Bữa phụ cho bé 7 tháng là bữa ăn xen kẽ với việc bú mẹ để cung cấp thêm dinh dưỡng. Đây là giai đoạn trẻ chuyển từ bú mẹ hoàn toàn sang trạng thái ăn dặm. Để có thể phát triển toàn diện, mẹ cần chú ý bổ sung đúng và đủ dưỡng chất cho con.
Contents
Bữa phụ cho bé 7 tháng cần đa dạng các loại thực phẩm
Bữa phụ cho bé 7 tháng có vai trò bổ sung thêm năng lượng trong cả ngày dài hoạt động. Trẻ ngoài 6 tháng thì sẽ vận động nhiều hơn và nhu cầu dinh dưỡng cũng tăng cao. Do vậy, những bữa phụ cũng cần đảm bảo sự đa dạng các nguồn dinh dưỡng.
Bữa phụ cho bé 7 tháng
Bữa phụ cho bé 7 tháng: Sữa chua
Sữa chua là đồ ăn được nhiều mẹ ưa chuộng bởi chúng mang đến nhiều lợi ích cho đường tiêu hóa. Đồng thời sữa chua cũng là món ăn yêu thích của các bé nhỏ. Bắt đầu từ tháng thứ 6, trẻ đã có thể ăn được sữa chua với một lượng phù hợp.
Công dụng nổi bật của sữa chua là đem đến hàng tỷ lợi khuẩn cho đường ruột của con. Từ đó giúp nâng cao chức năng tiêu hóa, cải thiện triệu chứng đầy hơi, chướng bụng. Hơn nữa, trong sữa chua có chứa nguồn protein, vitamin, canxi,… dồi dào. Điều này cho thấy, sữa chua là một lựa chọn tốt để thêm vào bữa phụ cho bé 7 tháng.
Bữa phụ cho bé 7 tháng là Sữa chua
Cho trẻ ăn sữa chua đều đặn, mẹ sẽ nhận thấy đường ruột của trẻ được cải thiện đáng kể. Bé ăn uống ngon miệng hơn, không bị ợ hay nôn trớ, giảm tiêu chảy hoặc táo bón,… Thêm vào đó, sữa chua là món ăn liền, không mất thời gian chế biến nên rất tiện lợi. Các vị sữa chua trên thị trường hiện nay rất phong phú và mẹ có thể kết hợp sữa chua với hoa quả, ngũ cốc,…
Bữa phụ cho trẻ 7 tháng: Trái cây
Đan xen những bữa phụ cho bé 7 tháng bằng trái cây sẽ rất tốt cho trẻ. Trong hoa quả có chứa một lượng lớn vitamin, khoáng chất và chất xơ. Do đó đây là loại thực phẩm mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể. Vitamin và khoáng chất sẽ tham gia đẩy mạnh các quá trình chuyển hóa giúp con phát triển. Chất xơ và lượng nước dồi dào sẽ cải thiện chức năng đường ruột.
Thêm vào đó, chất đạm, chất béo, omega-3, các nguyên tố vi lượng,… cũng được tìm thấy trong nhiều loại trái cây. Điều này mang đến sự phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não cho bé. Mẹ có thể bổ sung đa dạng các loại trái cây như: bơ, chuối, xoài, đu đủ, dưa gang, táo,… Cách làm cũng rất dễ dàng: xay nhuyễn, có thể trộn thêm với sữa đặc hoặc sữa chua.
Bữa phụ cho bé 7 tháng: Ngũ cốc dinh dưỡng
Ngũ cốc dinh dưỡng là thức ăn phổ biến trong bữa phụ cho bé 7 tháng được các mẹ ưa chuộng. Bởi chúng mang đến nguồn calo dồi dào, đáp ứng nhu cầu năng lượng của trẻ. Ngũ cốc cung cấp nguồn protein để phát triển cơ, canxi để phát triển xương và các vitamin, chất chống oxy hóa,…
Bữa phụ cho bé 7 tháng là bột ngũ cốc
Do chứa hàm lượng tinh bột lớn nên ngũ cốc mang đến nguồn năng lượng tức thì cho trẻ, giúp trẻ hoạt động, vui chơi. Nguồn ngũ cốc rất đa dạng như: bột mì, ngô, đậu xanh, gạo lứt, đậu đỏ,… Mẹ hãy xay nhuyễn các loại hạt này sau đó nấu thành bột cho trẻ ăn. Mẹ cũng có thể kết hợp nhiều loại hạt với nhau hoặc cho thêm sữa để tăng hiệu quả dinh dưỡng.
Bữa phụ cho trẻ 7 tháng: Váng sữa
Váng sữa là một mảng trắng ngà nổi lên trên khi đun sữa với lửa nhỏ, có vị ngọt béo. Ngoài chất béo, trong váng sữa còn có protein, carbohydrate, vitamin, canxi, magie, sắt,… rất đa dạng. Đặc biệt, trong váng sữa có chứa ít cholesterol hơn trong bơ nên an toàn hơn với trẻ nhỏ.
Váng sữa mang đến các tác động tích cực trên đường tiêu hóa, tăng cường phát triển cơ xương và trí não. Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại váng sữa với hàm lượng chất béo khác nhau. Đối với mục đích làm bữa phụ cho bé 7 tháng thì khuyến khích nên sử dụng loại váng sữa chứa 6-15% chất béo.
Tại sao nên bổ sung bữa phụ cho bé
Trẻ lớn khôn từng ngày, nên nguồn dinh dưỡng luôn phải thay đổi theo nhu cầu của cơ thể. Bữa phụ là bước chuyển đổi quan trọng từ giai đoạn trẻ bú mẹ hoàn toàn sang giai đoạn ăn dặm.
Trẻ 7 tháng tuổi có đường tiêu hóa hoàn thiện
Trẻ nhỏ sinh ra thì các chức năng tiêu hòa còn thiếu nên không thể tiêu hóa các thực phẩm như người lớn. Đường tiêu hóa của trẻ trong 6 tháng đầu có lượng lớn enzyme lactase – enzyme giúp phân giải sữa. Vì vậy trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn.
Đường tiêu hóa của trẻ bắt đầu thích nghi với việc ăn dặm
Nhưng sau 6 tháng hệ tiêu hóa của con sẽ có nhiều sự thay đổi. Lượng enzyme lactase ít dần, thay thế là các enzyme phân giải tinh bột, protein, vitamin,… Khi đó, đường tiêu hóa của trẻ đã hoàn thiện gần như tương đương với người lớn. Đây là sự báo hiệu của giai đoạn chuyển đổi phương thức ăn uống cho trẻ.
Bữa phụ cho bé 7 tháng đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng
Trẻ 7 tháng là giai đoạn bắt đầu tập ngồi, tập bò và sẽ hoạt động, nghịch ngợm nhiều hơn. Khi đó sẽ tiêu thụ năng lượng lớn và trẻ cần được cung cấp dinh dưỡng nhiều hơn. Ngoài nguồn sữa mẹ, trẻ cần được bổ sung thêm dưỡng chất từ các bữa phụ.
Khi trẻ đến giai đoạn cần được ăn bữa phụ, sẽ có các biểu hiện: đòi đồ ăn của người lớn, háo hức khi được cho ăn, bắt đầu ăn được các thức ăn mềm,… Lúc này mẹ có thể bắt đầu cho trẻ làm quen dần với các loại thức ăn mềm, dễ tiêu.
Bữa phụ giúp trẻ làm quen với thức ăn ngoài sữa mẹ
Mặc dù đường tiêu hóa đã có sự thay đổi nhưng vẫn cần có thời gian để thích nghi dần. Những bữa phụ cho bé 7 tháng là bước trung gian để chuyển từ bú mẹ sang ăn dặm hoàn toàn. Mẹ cần cho trẻ sẽ tập làm quen với các loại thức ăn, tạo niềm vui thích của trẻ với thức ăn,
Những lưu ý khi chuẩn bị bữa phụ cho bé 7 tháng
Bữa phụ là bữa ăn cần thiết đối với nhu cầu phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên đừng vì thế mà vội vàng trong cách cho trẻ ăn. Mẹ cần tìm hiểu kỹ về thực phẩm và phương pháp phù hợp với bé nhà mình. Đối với bữa phụ cho bé 7 tháng, mẹ cần lưu ý một số điểm:
Không cho trẻ ăn thức ăn khô cứng, khó tiêu: Các loại thức ăn khô, quá nhiều dưỡng chất có thể gây ra tình trạng khó tiêu như: táo bón, tiêu chảy, nôn trớ,…
Không cho trẻ ăn quá nhiều sữa chua: Việc ăn quá nhiều sữa chua, hoặc ăn sữa chua khi đói rất dễ khiến trẻ bị tiêu chảy. Thời điểm ăn sữa chua thích hợp là sau bữa ăn khoảng 30 phút-1 tiếng. Và lượng sữa chua cũng chỉ nên dừng ở mức phù hợp với lứa tuổi của trẻ.