Trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh khi trẻ bị tiêu chảy

Trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy là vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Vấn đề tiêu hóa thường là mối quan tâm hàng đầu của cha mẹ trong những năm tháng đầu đời của con. Tiêu chảy ảnh hưởng trực tiếp đến sự hấp thu dinh dưỡng. Đồng thời, nó ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của trẻ. Do đó, các bậc cha mẹ cần có hiểu biết về bệnh tiêu chảy. 

Contents

Cách nhận biết trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy

Tiêu chảy là hiện tượng trẻ đi ngoài phân lỏng, nước và đi ngoài nhiều hơn 3 lần trong ngày. Trẻ đi phân lỏng có mùi hôi tanh. Tính chất lỏng của phân rất quan trọng để xác định trẻ có tiêu chảy hay không. Trẻ 1 tuổi có thể đi ngoài nhiều lần nhưng phân không lỏng thì không phải tiêu chảy. 

Ngoài ra, trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy có một số biểu hiện toàn thân khác. Trẻ thường xuyên khóc quấy, nôn, bỏ bú, bỏ ăn và ít hoạt động, vui chơi. Trẻ đi tiêu ra phân lỏng nhiều có thể mất nước. Biểu hiện ở trẻ tiêu chảy mất nước có ít nhất 2 trong các dấu hiệu:

  • Trẻ kích thích, vật vã, quấy khóc rất nhiều
  • Mắt trẻ trũng hơn bình thường
  • Trẻ khát nước, uống háo hức
  • Trẻ đau bụng nhiều
Dấu hiệu trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy
Dấu hiệu trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy

Dấu hiệu trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy

Mất nước ở trẻ rất nguy hiểm nên khi nhận thấy dấu hiệu trên cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay. Nếu không được thăm khám kịp thời có thể diễn tiến nặng lên. Khi mất nước nặng, trẻ không uống nước được, trẻ li bì khó đánh thức.

Tiêu chảy cấp khi trẻ tiêu chảy không quá 14 ngày. Nếu trẻ tiêu chảy trên 14 ngày gọi là tiêu chảy kéo dài.

Nguyên nhân thường gặp ở trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy

Trẻ em, đặc biệt là trẻ 1 tuổi thường hay bị tiêu chảy hơn người lớn. Một phần là do trẻ 1 tuổi có đường tiêu hóa vẫn chưa phát triển toàn diện. Vì thế, hệ tiêu hóa non nớt của các bé rất dễ bị tấn công bởi các yếu tố gây hại ngoài môi trường. Tìm hiểu rõ nguyên nhân thường gặp khiến trẻ tiêu chảy giúp phòng tránh cho trẻ tốt nhất. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy ở trẻ 1 tuổi.

Nhiễm trùng do vi rút hoặc vi khuẩn

Virus và vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh tiêu chảy ở những trẻ 1 tuổi. Chúng có thể bắt nguồn từ thức ăn, nước uống hoặc môi trường sống không đảm bảo vệ sinh. Sự sơ xuất trong quá trình chế biến khiến thức ăn không được nấu chín là yếu tố thường gặp nhất khiến các bé bị tiêu chảy.

Trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn tiêu hóa
Trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn tiêu hóa

Trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn tiêu hóa

Ngoài ra, thức ăn đường phố hoặc thói quen đưa tay lên miệng của trẻ cũng là lý do khiến trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy thường xuyên. Vì trẻ nhỏ hiếu động và chưa ý thức được vấn đề vệ sinh. Nên các bé dễ chơi ở các khu vực đất cát hoặc đưa đồ vật lên miệng. Hơn nữa, hệ miễn dịch của trẻ chưa đủ mạnh để chống lại các tác nhân gây bệnh. Vì thế đây là cơ hội để vi khuẩn, vi rút xâm nhập và gây ra bệnh tiêu chảy.

Nhiễm giun sán khiến trẻ bị tiêu chảy

Cũng giống như vi khuẩn, giun sán có thể xâm nhập vào đường tiêu hóa của bé, khiến con bị tiêu chảy. Giun sán thường có nhiều hơn ở các vùng nước bẩn hoặc ở rau xanh chưa rửa sạch. Ngoài ra, việc trẻ sống chung với người mắc giun cũng làm gia tăng nguy cơ trẻ bị nhiễm giun.

https://youtu.be/3ZgNh_fj2r0

Trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh khi trẻ bị tiêu chảy

Giun sán ký sinh tại niêm mạc ruột của bé và gây ra các tổn thương. Chúng làm rối loạn hoạt động tiêu hóa và làm mất cân bằng vi sinh tại đó. Nhiễm giun sán là nguyên nhân hàng đầu khiến các trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy. Chúng khiến bé bị đau bụng thường xuyên, chậm tăng cân, thậm trí sụt cân, gầy yếu.

Ngộ độc thực phẩm khiến trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy

Tỷ lệ ngộ độc thực phẩm ở trẻ nhỏ ngày càng cao, cảnh báo sự nguy hiểm của tình trạng thực phẩm bẩn. Nhiều trẻ đã phải nhập viện với biểu hiện nôn ói, tiêu chảy, đau bụng nhiều. Ngộ độc thực phẩm thường xảy ra rất nhanh, đa phần là ngay sau khi trẻ ăn phải thức ăn gây ngộ độc.

Các thức ăn gây ngộ độ phần nhiều là do không đảm bảo vệ sinh, nhiễm vi khuẩn hoặc độc tố. Nhưng trong số các trẻ bị ngộ độc thì phải nhắc đến nguyên nhân do dị ứng. Một số ba mẹ không biết là con bị dị ứng một số loại thức ăn. Đó có thể là đậu phộng, dưa chuột, hải sản,… Trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy do dị ứng thường kèm theo triệu chứng đau bụng hoặc nổi mẩn đỏ, sưng phù mặt,…

Trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa

Trong những năm đầu đời, đa số trẻ nhỏ đều đã từng có các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa. Đó có thể là táo bón, tiêu chảy, nôn ói, đau bụng. đi ngoài phân sống,… Rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ là hậu quả của nhiều yếu tố. Đó có thể là do:

  • Mẹ cho bé ăn dặm quá sớm: Ăn dặm khi hệ tiêu hóa chưa sẵn sàng sẽ là một gánh nặng cho bé.
  • Mẹ lạm dụng các sản phẩm men tiêu hóa cho bé: Men tiêu hóa giúp con tiêu hóa tốt và ăn ngon hơn. Tuy nhiên mẹ chỉ nên dùng với lượng vừa đủ và trong khoảng 5-7 ngày.
Bé sẽ bị rối loạn tiêu hóa nếu lạm dụng men tiêu hóa
Bé sẽ bị rối loạn tiêu hóa nếu lạm dụng men tiêu hóa

Bé sẽ bị rối loạn tiêu hóa nếu lạm dụng men tiêu hóa

  • Bữa ăn của bé thiếu sự đa dạng: Việc tập trung bổ sung chất đạm, chất béo cho bé quá nhiều là điều không nên. Bỏi hệ tiêu hóa cần có vitamin, khoáng chất và chất xơ để hoạt động hiệu quả.
  • Trẻ không được bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu: Sữa mẹ mang đến nguồn dinh dưỡng và miễn dịch tốt cho con. Bú đủ sữa mẹ là cách giúp trẻ làm quen với việc chống lại vi khuẩn gây hại.

Các nguyên nhân khác làm trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy

Tiêu chảy có thể bắt nguồn từ các tổn thương ở trong và ngoài đường tiêu hóa. Ví dụ: hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn, bệnh Celiac, nhiễm khuẩn tiết niệu, tổn thương hệ thần kinh, tổn thương mật,… Sự bất thường tại các cơ quan khác cũng có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy.

Ngoài ra, sử dụng thuốc cũng là yếu tố gây ra bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Việc sử dụng thuốc nhuận tràng, thuốc kháng sinh,… cũng khiến bé bị tiêu chảy như người lớn. Vì thế hãy giám sát chặt chẽ khi dùng bất cứ một loại thuốc nào cho con.

Nếu trẻ thường xuyên bị tiêu chảy không rõ nguyên do, nên cho trẻ đi khám tại cơ sở y tế. Từ đó trẻ được thăm khám và chẩn đoán đúng bệnh.

Cách xử trí, chăm sóc trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy

Tiêu chảy là vấn đề phổ biến ở nước ta, không chỉ ở người lớn mà còn ở trẻ nhỏ. Trẻ em bị tiêu chảy gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày, khiến cha mẹ lo lắng. Vậy, hãy cùng tìm hiểu những cách hữu ích cho trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy.

Cho trẻ uống nhiều nước 

Khi trẻ bị tiêu chảy phân lỏng liên tục kèm nôn ói, trẻ sẽ bị mất nước. Vì thế, cần phải bù lại lượng nước bị mất cho trẻ. Trẻ 1 tuổi vẫn còn bú mẹ nên cho trẻ bú thêm nhiều cữ, bú lâu hơn. Chất dinh dưỡng trong sữa mẹ rất tốt để cung cấp năng lượng cho trẻ. Đồng thời, sữa mẹ tăng cường miễn dịch cho con, giúp bé vượt qua đợt tiêu chảy.

Bù đủ nước khi trẻ bị đi ngoài nhiều lần
Bù đủ nước khi trẻ bị đi ngoài nhiều lần

Bù đủ nước khi trẻ bị đi ngoài nhiều lần

Tuy nhiên mẹ cần tránh việc cho con uống nước ngọt, nước đường hoặc nước trái cây. Vì lượng đường trong các thức uống này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tiêu chảy của con. Việc bổ sung nước cũng có một lưu ý nhỏ. Đó là nên bón cho bé bằng thìa. Nếu bạn cho trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy uống quá nhiều nước một lúc, nó có thể gây nguy hiểm.

Cho trẻ uống oresol (ORS)

Oresol là dung dịch điện giải thường được sử dụng cho các trường hợp tiêu chảy mất nước. Việc sử dụng ORS cần có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Khi trẻ được chỉ định uống ORS, mẹ pha gói ORS với lượng nước vừa đủ theo hướng dẫn trên bao bì. Nên sử dụng nước lọc, không dùng nước khoáng vì sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ điện giải trong ORS. Trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy nên được uống 50ml/lần, 2-3 lần một ngày. Cho trẻ uống sau khi trẻ đi ngoài phân lỏng.

Cho trẻ ăn uống đầy đủ

Cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy là rất quan trọng. Khi trẻ bị tiêu chảy, nhiều thức ăn chưa kịp hấp thu đã bị đưa ra ngoài. Đồng thời, hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng, giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng. Vì vậy, trẻ tiêu chảy rất dễ bị thiếu dinh dưỡng.

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ khi trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ khi trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ khi trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy

Nên bổ sung dinh dưỡng bằng các món dễ tiêu như cháo, súp. món hầm,… Không nên vội vàng cho trẻ ăn quá nhiều. Điều này sẽ gây ra gánh nặng cho hệ tiêu hóa và khiến trẻ bị tiêu chảy nặng hơn. Cha mẹ cần cho con ăn đầy đủ, có thể chia nhỏ các bữa ăn cho trẻ dễ ăn, dễ hấp thu. Như vậy, trẻ mới có đủ năng lượng cũng như sức đề kháng chống lại tiêu chảy.

Bổ sung kẽm 

Kẽm giúp chức năng hấp thu của hệ tiêu hóa có thể hoạt động tốt trở lại. Đồng thời, kẽm tác động đến vị giác, tăng cảm giác thèm ăn cho trẻ, trẻ ăn ngon miệng hơn. Điều này giúp trẻ ăn được, hấp thu được dinh dưỡng từ thức ăn, tránh suy dinh dưỡng. Kẽm còn góp phần làm giảm số lần đi tiêu, giảm lượng nước trong phân. Nhờ đó, trẻ sớm hết tiêu chảy, nhanh chóng hồi phục. Cần có chỉ định của bác sĩ trước khi cho trẻ uống viên kẽm bổ sung. 

Theo dõi thân nhiệt của trẻ

Trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy thường kèm theo triệu chứng sốt. Đa phần các bé chỉ sốt nhẹ ở 37,5 độ C. Nhưng cũng có trường hợp cơn sốt cao lên trên 38 độ C. Khi đó, các biến chứng như co giật, hôn mê, sảng,… rất dễ xảy ra.

Chú ý theo dõi thân nhiệt của con khi bị tiêu chảy
Chú ý theo dõi thân nhiệt của con khi bị tiêu chảy

Chú ý theo dõi thân nhiệt của con khi bị tiêu chảy

Đối với trẻ sốt dưới 38 độ C, mẹ có thể áp dụng các biện pháp hạ sốt tại nhà. Chẳng hạn như chườm ấm, cho trẻ uống nước ấm, bổ sung vitamin C, cho trẻ ăn cháo nóng,… Đặc biệt, mẹ không nên vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ 1 tuổi. Bởi liều lượng và dạng dùng cho trẻ rất khác so với người lớn. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi hạ sốt cho con bằng thuốc.

Trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy có nguy hiểm không?

Tiêu chảy khiến cơ thể mệt mỏi và mất năng lượng nhanh chóng. Đối với trẻ nhỏ, điều này càng biểu hiện rõ rệt hơn. Có thể nói tình trạng tiêu chảy kéo dài ở trẻ 1 tuổi là rất nguy hiểm. Nếu ba mẹ không nắm vững các cách xử trí, trẻ nhỏ rất dễ đối mặt với nguy hiểm.

Tiêu chảy nhiều khiến trẻ bị mất nước nặng

Cơ thể trẻ 1 tuổi có đến 75% là nước. Do vậy các bé rất nhạy cảm với các triệu chứng của tình trạng mất nước. Tiêu chảy nhẹ thường không gây mất nước đáng kể, nhưng tiêu chảy vừa hoặc nặng có thể xảy ra. Tuy nhiên bố mẹ vẫn cần theo dõi sát sao các biểu hiện của bé.

Mất nước nặng là một trong những biến chứng đáng lo ngại nhất khi trẻ nhỏ bị tiêu chảy kéo dài. Mất nước nghiêm trọng rất nguy hiểm, nó có thể gây co giật, tổn thương não, thậm trí tử vong. Ba mẹ hãy chú ý những dấu hiệu cảnh báo tình trạng mất nước dưới đây:

  • Chóng mặt và choáng váng
  • Môi khô, đắng miệng
  • Nước tiểu màu vàng sẫm hoặc rất ít nước tiểu
  • Trẻ khóc ra ít hoặc không ra nước mắt
  • Da khô, nhợt nhạt
  • Thiếu năng lượng, suy kiệt
Mất nước do tiêu chảy làm trẻ khóc không ra nước mắt
Mất nước do tiêu chảy làm trẻ khóc không ra nước mắt

Mất nước do tiêu chảy làm trẻ khóc không ra nước mắt

Khi đó, bổ sung nước và điện giải cho bé là điều quan trọng nhất phải làm. Hãy theo dõi những dấu hiệu mất nước khi trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy. Tốt hơn, bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để có biện pháp xử trí hiệu quả.

Khi nào nên đưa trẻ bị tiêu chảy đến bệnh viện?

Trẻ nhỏ bị tiêu chảy thường hết sau vài ngày. Tuy nhiên nếu tiêu chảy kéo dài hoặc trẻ có các dấu hiệu của biến chứng sau đây thì ba mẹ nên đưa con đến bệnh viện:

  • Trẻ rất mệt mỏi, không thể đứng lên hoặc ngủ ly bì
  • Đã bị tiêu chảy nhiều hơn 3 ngày
  • Chóng mặt, mất nhận thức
  • Có kèm theo nôn ra máu hoặc chất lỏng màu xanh, vàng
  • Sốt cao trên 38 độ C và không thể hạ sốt
  • Đi ngoài ra máu hoặc đi ngoài nhiều hơn 4 lần trong 8 giờ
  • Có biểu hiện mất nước nặng
  • Kèm đau bụng quặn hoặc phát ban

Trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm và nhiều ba mẹ vẫn còn loay hoay trong các xử trí. Vì thế cách tốt nhất là chủ động phòng tránh tiêu chảy cho con ngay từ đầu. Hãy áp dụng các phương pháp để bảo vê trẻ khỏi những tác nhân gây hại.

Phòng tránh tiêu chảy cho bé từ bên ngoài

Trong sinh hoạt hằng ngày, mẹ cần đảm bảo các điều sau đây để trẻ không bị tiêu chảy:

  • Đảm bảo thức ăn của trẻ được nấu chín: Nhiệt độ sẽ tiêu diệt vi khuẩn và loại bỏ một số độc tố trong thực phẩm. Mẹ nên đun sôi thức ăn trong vòng 3-5 phút để đủ thời gian giết chết vi khuẩn. Không nên cho trẻ ăn đồ sống hoặc tái, đặc biệt là cá hoặc rau trồng gần vùng nước.
Đảm bảo thức ăn của trẻ luôn được nấu chín
Đảm bảo thức ăn của trẻ luôn được nấu chín

Đảm bảo thức ăn của trẻ luôn được nấu chín

  • Giữ cho dụng cụ ăn uống của con sạch sẽ: Hãy rửa sạch dụng cụ nấu nướng và ăn uống của trẻ. Cẩn thận hơn mẹ có thể trần qua bằng nước sôi hoặc sử dụng các tủ tiệt trùng.
  • Khi đi du lịch, hãy chắc chắn rằng bất cứ thứ gì bé nhà bạn ăn và uống đều an toàn. Điều này thực sự quan trọng nếu gia đình bạn đi du lịch đến các nước đang phát triển.
  • Giữ cho bàn tay bé luôn sạch sẽ: Rửa tay sạch sẽ là cách để hạn chế sự lây lan của vi khuẩn có thể gây tiêu chảy. Đặc biệt là trước bữa ăn của bé.
  • Tạo cho trẻ thói quen không đưa tay lên miệng: Trẻ nhỏ nghịch ngợm và thích khám phá nhiều thứ. Vì thế tay của trẻ thường chứa nhiều vi khuẩn và giun sán

Phòng tránh tiêu chảy cho bé từ bên trong

Ngoài việc giữ vệ sinh trong lối sống thì, cách hạn chế việc trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy hiệu quả nhất vẫn là củng cố hệ tiêu hóa. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh là tiền đề để con chống lại các tác nhân gây bệnh và phát triển tốt. Mẹ có thể bổ sung những vệ binh tiêu hóa cho bé bằng các sản phẩm như men vi sinh, cốm tiêu hóa. Cung cấp lợi khuẩn là một cách an toàn và hiệu quả để bé không bị tiêu chảy.

Đối với trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy, chúng tôi khuyên mẹ nên lựa chọn sản phẩm cốm tiêu hóa Amano Enzym Gold cho con. Với công nghệ tiên tiến từ Nhật Bản, Amano Enzym Gold hứa hẹn mang đến những điều tốt nhất cho sức khỏe tiêu hóa của con.

Amano Enzym Gold có chứa hàng tỷ lợi khuẩn đường ruột cộng thêm một lượng men tiêu hóa vừa đủ. Lợi khuẩn dạng bào tử sẽ thiết lập lại cân bằng vi sinh và phục hồi các tổn thương tại ruột.

Amano Enzym Gold hạn chế việc trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy
Amano Enzym Gold hạn chế việc trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy

Amano Enzym Gold hạn chế việc trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy

Ngoài ra, enzyme tiêu hóa sẽ giúp con giải quyết lượng thức ăn dư thừa và hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa. Hơn nữa, lượng vitamin và kẽm có trong sản phẩm giúp trẻ hồi phục và cầm tiêu chảy nhanh chóng. Bộ ba lysine, kẽm, vitamin B12 còn giúp con ăn uống ngon miệng hơn, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy cần được quan tâm chăm sóc cẩn thận. Trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy chưa nói được và hiểu được tình trạng tiêu chảy của bản thân. Cha mẹ cần chú ý hơn đến các thay đổi của con khi bị tiêu chảy để kịp thời đi khám nếu cần. Bên cạnh đó, cha mẹ trẻ cần quan tâm hơn về các vấn đề ăn uống của con, giúp con phòng tránh tiêu chảy. Như dân gian ta có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Nhờ đó, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh hơn mỗi ngày.

 

>> Xem thêm: Trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân phải làm sao?

>> Xem thêm: Thuốc lợi khuẩn đường ruột Amano Enzym Gold.

>> Xem thêm: Men vi sinh cho bé, men tiêu hoá cho người lớn.

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.