Bé tăng cân như thế nào là hợp lý? – Tư vấn từ chuyên gia dinh dưỡng

Cân nặng của trẻ là một trong những yếu tố cơ bản giúp cho cha mẹ đánh giá xem bé nhà mình có đang phát triển khỏe mạnh, bình thường hay không. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, có rất nhiều yếu tố khác nhau có thể tác động đến quá trình tăng cân của trẻ, mỗi yếu tố lại ảnh hưởng theo những mức độ khác nhau. Vậy bé tăng cân như thế nào là hợp lý? Mẹ nên làm gì để bé có thể tăng cân khỏe mạnh? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây. 

Contents

Những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ?

1. Thời gian mẹ mang thai tác động trực tiếp đến cân nặng của trẻ

Giai đoạn mẹ mang thai là giai đoạn quan trọng, tác động trực tiếp và liên quan mật thiết đến quá trình phát triển cân nặng của bé sau này. Các báo cáo thống kê cho thấy, trẻ sinh đủ tháng hoặc sinh muộn hơn thời gian dự kiến có cân nặng cao hơn so với trẻ sinh thiếu tháng, quá trình tăng cân của nhóm trẻ này cũng ổn định hơn so với trẻ sinh non.

Thời gian mẹ mang thai tác động trực tiếp đến cân nặng của trẻ

Thời gian mẹ mang thai tác động trực tiếp đến cân nặng của trẻ

2. Giới tính của trẻ liên quan tới cân nặng của trẻ

Các chỉ số cân nặng, chiều cao của các bé trai có xu hướng cao hơn so với các bé gái, cùng với đó thì tốc độ phát triển cân nặng của 2 nhóm trẻ này cũng có sự khác nhau.

3. Khả năng bú sữa mẹ tác động khá lớn đến quá trình tăng cân ở trẻ nhỏ

Thói quen trẻ bú sữa mẹ cũng ảnh hưởng khá lớn đến tăng cân ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ có thói quen bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu có cân nặng tăng tương đối ổn định. Mẹ nên cho bé bú theo nhu cầu, không cần quá áp đặt để trẻ bú trong những khung giờ cố định.

Khả năng bú sữa mẹ tác động khá lớn đến quá trình tăng cân ở trẻ nhỏ

Khả năng bú sữa mẹ tác động khá lớn đến quá trình tăng cân ở trẻ nhỏ

4. Chế độ dinh dưỡng của bé ảnh hưởng đến việc bé tăng cân

  • Trong vòng 6 tháng đầu đời, đây là giai đoạn phần lớn trẻ được cung cấp dinh dưỡng từ sữa mẹ. Thành phần dưỡng chất có trong sữa của mỗi mẹ là khác nhau, do đó trẻ cũng có sự tăng trưởng cân nặng khác nhau. Chất lượng sữa mẹ phụ thuộc vào lượng thức ăn, cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn của mẹ cũng như một số thói quen hàng ngày của mẹ. Do đó, việc mẹ ăn thiếu chất trong giai đoạn cho con bú cũng là một nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân.

https://youtu.be/7W4NczfdxCw

Bé tăng cân như thế nào là hợp lý? – Tư vấn từ chuyên gia dinh dưỡng

  • Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, việc trẻ tăng cân ổn định hay không phụ thuộc phần lớn vào các bữa ăn hàng ngày, hàm lượng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn, cách mẹ chế biến món ăn,…

5. Đặc điểm cơ địa của trẻ tác động đến quá trình bé tăng cân

Đây cũng là một yếu tố có thể ảnh hưởng đến quá trình tăng cân của bé. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bé có cha mẹ có thể trạng gầy yếu cũng có nguy cơ cao chậm phát triển cân nặng và thể chất sau này do được di truyền một phần đặc điểm thể trạng từ cha mẹ.

6. Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ

Bé khi được phát triển trong một môi trường lành mạch, trong sạch, không ô nhiễm cũng là yếu tố thuận lợi để bé có thể phát triển thể chất một cách tối ưu. Ngược lại, môi trường ô nhiễm, điều kiện sống khó khăn gây ra nhiều ảnh hưởng đối với cân nặng của bé, đặc biệt ở những nước nghèo, kém phát triển.

Bé tăng cân như thế nào là hợp lý?

“Bé tăng cân như thế nào là hợp lý?” Đây là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh. Trên thực tế, mỗi trẻ do đặc điểm cơ địa, đặc điểm dinh dưỡng cũng như nhiều yếu tố khác mà có sự tăng cân khác nhau. Các mẹ có thể dựa trên các tiêu chuẩn cân nặng được tổ chức y tế thế giới đưa ra hoặc dựa trên các biểu đồ tăng trưởng để tham khảo mức độ phát triển của trẻ.

Thông thường, tốc độ tăng cân ước tính của trẻ được chia ra thành một số giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn từ khi trẻ mới sinh đến khi trẻ 3 tháng tuổi: trung bình mỗi tháng, trẻ thường tăng từ 0.6 – 0.8kg, trẻ cũng có thể tăng tới 1 kg mỗi tháng.
  • Giai đoạn trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi: trung bình cân nặng của trẻ tăng từ 0.5 – 0.6 kg/tháng.
  • Giai đoạn trẻ từ 6 – 9 tháng tuổi: mỗi tháng trẻ tăng từ 0.4 – 0.5 kg
  • Giai đoạn trẻ từ 9 – 12 tháng tuổi: mỗi tháng, trẻ có thể tăng khoảng 0.3 – 0.4 kg
  • Trẻ từ 1 – 2 tuổi: cân nặng trẻ tăng dao động trung bình trong khoảng từ 0.15 – 0.3 kg/tháng
  • Trẻ từ 2 – 10 tuổi: là giai đoạn trẻ bắt đầu phát triển ổn định hơn, là độ tuổi đến trường đi học, tốc độ tăng cân dao động trong khoảng từ 0.1 – 0.2 kg/tháng.
  • Đối với trẻ độ tuổi trước dậy thì và dậy thì, mỗi tháng trẻ có thể tăng tới 0.5 – 1 kg tùy theo hoạt động của trẻ cũng như chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Trên đây chỉ là biểu đồ tham khảo về tốc độ tăng cân của trẻ, tuy nhiên cha mẹ cũng cần nắm rõ để có thể đánh giá sơ bộ xem bé có đang tăng cân bình thường hay không. Trong trường hợp bé chậm tăng cân so với độ tuổi, hoặc cân nặng của bé không có dấu hiệu cải thiện trong vòng 3 tháng liên tục, thậm chí bé có thể sút cân, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý, có thể đưa bé đi khám dinh dưỡng để kịp thời phát hiện những vấn đề trẻ đang gặp phải.

Bé tăng cân như thế nào là hợp lý?

Bé tăng cân như thế nào là hợp lý?

Mẹ cần làm gì để trẻ nhỏ tăng cân khỏe mạnh?

Một số giải pháp giúp bé tăng cân ổn định mẹ có thể tham khảo dưới đây:

– Cho trẻ bú đúng cách: 6 tháng đầu, mẹ nên đảm bảo đầy đủ dưỡng chất trong bữa ăn để chất lượng sữa cho bé bú là tốt nhất. Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn để có thể phát triển tối ưu nhất.

– Giúp bé ngủ đủ giấc: chất lượng giấc ngủ cũng ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ. Mẹ có thể tham khảo các giải pháp để giúp bé ngủ ngon giấc hơn vào ban đêm, giảm tình trạng quấy khóc, giật mình làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

– Chế độ dinh dưỡng của bé:

  • Mẹ nên lưu ý cho bé ăn dặm đúng thời điểm, đúng cách.
  • Cho bé ăn đủ thức ăn, không quá nhiều nhưng vẫn phải đảm bảo đủ chất.
  • Cách chế biến món ăn cũng là vấn đề quan trọng mà mẹ cần lưu ý. Không nên cho trẻ ăn các nhóm thực phẩm tái sống, chưa nấu chín hoặc không đảm bảo vệ sinh.

– Với trẻ độ tuổi đi học, cho trẻ vận động, chơi thể thao cũng là một biện pháp tăng cường thể lực cho trẻ.

– Bổ sung thêm các dưỡng chất từ nhiều nguồn khác nhau: thực phẩm chức năng hay các loại thuốc bổ. Men vi sinh là một trong những dòng sản phẩm được nhiều chuyên gia khuyến khích sử dụng cho bé. Men vi sinh có thành phần chính là các lợi khuẩn đường ruột, hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh, giúp ổn định và điều hòa chức năng tiêu hóa, hấp thu dưỡng chất của trẻ, từ đó hỗ trợ bé tăng cân khỏe mạnh hơn. Bên cạnh đó, một số chế phẩm men vi sinh trên thị trường như Amano Enzym Gold Nhật Bản cũng có bổ sung thêm các thành phần như enzym tiêu hóa, các vitamin và khoáng chất thiết yếu, giúp cho hệ miễn dịch của bé hoàn thiện, bé tăng trưởng toàn diện cả về thể chất và trí tuệ.

Mẹ cần làm gì để trẻ nhỏ tăng cân khỏe mạnh?

Mẹ cần làm gì để trẻ nhỏ tăng cân khỏe mạnh?

 Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

Xem thêm Mẹ bầu bị táo bón có ảnh hưởng đến con không? Trị táo bón ở mẹ bầu

Xem thêm Hệ tiêu hóa yếu nên ăn gì chuyên gia giúp bạn lựa chọn thế nào?

Xem thêm Hệ tiêu hóa yếu do đâu? Top 10 thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa

Xem thêm Trẻ đau bụng ăn gì và không nên ăn gì? – Lời khuyên từ chuyên gia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.