Theo kết quả báo cáo nghiên cứu từ Viện dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ trẻ em Việt Nam trong tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi đang dao động ở mức 21 – 34% mỗi năm. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi luôn ở mức cao như hiện nay? Đâu là thực đơn để cải thiện cân nặng cho trẻ thấp còi? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Contents
Tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ và nguyên nhân
Suy dinh dưỡng thấp còi được hiểu là tình trạng trẻ nhỏ có chiều cao và cân nặng thấp hơn so với tiêu chuẩn trung bình tùy theo giới tính và từng độ tuổi. Tình trạng này có thể là trở ngại lớn nhất đối với trẻ trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển, ảnh hưởng đến số lượng lớn trẻ em trên thế giới nói chung, là một trong những yếu tố nguy cơ làm gia tăng số lượng trẻ sơ sinh tử vong.
Có rất nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan dẫn đến tình trạng trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, dưới đây là thống kê về một số nguyên nhân chính:
-
Dinh dưỡng từ mẹ trước và trong thời gian mang thai không đầy đủ: dinh dưỡng từ mẹ kém có thể hạn chế quá trình phát triển của thai nhi cũng như sau khi trẻ sinh ra. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mẹ suy dinh dưỡng có thể làm nguy cơ trẻ gầy yếu, thấp còi sau sinh tăng lên, từ đó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bé, cả về thể chất và tinh thần. Bên cạnh đó, sữa mẹ cho con bú trong 6 tháng đầu cũng là nguồn dinh dưỡng đặc biệt quan trọng cho bé phát triển nếu mẹ được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.
Gợi ý một số thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi mẹ nên áp dụng
-
Trẻ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng: thiếu các vi chất thiết yếu sẽ ngăn cản cơ thể sản sinh các men tiêu hóa – thành phần quan trọng quyết định khả năng hấp thu của cơ thể trẻ. Thức ăn khi đó sẽ không được phân hủy thành các chất nhỏ hơn để cơ thể hấp thu, tăng thời gian lưu lại trong đường ruột, từ đó gây ra các rối loạn tiêu hóa, các triệu chứng như khó tiêu, đau bụng, đầy chướng bụng có thể xuất hiện ở mức độ khác nhau. Việc này dẫn đến tình trạng trẻ không muốn ăn, biếng ăn hoặc quấy khóc, càng làm nghiêm trọng hơn vấn đề thiếu hụt dinh dưỡng, gây ra tình trạng suy dinh dưỡng. Ngoài ra, việc xây dựng chế độ ăn cho trẻ kém hợp lý, không đảm bảo vệ sinh hoặc cách chế biến thực phẩm của cha mẹ chưa thực sự phù hợp cũng có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc, nhiễm khuẩn tiêu hóa gây biếng ăn ở trẻ.
Trẻ suy dinh dưỡng thấp còi
-
Loạn khuẩn đường ruột cũng là một trong những nguyên nhân thường thấy. Các lợi khuẩn có vai trò duy trì chức năng hệ tiêu hóa: đảm bảo quá trình hoạt động, phân cắt, hấp thu dinh dưỡng và quá trình đào thải độc tố của cơ thể trẻ. Khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng, trẻ có thể đối diện với nguy cơ gia tăng số lượng lớn các vi khuẩn gây hại, tình trạng rối loạn tiêu hóa gia tăng khiến trẻ kém hấp thu dinh dưỡng, biếng ăn và chậm lớn.
-
Sức đề kháng của trẻ suy giảm: là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu hóa kéo dài hoặc thường xuyên tái phát ở trẻ, có thể gây ra các bệnh lý viêm nhiễm thể nặng. Sau các đợt nhiễm khuẩn, nếu trẻ không được chăm sóc đầy đủ có thể gây ra tình trạng suy dinh dưỡng.
-
Do các dị tật bẩm sinh: thể tạng dị tật bắt nguồn từ việc trẻ đẻ non, bào thai suy dinh dưỡng hoặc hở hàm ếch, sứt môi cũng là nguyên nhân khiến tỉ lệ nhỏ trẻ em thấp còi, suy dinh dưỡng.
-
Một số nguyên nhân khác như kiến thức chăm sóc trẻ của cha mẹ chưa hợp lý, kém khoa học hoặc do thể trạng đáp ứng kém với thức ăn ở trẻ nhỏ; do sở thích, khẩu vị hoặc tâm trạng trẻ gây ra tình trạng biếng ăn.
Một số dấu hiệu giúp cho cha mẹ có thể nhận biết sớm trẻ suy dinh dưỡng thấp còi gồm:
-
Trẻ sút cân trong thời gian dài, không lên cân.
-
Mỡ ở cánh tay, bắp chân teo lại, da thịt nhão không chắc, lớp mỡ dưới da bụng có thể mất đi.
-
Trẻ ăn uống kém, biếng ăn, quấy khóc, thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa.
Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi
Đối với những trẻ trong tình trạng gầy yếu, suy dinh dưỡng, một chế độ ăn hợp lý với ba bữa chính và nhiều bữa phụ trong ngày là đặc biệt quan trọng:
-
Với bữa sáng: là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày không những đối với trẻ mà còn áp dụng cho mọi lứa tuổi, dinh dưỡng từ bữa sáng là nguồn cung cấp năng lượng cho bé hoạt động hiệu quả nhất. Thành phần dinh dưỡng cần cho mỗi bữa sáng của trẻ gồm protein, các khoáng chất, chất xơ. Cha mẹ tuyệt đối không để trẻ bỏ ăn bữa sáng, do có thể là nguy cơ gây viêm loét dạ dày hoặc làm dư thừa năng lượng gây béo phì, thừa cân nếu như trẻ được bổ sung bù quá nhiều thức ăn trong bữa trưa và bữa tối.
-
Với bữa trưa: phụ huynh nên cho trẻ ăn trưa với các nhóm thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa kết hợp với rau xanh, hoa quả chứa nhiều vitamin và vi chất, bổ sung đầy đủ các nhóm dinh dưỡng gồm chất đạm, chất béo, tinh bột cho trẻ. Thêm vào đó, các bé có thể dùng bữa phụ sau bữa trưa khoảng 3 giờ với các dạng thực phẩm như sữa chua, trái cây, nước ép, bánh ngọt,…
-
Với bữa tối: thực đơn của trẻ nên được đơn giản hóa nhưng vẫn cần đầy đủ dinh dưỡng. Các món ăn có thể gồm thịt, rau, đậu, thực phẩm cung cấp tinh bột với hàm lượng nhỏ. Cha mẹ không nên để bé ăn quá no trước khi đi ngủ do có thể gây đầy chướng bụng, khó tiêu cho bé.
Một số nguyên tắc khi xây dựng thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi cha mẹ cần chú ý:
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi: nên được bú mẹ hoàn toàn. Người mẹ cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất cần thiết để có thể cung cấp dinh dưỡng cho con thông qua cho trẻ bú.
Đối với trẻ ăn dặm: thực đơn ăn dặm cần được điều chỉnh tùy theo độ tuổi và khả năng hấp thu của trẻ kết hợp với bú sữa mẹ và sử dụng sữa công thức được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo.
Chế độ ăn cần đa dạng, tăng cường chất bổ. Cha mẹ cũng nên thay đổi thường xuyên cách chế biến món ăn để phù hợp với sở thích của trẻ, kích thích ngon miệng.
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi
Về thành phần dinh dưỡng mỗi bữa ăn:
-
Nên lựa chọn các thức ăn giàu đạm như thịt cá, trứng, đậu, sữa đặc biệt là nhóm thực phẩm chứa hàm lượng kẽm cao như thịt gia cầm để kích thích phát triển chiều cao cho bé.
-
Bổ sung dầu mỡ trong thức ăn để giúp trẻ hấp thu các vitamin tan trong dầu như vitamin A, vitamin D, vitamin E dễ dàng hơn.
-
Cung cấp đầy đủ tinh bột cho bé, có thể là nguồn tinh bột đơn giản như đường trái cây đến nguồn tinh bột phức tạp từ rau xanh, các loại đậu, ngũ cốc. Thức ăn giàu chất xơ cũng được khuyến khích sử dụng trong mọi bữa ăn để kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa. Đạm và chất béo có thể được bổ sung qua đa dạng các loại thực phẩm như thịt, hải sản, trứng,…
-
Không nên ép buộc trẻ khi ăn, do có thể khiến trẻ sợ hãi, ngày càng biếng ăn hơn.Tránh cho trẻ ăn vặt tối thiểu 30 phút – 1 giờ trước khi ăn bữa chính.
Một số thực đơn gợi ý cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi
1. Cháo ý dĩ
Hạt ý dĩ được biến đến là loại hạt có thành phần dinh dưỡng cao được nhiều người ưa chuộng trong chăm sóc sức khỏe, đặc biệt phù hợp với trẻ em gầy yếu, suy dinh dưỡng do chứa nhiều protein, các acid amin, tinh bột và chất béo. Bên cạnh đó, hạt ý dĩ có thể kích thích tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng và hấp thu thức ăn tốt hơn
Cách chế biến cháo ý dĩ hạt sen như sau:
-
Ngâm hạt sen qua đêm, sau đó phơi khô.
-
Xay hạt sen khô và hạt ý dĩ thành bột nhuyễn, nấu cùng gạo và nước để cho nhừ thành cháo.
-
Sau khi cháo chín, mẹ có thể bổ sung thêm đường tùy khẩu vị của trẻ, để nguội cho trẻ ăn.
Cháo ý dĩ tương đối dễ làm, có thể dùng cho trẻ trong các bữa ăn hàng ngày. Hiệu quả tăng cân cho trẻ có thể đạt được nếu áp dụng trong khoảng 20 ngày đều đặn.
Cháo ý dĩ cho trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng
2. Cá hồi
Thành phần dinh dưỡng trong cá hồi rất đa dạng, gồm: DHA giúp trẻ phát triển não bộ; Protein, vitamin D và vitamin E giúp tăng cường đề kháng, giúp quá trình hấp thu calci và dinh dưỡng tốt hơn cho trẻ; Omega 3 và các acid amin giúp trẻ phát triển thể chất, cải thiện thị lực.
Cá hồi có thể sử dụng cho trẻ suy dinh dưỡng từ 6 – 7 tháng tuổi trở lên, dễ dàng chế biến thành một số món ăn như
-
Cháo cá hồi nấu kết hợp với bí đỏ, rau dền, cải bó xôi hoặc nấu cùng đậu hũ non, đậu phộng.
-
Ruốc cá hồi
-
Cá hồi áp chảo
-
Lườn cá hồi om tương
3. Trứng
Trứng cung cấp hàm lượng cao protein, chất béo bão hòa cùng với các vitamin A, vitamin B, vitamin D và vitamin E12, sắt, các khoáng chất và carotenoid, cần thiết cho sự phát triển thể chất và chiều cao cho trẻ em suy dinh dưỡng, thấp còi ở mọi độ tuổi.
Các cách chế biến:
-
Trứng luộc, trứng dầm tương, trứng khuấy.
-
Cháo trứng nấu cùng đậu đỏ, cháo trứng khoai lang, cháo trứng gà bí đỏ.
Tuy là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng cha mẹ cũng không nên cho con ăn trứng quá nhiều, có thể gây ra thừa chất làm cản trở quá trình phát triển. Dưới đây là khuyến cáo về lượng trứng trẻ nên bổ sung hàng ngày:
-
Trẻ 6 – 7 tháng tuổi: nên dùng tối đa 2 – 3 lần/tuần, mỗi lần ăn khoảng ½ lòng đỏ trứng
-
Trẻ dưới 1 tuổi: mỗi tuần khoảng 3 lần, mỗi lần ăn 1 lòng đỏ trứng,
-
Bé 1 – 2 tuổi: số lượng trứng có thể ăn mỗi tuần là 3 – 4 quả.
-
Trẻ từ 2 tuổi trở lên: tùy theo sở thích của trẻ mà mỗi ngày cha mẹ có thể cho trẻ ăn 1 quả.
Trứng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao
4. Cháo cá quả
Cá quả, hay còn gọi là cá lóc, có thể áp dụng cho bé suy dinh dưỡng trong giai đoạn ăn dặm từ tháng thứ 7. Cá lóc cung cấp lượng lớn calo cho cơ thể, giàu các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu như phospho, calci, protein,… cho phát triển thể chất của bé.
Cá lóc có thể dùng nấu cháo cùng cà rốt, đậu xanh, khoai lang, bí đỏ tùy theo lựa chọn của cha mẹ. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý về nguy cơ dị ứng khi cho trẻ ăn cá lóc hoặc một số loại cá khác.
5. Cháo chim cút
Theo quan niệm dân gian, chim cút có tác dụng bổ ngũ tạng, dùng cho người suy nhược cơ thể, đặc biệt thích hợp cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi và phụ nữ mang thai, người mới ốm dậy. Thành phần dinh dưỡng có trong chim cút rất đa dạng, giàu đạm, khoáng chất và ít mỡ, có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.
Cháo chim cút dùng cho trẻ suy dinh dưỡng là một món ăn được nhiều chuyên gia khuyến khích sử dụng. Dưới đây là gợi ý về cách chế biến cháo chim cút với đậu xanh:
-
Chim cút bỏ đầu, chân và ruột làm sạch, có thể rửa cùng rượu để loại bỏ mùi, sau đó ướp gia vị khoảng 20 phút tùy theo sở thích.
-
Nghiền một ít vỏ quýt khô trộn cùng gạo nếp và gạo tẻ.
-
Cho đậu xanh bỏ vỏ vào trong bụng chim cút, sau đó đem ninh nhừ với gạo thành cháo.
Cháo chim cút có thể dùng cho bé ăn liền trong khoảng 10 ngày. Cha mẹ cũng có thể đổi cách chế biến để thay đổi bữa ăn cho bé.
Cháo chim cút bổ sung dinh dưỡng cho trẻ gầy yếu
6. Ếch
Trong thịt ếch có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng gồm protein, chất béo, kali, natri, sắt, đường, magie, các vitamin thân dầu,… là những thành phần cần thiết cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt đối với trẻ suy dinh dưỡng.
Một số món ăn có thể chế biến từ thịt ếch như:
-
Ruốc ếch
-
Hầm canh ếch hạt sen
-
Cháo ếch kết hợp với cà rốt, đậu xanh, bí đao
Men tiêu hóa của Nhật Amano Enzym Gold – giải pháp cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi
Được sản xuất tại đất nước nổi tiếng với các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe là Nhật Bản, men tiêu hóa Amano Enzym Gold có chứa các thành phần chính bao gồm:
-
Bào tử Bacillus subtilis, bào tử Bacillus clausii, tinh chất men bia chứa tế bào sống Saccharomyces cerevisiae
-
Các khoáng chất: Calci lactat, Kẽm gluconat
-
Vitamin nhóm B
-
L-Lysin.HCl, Taurin và DHA
Amano Enzym Gold được sản xuất theo công nghệ enzym số 1 Nhật Bản, phù hợp với các đối tượng:
-
Trẻ em biếng ăn, thấp còi, chậm phát triển, suy dinh dưỡng.
-
Trẻ nhỏ gầy yếu, thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, hấp thu kém thức ăn do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
-
Bệnh nhân mới ốm dậy, người cao tuổi tiêu hóa kém; người lớn suy nhược cơ thể.
Sản phẩm được dùng với mức liều khuyến cáo cho từng độ tuổi khác nhau:
Trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi:
- Trẻ từ 6 tháng đến 2 năm: mỗi ngày 1 gói.
- Trẻ 2 – 3 tuổi: mỗi ngày 1 – 2 gói.
- Trẻ trên 3 tuổi: mỗi ngày 1 – 3 gói.
Người lớn: dùng liều theo hướng dẫn đi kèm sản phẩm.
Amano Enzym Gold nên dùng sau các bữa ăn, cha mẹ có thể trộn cùng nước hoặc thức ăn để trẻ tiện sử dụng. Liệu trình dùng sản phẩm nên kéo dài ít nhất trong 2 tháng, dùng nhắc lại 3-4 lần/năm để đạt hiệu quả cải thiện dinh dưỡng cho bé tốt nhất.
Men tiêu hóa của Nhật Amano Enzym Gold – giải pháp cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi
Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn
Tìm hiểu thêm thông tin y khoa