Trẻ thấp còi nên bổ sung gì? – Lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng

Hiện nay, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, thấp còi luôn duy trì ở mức khá cao, đặc biệt ở các nước nghèo và các nước đang phát triển. Trẻ thấp còi, chậm lớn trở thành nỗi lo lắng của hàng triệu cha mẹ Việt Nam. Nhiều biện pháp khác nhau đã được đặt ra nhằm khắc phục tình trạng này, bổ sung dưỡng chất cho trẻ thấp còi là một trong những giải pháp dễ thực hiện và đem lại hiệu quả cao nhất. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi giải đáp câu hỏi “Trẻ thấp còi nên bổ sung gì?” theo quan điểm từ các chuyên gia dinh dưỡng

Contents

Tình trạng trẻ thấp còi, suy dinh dưỡng

1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ thấp còi, suy dinh dưỡng 

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi ở trẻ nhỏ, gồm có:

– Nguyên nhân xuất phát từ chế độ dinh dưỡng hàng ngày:

  • Trẻ bú mẹ nhưng mẹ cho trẻ cai sữa quá sớm, khiến cho trẻ khó thích ứng với các nhóm thực phẩm khác gây ra tình trạng bỏ bữa, thiếu dinh dưỡng
  • Mẹ lựa chọn sai thời điểm ăn dặm hoặc cho trẻ ăn dặm không đúng cách
  • Chế độ ăn mất cân bằng dinh dưỡng, không đầy đủ các nhóm chất cần thiết để trẻ có thể tăng trưởng cả về chiều cao và cân nặng
  • Do trẻ biếng ăn, lười ăn, khiến lượng thức ăn nạp vào cơ thể không đủ để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh

– Trẻ quá năng động, hoạt động thể chất nhiều gây ra tình trạng tiêu hao quá mức năng lượng, trong khi đó các bữa ăn hàng ngày của trẻ không đủ để bù lại năng lượng đã mất đi, khiến trẻ ăn nhưng không lớn được, vẫn thấp còi, nhẹ cân.

– Do sức đề kháng kém của trẻ khiến trẻ hay mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn, điển hình như các nhiễm khuẩn đường tiêu hóa làm ảnh hưởng đến hiệu quả hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn của trẻ, khiến cho trẻ nhẹ cân, thấp còi và tăng nguy cơ suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

– Một nguyên nhân khác cũng khá phổ biến liên quan đến điều kiện, môi trường sống của trẻ. Ở những nước kém phát triển, trẻ có tỉ lệ thấp còi, nhẹ cân cao hơn so với các nước có điều kiện kinh tế ổn định, trẻ có điều kiện được bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết.

https://youtu.be/sBN-9TyHdD4

Trẻ thấp còi nên bổ sung gì? – Lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng

– Một số yếu tố thuận lợi dẫn đến tình trạng trẻ thấp còi cao hơn có thể kể tới như:

  • Cơ thể mẹ thiếu sữa sau khi sinh, trẻ không đủ sữa bú
  • Đặc điểm cơ địa của cha mẹ thấp còi, kém hấp thu
  • Trẻ mắc các dị tật bẩm sinh có nguy cơ thấp còi cao hơn
  • Trẻ mới sinh có cân nặng dưới 2.5 kg

2. Trẻ thấp còi để lại những hậu quả gì?

Bé suy dinh dưỡng, thấp còi nếu không được phát hiện và có những giải pháp khắc phục phù hợp có thể gây ra nhiều tác động xấu đến quá trình phát triển và trưởng thành của trẻ:

  • Trẻ thấp còi là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến tử vong ở trẻ
  • Khiến trẻ chậm phát triển cả về thể chất và trí não, kém linh hoạt trong cuộc sống hàng ngày
  • Dễ mắc bệnh, sức đề kháng suy giảm, trẻ có nguy cơ cao mắc phải các nhiễm trùng nghiêm trọng
  • Giảm khả năng vận động thể lực, giảm sự tương tác của trẻ, nhất là trong giai đoạn trẻ đến trường

Trẻ thấp còi để lại những hậu quả gì?

Trẻ thấp còi để lại những hậu quả gì?

Trẻ thấp còi nên bổ sung gì?

Thay đổi và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ là một trong những giải pháp được ưu tiên hàng đầu cho bé thấp còi.

1. Nguyên tắc dinh dưỡng cho bé thấp còi

  • Thành phần dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn của trẻ: cần đảm bảo đủ chất, đủ lượng và cân bằng. Bên cạnh đó, để trẻ thấp còi có thể tăng cân an toàn, mẹ nên đảm bảo tăng lượng protein, bổ sung dầu mỡ cùng nhiều vi chất khác.
  • Không nên ép trẻ ăn quá nhiều trong cùng một bữa, thay vào đó mẹ nên chia nhỏ thành 3 bữa chính và các bữa phụ
  • Đối với trẻ sơ sinh: sữa mẹ chính là nguồn dưỡng chất quan trọng và đầy đủ nhất. Để đảm bảo đủ sữa chất lượng cho trẻ, mẹ cần chú ý đến cả chế độ dinh dưỡng của bản thân.
  • Đối với trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm: mẹ nên cho bé ăn từ loãng đến đặc, lượng ít đến lượng nhiều để hệ tiêu hóa của trẻ có thể thích nghi dần.
  • Mẹ cũng nên tham khảo các cách chế biến món ăn đa dạng, hợp khẩu vị của trẻ để tăng cảm giác ngon miệng khi ăn cho trẻ, từ đó giúp trẻ ăn nhiều và hấp thu dưỡng chất được hiệu quả hơn.

2. Trẻ thấp còi nên bổ sung những nhóm dinh dưỡng nào?

– Protein: là nguồn dưỡng chất quan trọng đối với sự tăng trưởng thể chất của trẻ. Nguồn thực phẩm giàu protein cũng rất đa dạng, từ động vật như thịt, cá, sữa, tôm hay từ thực vật như các loại hạt đậu, lạc, vừng,…

– Dầu mỡ: nhiều mẹ cho rằng bổ sung càng ít dầu mỡ cho trẻ thì càng tốt. Tuy nhiên đây lại là một quan điểm sai lầm, bởi dầu mỡ chính là thành phần giúp cơ thể trẻ có khả năng hấp thu các dưỡng chất thân dầu trong bữa ăn một cách hiệu quả nhất. Các chất béo cũng là nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động hàng ngày của trẻ.

– Các vitamin:

  • Vitamin A: giúp tăng khả năng miễn dịch cho trẻ, ngăn ngừa các bệnh lý nhiễm khuẩn gây suy giảm thể chất của bé. Vitamin A có nhiều trong các loại rau củ như cà rốt, gấc,…
  • Vitamin D: có trong các loại dầu gan cá, gan và chất béo từ động vật, giúp trẻ tăng trưởng chiều cao hiệu quả, đồng thời giúp cơ thể bé hấp thu calci tốt hơn.

– Các khoáng chất gồm

  • Calci: cần thiết cho trẻ thấp còi tăng trưởng về chiều cao, có thể bổ sung thông qua sữa, rau xanh, hoặc các loại thủy hải sản.
  • Kẽm: có liên quan đến vị giác của trẻ, giúp tăng cảm giác ngon miệng, kích thích trẻ ăn ngon và phát triển khỏe mạnh. Thiếu kẽm cũng là một nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn phát triển xương, chậm lớn, làm tăng tỷ lệ trẻ biếng ăn. Kẽm có nhiều trong các loại hải sản như hàu, tôm đồng hoặc gan heo.
  • Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo rằng mẹ nên cân nhắc bổ sung cho bé các sản phẩm hỗ trợ như men vi sinh chứa lợi khuẩn, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, từ đó cải thiện chức năng tiêu hóa, hấp thu dưỡng chất hiệu quả để trẻ có thể tăng trưởng khỏe mạnh hơn.

Trẻ thấp còi nên bổ sung gì?

Trẻ thấp còi nên bổ sung gì?

Giải pháp khác cho mẹ để cải thiện tình trạng trẻ thấp còi

Bên cạnh bổ sung các nhóm dưỡng chất cần thiết cho bé, mẹ cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chú ý đảm bảo vệ sinh cho trẻ như vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường hoạt động xung quanh trẻ thường xuyên để hạn chế nguy cơ trẻ nhiễm khuẩn, mắc các bệnh nhiễm trùng gây suy nhược cơ thể, tăng nguy cơ thấp còi, gầy yếu ở trẻ.
  • Rèn cho trẻ thói quen vận động để tăng cường thể lực, cũng như hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả hơn cho trẻ.
  • Cần chú ý chăm sóc trẻ khi trẻ bị bệnh: trường hợp trẻ không được điều trị các bệnh lý đúng cách có thể gây ra nhiều ảnh hưởng sau này đối với sức khỏe của trẻ, bé có thể chậm phát triển, chậm lớn hoặc thường xuyên tái phát bệnh gây suy nhược cơ thể.

Giải pháp khác cho mẹ để cải thiện tình trạng trẻ thấp còi

Giải pháp khác cho mẹ để cải thiện tình trạng trẻ thấp còi

 Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

Xem thêm Gợi ý một số thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi mẹ nên áp dụng

Xem thêm Trẻ bị còi xương uống thuốc gì? Tư vấn từ chuyên gia dinh dưỡng

Xem thêm Vì sao thiếu vitamin D trẻ bị còi xương?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.