Chăm sóc trẻ đúng cách cho trẻ phát triển khỏe mạnh và toàn diện luôn là vấn đề khó khăn đối với các bậc cha mẹ. Do sức đề kháng kém cùng hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, trẻ sơ sinh dễ gặp các vấn đề sức khỏe do tiếp xúc với các tác nhân bất lợi từ môi trường, trong số đó có tiêu chảy. Vậy tiêu chảy là gì? Cha mẹ có thể dựa vào đặc điểm phân của trẻ để nhận biết bé bị tiêu chảy hay không? Hãy cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết sau đây.
Contents
Tiêu chảy là gì? Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy do đâu?
Tùy thuộc vào độ tuổi, đặc điểm hệ tiêu hóa cũng như dinh dưỡng trẻ được cung cấp hàng ngày mà số lần đi ngoài trong ngày của trẻ cũng khác nhau. Thông thường với trẻ sơ sinh trong độ tuổi bú mẹ, trung bình mỗi ngày trẻ đi ngoài từ 5 – 6 lần.
Tiêu chảy là tình trạng trẻ đi ngoài ở tần suất nhiều hơn so với bình thường, từ 8 – 10 lần/ngày đối với trẻ sơ sinh. Đây là vấn đề sức khỏe khá phổ biến, gặp ở hầu hết các trẻ trong quá trình trưởng thành, tuy nhiên bố mẹ cũng không được chủ quan. Các báo cáo đã chỉ ra rằng tiêu chảy nằm trong nhóm nguyên nhân phổ biến gây ra tử vong đối với trẻ nhỏ nếu không được phát hiện và xử lý đúng cách.
Tiêu chảy ở trẻ có thể phân loại thành 4 nhóm chính:
- Tiêu chảy do kích thích bài tiết: khi bé không dung nạp bất kỳ thành phần nào hoặc hệ tiêu hóa bị kích thích do độc tố của khuẩn tả, bé bị tiêu chảy ngay cả khi không ăn.
- Kiết lị: do nhiễm khuẩn gây tiêu chảy, đi ngoài phân dính máu.
- Tiêu chảy có mủ: trẻ đi ngoài phân dính máu kèm theo có rỉ mủ, nguyên nhân do các bệnh lý đường tiêu hóa, nhiễm E.coli hoặc do ngộ độc thực phẩm.
- Tiêu chảy thẩm thấu: do rối loạn chức năng đường tiêu hóa hoặc do dùng các thuốc nhuận tràng thẩm thấu để trị táo bón.
Tiêu chảy là gì? Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy do đâu?
Một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy gồm có:
- Rotavirus: chiếm khoảng 50% số trẻ nhập viện vì tiêu chảy, là nguyên nhân phổ biến, cũng gây ra số lượng lớn ca trẻ tử vong do tiêu chảy.
- Nhiễm khuẩn: các chủng như Salmonella và ký sinh trùng giardia, nhiễm Shigella, Entamoeba histolytica, là các chủng vi khuẩn gây hại đối với đường tiêu hóa, gây kiết lỵ, tiêu chảy, dính máu trong phân.
- Trẻ bị ngộ độc sữa công thức hoặc không dung nạp được một số thành phần trong sữa, thiếu men phân giải lactose: gây ra hội chứng ruột kích thích, tăng đào thải các ion âm khỏi cơ thể gây tiêu chảy.
- Do mẹ ăn các thức ăn nguội lạnh, đồ có mùi tanh hoặc một số thực phẩm dễ gây dị ứng với trẻ, khiến trẻ bú sữa mẹ bị tiêu chảy.
- Bình sữa, các dụng cụ khi cho trẻ bú không được vệ sinh đúng cách, khiến trẻ bị nhiễm khuẩn.
Phân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có đặc điểm gì?
Bình thường, nguồn dinh dưỡng chính đối với trẻ sơ sinh là sữa mẹ, trẻ thường đi ngoài sau các lần bú, với phân mềm, lỏng, thường không có mùi. Phân của trẻ cũng có thể thay đổi phụ thuộc vào loại thực phẩm mẹ ăn. Trường hợp mẹ không đủ sữa, trẻ dùng sữa công thức kết hợp thì thể chất phân sẽ đặc hơn, phân có thể nặng mùi hơn so với trẻ bú mẹ hoàn toàn.
Với trẻ bị tiêu chảy, các đặc điểm về phân mà cha mẹ có thể dùng để nhận biết như:
– Trẻ đi ngoài nhiều hơn.
– Thể chất phân: lỏng hơn bình thường, có thể rất lỏng, loãng hoặc chỉ toàn nước.
– Màu phân thay đổi, phân có mùi tanh, lợn cợn.
– Ngoài ra, trong một số trường hợp, phân có thể dính máu, dính mủ.
Phân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có đặc điểm gì?
Bên cạnh đó, các dấu hiệu có thể hỗ trợ cha mẹ phát hiện tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh gồm có:
– Bé bị mất nước ở các mức độ khác nhau:
- Mất nước mức độ nhẹ: trẻ khóc không ra nước mắt, khô miệng và số lần đi tiểu giảm so với bình thường.
- Mất nước mức độ trung bình: trẻ có thể li bì hoặc lờ đờ, da có dấu hiệu khô, mắt trũng xuống sâu.
- Mất nước mức độ nặng: trẻ co giật hoặc hôn mê, không đi tiểu trong 6 giờ, đồng thời có dấu hiệu trũng thóp, khó xác định mạch đập và huyết áp.
– Trẻ hay bị nôn trớ, đau bụng khi ăn, quấy khóc, không chịu ăn.
– Trẻ có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao.
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, mẹ cần chú ý những gì?
Để hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
1. Cho bé bú mẹ đầy đủ giảm nguy cơ trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn khi trẻ dưới 6 tháng tuổi bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng an toàn và đủ chất nhất đối với trẻ trong giai đoạn này. Trường hợp mẹ không đủ sữa, cần cân nhắc lựa chọn sữa có thành phần không gây dị ứng cho trẻ. Với trẻ bị tiêu chảy, cần tăng lượng sữa trẻ bú mỗi lần để bù lại lượng nước đã mất đi.
Cho bé bú mẹ đầy đủ giảm nguy cơ trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Bên cạnh đó, sữa mẹ còn là nguồn cung cấp một lượng lớn kháng thể, giúp bé tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể trước tác động của vi khuẩn, virus
2. Bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho mẹ và bé giảm nguy cơ tiêu chảy
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mẹ cũng như bé hợp lý, tránh trường hợp không dung nạp được thức ăn hoặc dị ứng, ngộ độc các thành phần trong thức ăn.
Mẹ cần chú ý lựa chọn thời điểm thích hợp để cho bé bắt đầu tập ăn dặm, tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé
Với các bé uống thêm sữa ngoài, mẹ nên chọn sữa có thành phần phù hợp với thể trạng của con, tốt nhất nên chọn sữa có hàm lượng đường lactose thấp, ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy do thiếu men lactase ở một số trẻ mắc phải hội chứng không dung nạp lactose
3. Bù nước và khoáng cho trẻ bị tiêu chảy mất nước
Khi bé đi ngoài ra nhiều nước, cơ thể sẽ bị mất nước và khoáng chất. Trong trường hợp này, mẹ cần bổ sung Oresol cho trẻ để bù nước và khoáng kịp thời, liều lượng tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ và dược sĩ, tránh trường hợp bé bị mất nước dẫn đến sốt cao, co giật
Bù nước và khoáng cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mất nước
4. Massage bụng bé để tăng cường chức năng tiêu hóa
Trẻ bị đau bụng khi tiêu chảy, mẹ nên thực hiện massage bụng và toàn thân cho trẻ để giúp trẻ thoải mái, giảm đau. Đồng thời, việc massage bụng cho trẻ cũng góp phần kích thích chức năng tiêu hóa của cơ thế
Massage bụng cho trẻ để cải thiện chức năng tiêu hóa
5. Giữ vệ sinh sạch sẽ để ngăn ngừa tiêu chảy
Vệ sinh dụng cụ hoặc bình sữa sạch cho trẻ, đồng thời vệ sinh tay sạch sẽ trước khi thay tã hoặc tắm cho trẻ, tránh tình trạng vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể và gây ra tình trạng tiêu chảy.
6. Bổ sung men vi sinh giảm tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
Bổ sung men vi sinh giảm tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
Ba mẹ nên cho trẻ đi khám nếu tình trạng tiêu chảy không được cải thiện hoặc bé có dấu hiệu mất nước trung bình đến nặng. Không được tự ý dùng thuốc tiêu chảy cho bé khi chưa được hướng dẫn của các bác sĩ.
Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn
Tìm hiểu thêm thông tin y khoa