhiệt miệng uống bột sắn dây
Cho bé uống bột sắn sẽ giúp thải độc trong cơ thể, giảm đau rát và giúp lành vết thương nhanh hơn. Mẹ hãy kiên trì cho con uống từ 1 đến 2 cốc bột sắn nhỏ dây mỗi ngày cho đến khi lành hẳn vết thương.
Uống nước cà chua để hết nhiệt miệng
Nước ép cà chua nhiều vitamin C vừa mát, vừa lành, lại có khả năng giải độc, làm mát cơ thể. Nếu bé bị nhiệt miệng, mẹ hãy cho bé uống 1 đến 2 cốc nước ép cà chua mỗi ngày. Uống nước cà chua vừa cung cấp cho cơ thể bé những vitamin và dưỡng chất cần thiết lại vừa giúp cho bé tăng sức đề kháng.
Cách hết nhiệt miệng: Bổ sung nước cam, nước chanh
Bằng nguyên liệu có sẵn tại nhà, mẹ nên cho bé uống nước cam hoặc nước chanh hàng ngày. Trong nước cam, nước chanh có chứa hàm lượng lớn vitamin, khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ như kem, canxi, vitamin nhóm A, B, C,… Cung cấp nước cam, nước chanh đều hàng ngày cũng giúp cải thiện hệ miễn dịch, kháng viêm cho bé, làm lành nhanh vết thương do nhiệt miệng gây ra.
Chữa nhiệt miệng tại nhà bằng trà hoa cúc
Cách hết nhiệt miệng bằng thức uống đơn giản trà hoa cúc cũng được áp dụng rộng rãi hiện nay. Với mùi vị thơm ngon, vị thanh mát, dễ chịu và tự nhiên cho nên trẻ em cũng có thể uống được. Uống trà hoa cúc lâu ngày cũng giúp có thể thanh nhiệt, giải độc và tăng sức đề kháng.
Có thể cho bé thử uống trà hoa cúc
Trong trà hoa cúc chứa hoạt chất Levomenol và Azulene có tác dụng sát khuẩn giảm đau, kháng viêm và chữa lành vết thương rất nhanh. Để giảm đau do nhiệt miệng gây ra, bạn có thể dùng túi trà hoa cúc đắp trực tiếp lên vết thương. Hoặc đơn giản hơn là dùng nước trà hoa cúc cho bé súc miệng ngày khoảng 3-4 lần cho đến khi khỏi hẳn nhiệt miệng.
Cách hết nhiệt miệng: Cho bé uống Infomat
Hãy cho bé sử dụng INFOMAT – thực phẩm chức năng thanh nhiệt, giải độc, mát gan. Nó giúp các mẹ thoát khỏi nỗi lo con bị nhiệt miệng. INFOMAT là sản phẩm được bào chế từ các loại thảo dược thiên nhiên. Bao gồm: Cam thảo, Bắp tằm, Gotu Kola, Bồ công anh, Cây kế sữa, Atiso, … Sản phẩm này cũng rất giàu Vitamin PP và Vitamin B2.
Nó là một thực phẩm có nguồn gốc thực vật tự nhiên giúp bảo vệ và cải thiện chức năng gan. Nếu bé có các triệu chứng như lở miệng, phát ban, nổi mề đay, lở miệng, táo bón và giảm tiểu thì INFOMAT là một lựa chọn tuyệt vời.
Cách hết nhiệt miện nhờ INFOMAT
Sản phẩm phù hợp với trẻ em và người lớn (người già, phụ nữ mang thang, người bị nóng trong). Người bị vàng da do rối loạn chức năng gan, viêm gan, xơ gan. Hoặc nếu bạn uống nhiều bia rượu hoặc dùng thuốc kháng sinh lâu dài có hại cho gan thì INFOMAT là sản phẩm tốt nhất.
Phòng ngừa nhiệt miệng cho bé hiệu quả
Nhiệt miệng là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc phần miệng lành tính. Nhiệt miệng không lây lan nhưng nếu không chữa kịp thời sẽ gây ra sưng viêm, đau đớn. Bên cạnh những cách hết nhiệt miệng đơn giản trên, mẹ hoàn toàn có thể tự kiểm soát được tình trạng nhiệt miệng cho bé. Việc làm này giúp tránh ảnh hưởng đến ăn uống và sinh hoạt của con.
- Mẹ nên chọn cho con bàn chải mềm để đánh răng, tránh gây tổn thương đến niêm mạc quanh miệng.
- Chọn cho con những thức ăn mềm, không quá cứng để tránh con cắn vào bên trong khoang miệng.
- Luôn chú ý tăng cường sức đề kháng cho bé bằng cách bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể.
- Hạn chế cho con ăn những thức ăn cay nóng, nhiều đồ dầu mỡ, đồ chiên dầu, đồ ăn sẵn, ăn liền,…
- Tạo cho con thói quen sinh hoạt lành mạnh như ăn đúng bữa, ngủ đúng giờ, đánh răng và súc miệng hàng ngày.
Hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn nhanh
Trên đây là một số cách hết nhiệt miệng đơn giản, hiệu quả nhanh mà ba mẹ có thể áp dụng ngay tại nhà được các bác sĩ khuyên dùng. Nhưng để đảm bảo an toàn cho bé, tránh những biến chứng không đáng có, trước khi áp dụng cho bé ba mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Đừng quên theo dõi những kinh nghiệm nuôi con được chúng tôi update hàng ngày trên website nhé.
Chat trực tiếp với thầy thuốc Lê Minh Tuấn
Tìm hiểu thêm thông tin y khoa
>> Xem thêm: Cách trị táo bón tại nhà cho trẻ
>> Xem thêm: Có nên cho trẻ uống thuốc tăng chiều cao của Nhật không?
>> Xem thêm: Lưu ý khi bổ sung vitamin D cho trẻ
Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất.
Tìm hiểu thêm thông tin y khoa