Một trong những vấn đề liên quan đến chế độ dinh dưỡng của trẻ được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Đó là việc trẻ lười ăn, không thích ăn rau xanh. Trong rau xanh chứa nhiều vitamin và lượng chất xơ cần thiết. Vì vậy khi trẻ lười ăn rau sẽ dẫn tới nhiều chứng bệnh, đặc biệt là táo bón. Trẻ lười ăn rau phải làm sao? Hãy cùng lắng nghe tuyệt chiêu được mẹ thông thái chia sẻ với Amanoenzym để khắc phục tình trạng trên cho con nhé!
Contents
Vì sao trẻ lười ăn rau?
Trẻ lười ăn rau là vấn đề luôn được các ông bố bà mẹ quan tâm. Rau xanh có vai trò gì mà lại được chú trọng như vậy? Khoa học đã chỉ ra rằng rau xanh có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe con người, như:
- Là nguồn cung cấp vitamin và muối khoáng thiết yếu cho cơ thể
- Có khả năng gây thèm ăn, tạo điều kiện cho việc tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng. Dễ dàng, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể
- Giúp hệ tiêu hóa và đường ruột hoạt động tốt, ngăn ngừa táo bón
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tránh tình trạng thừa cân, béo phì
Theo khảo sát, cứ 10 đứa trẻ thì có đến 8 trẻ không thích ăn rau. Một vài nguyên nhân phổ biến như:
- Phụ huynh không tập cho con ăn rau từ giai đoạn ăn dặm do đó không được tạo thói quen ăn rau cho trẻ
- Hầu hết các bé thường có xu hướng chỉ ăn một món ưa thích nhất định và không muốn đổi sang món khác. Vì vậy các mẹ cũng chiều bé, không cho bé ăn đa dạng các món ăn. Mà trẻ nhỏ chủ yếu chỉ thích ăn thịt và coi các loại rau là thứ thức ăn “nhạt nhẽo”, “vô vị”
Trẻ không thích ăn rau do cảm thấy rau vô vị, nhạt nhẽo
- Hoặc có vài bậc cha mẹ chưa có đủ kiến thức chăm con nên xem rau là thực phẩm không quan trọng và cần thiết cho bé. Vậy nên không thêm rau vào khẩu phần ăn của con
- Ngoài ra, trẻ em đặc biệt nhạy cảm với mùi vị hơn người lớn. Do các đơn vị cảm thụ vị giác trong miệng giúp con người nhận biết các vị như: cay, đắng, ngọt, mặn, chua, cay của trẻ em nhiều hơn so với người trưởng thành.
Vì vậy, có một số loại rau như rau cải dù có vị hơi đắng nhưng được rất nhiều người lớn yêu thích. Còn đối với trẻ, vị đắng này có thể tăng gấp 2-3 lần so với cảm nhận của người lớn. Do vậy trẻ thường không thích ăn rau.
Nắm rõ được nguyên nhân sẽ giúp mẹ có các biện pháp phòng ngừa. Và cải thiện được tình trạng lười ăn rau ở trẻ. Đừng quá lo lắng và hãy theo dõi tiếp bài viết để cùng chúng tôi tìm ra giải pháp nhé.
Tác hại khi trẻ lười ăn rau
Để đảm bảo trẻ có đủ dưỡng chất giúp trẻ phát triển khỏe mạnh thì chế độ dinh dưỡng của trẻ luôn phải cân đối giữa 4 nhóm chất chính: chất đạm; chất bột đường; chất béo; các vitamin, chất xơ và khoáng chất.
Khi trẻ gặp tình trạng mất cân đối giữa các nhóm chất này có thể gây ra nhiều bệnh lý cho trẻ. Và nếu tình trạng này xảy ra kéo dài còn dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, sự mất cân đối giữa 2 nhóm đạm và xơ trong bữa ăn thường được thể hiện rõ nhất. Trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi, lượng đạm trung bình được bổ sung qua các bữa ăn là 260%. Trong khi đó chỉ có 21% lượng chất xơ được bổ sung so với nhu cầu.
Trẻ lười ăn rau có thể để lại nhiều hậu quả tai hại đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Một vài tác hại trẻ dễ gặp phải như:
-
Hệ tiêu hóa yếu
Chất xơ thường có nhiều trong rau củ. Chất này khi vào trong cơ thể có thể giúp kích thích nhu động ruột làm tăng co bóp để tống phân ra ngoài. Giúp trẻ đi ngoài thường xuyên, từ đó cũng giúp chất độc được thải ra ngoài.
Chất xơ còn giúp điều hòa hệ vi khuẩn đường ruột. Nó có khả năng hỗ trợ cho sự phát triển của vi khuẩn có lợi. Do đó giúp tăng cường quá trình tiêu hóa hấp thu tại ruột.
Tóm lại, nếu mẹ chế độ ăn của bé nhiều thịt ít rau sẽ làm cho hệ tiêu hóa của bé yếu đi. Và làm bé dễ mắc các chứng bệnh liên quan đến tiêu hóa như: táo bón, đầy hơi,… Nhất là tình trạng trẻ bị táo bón làm một lượng lớn phân tích tụ trong ruột của bé. Gây tích lũy độc tố, sự lưu thông máu bị cản trở, làm trẻ còi cọc chậm lớn.
Tác hại khi trẻ lười ăn rau
-
Thiếu hụt vitamin và khoáng chất
Không phải vitamin nào cơ thể cũng có thể tự tổng hợp được. Mà sẽ có những vitamin phải cung cấp từ ngoài thông qua các loại thực phẩm như rau, củ, quả. Do đó, cha mẹ cần bổ sung đầy đủ các thực phẩm này trong khẩu phần ăn của con. Để trẻ hấp thu tối đa dưỡng chất cũng như phát triển thể chất một cách toàn diện.
Thiếu vitamin và khoáng chất thiết yếu gây ảnh hưởng xấu tới sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, giảm hấp thu và chuyển hóa các chất, suy giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng.
-
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì
Ngoài ảnh hưởng đến tiêu hóa thì nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng. Việc trẻ ăn ít rau cũng làm tăng nguy cơ trẻ mắc các bệnh về tim mạch.
Trẻ ít ăn rau cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng béo phì. Do bé phải ăn thêm một lượng nhất định các thức ăn giàu năng lượng khác mới cảm thấy đủ no. Dẫn đến tình trạng mất cân bằng sinh dưỡng và tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì.
Rau có vai trò quan trọng trong dinh dưỡng. Việc lười ăn rau có thể gây ra những hậu quả khôn lường cho trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên bổ sung rau vào thực đơn hằng ngày cho bé. Và điều quan trọng là phải đảm bảo luôn sử dụng rau tươi sạch, không chứa hóa chất độc hại. Đảm bảo vệ sinh an toàn để chế biến cho con.
Trẻ lười ăn rau phải làm sao? Tuyệt chiêu chia sẻ từ mẹ thông thái
Trẻ lười ăn rau vẫn luôn là bài toán đau đầu chưa tìm ra lời giải của nhiều bà mẹ. Trên các diễn đàn mẹ và bé, rất nhiều bà mẹ đặt ra câu hỏi “Trẻ lười ăn rau phải làm sao?”. Cùng trò chuyện với chị Hoàng Ngọc Mai (Thanh Xuân, Hà Nội). Chúng tôi đã nhận được lời chia sẻ với những tuyệt chiêu giúp con trải qua thời kỳ lười ăn rau.
Chị Mai tâm sự: “Bé Táo nhà mình năm nay đã 3 tuổi rồi, bé rất thích ăn thịt trong khi rau thì lại không động vào. Cứ ăn là nhè ra. Khi mới bắt đầu thấy bé có hiện tượng lười ăn rau. Mình đã rất đau đầu lo con thiếu chất nên đi hỏi khắp nơi để tìm cách giúp bé ăn rau nhiều hơn. Sau quá trình tìm tòi và áp dụng nhiều cách. Mình đã có những bí quyết riêng để việc con lười ăn rau không còn là nỗi lo nữa.”
Dưới đây là tuyệt chiêu giúp con không còn lười ăn rau được chị Mai chia sẻ:
-
Không cáu gắt, ép bé ăn
Khi con nhất quyết từ chối ăn rau thì mẹ thường có xu hướng cáu gắt và ép buộc bắt con ăn. Nhưng kết quả càng làm trẻ ghét rau hơn. Lúc mới đầu, mình cũng đã từng gặp phải sai lầm như vậy. Thế nhưng khi thấy càng ép thì con càng chống đối nên mình đã cố gắng tìm ra biện pháp và đã đạt được hiệu quả ngay sau đó.
Không cáu gắt, ép bé ăn
Tuy không nên ép con ăn rau nhưng mẹ cũng đừng để trẻ ăn bất cứ thứ gì chúng thích. Điều này diễn ra thường xuyên sẽ làm trẻ bỏ quên món rau, tạo thói quen được chiều chuộng. Và con có thể sẽ không hợp tác trong những trường hợp khác chứ không chỉ dừng lại ở việc ăn uống.
Chính vì vậy, khi con không hợp tác, mẹ hãy cố gắng giữ bình tĩnh, dỗ dành con. Và dùng cách khác để giúp con ngon miệng hơn nhé.
-
Cha mẹ chính là tấm gương cho con cái
Trẻ lười ăn rau phải làm sao? Con mình đang ở độ tuổi rất thích tò mò thế giới xung quanh. Và cũng rất hay bắt chước người lớn. Con rất thích học theo từng câu nói, hành động của bố mẹ, kể cả việc ăn uống. Do đó, nếu bố mẹ mà lười ăn rau thì con cũng sẽ lười ăn rau theo đấy. Mình luôn cố gắng ăn nhiều rau và tạo cảm giác ăn ngon miệng trước mặt con. Thấy vậy con cũng tò mò và ăn các món rau nhiều hơn. Mình đã áp dụng cách này và thấy rất hiệu quả, bố mẹ hãy thử xem nhé!
-
Hiểu được sở thích của con
Mỗi bé có một khẩu vị khác nhau. Mẹ nên cho bé thử nhiều loại rau với nhiều cách chế biến khác nhau để tìm ra đúng sở thích của con. Như bé Táo nhà mình rất thích ăn rau cải, bí đỏ, su hào được thái nhỏ, nấu chín nhừ. Vì vậy mình thường chế biến các món theo cách như vậy và kết quả là bé ăn nhiều hơn hẳn. Tuy nhiên cũng có bé lại thích ăn giòn, miếng to,… Do đó bố mẹ hãy cố gắng tìm hiểu con nha.
-
Chế biến món ăn đa dạng và hợp khẩu vị của bé
Mẹ biết được sở thích và thói quen ăn rau của con đã giúp cho việc ăn uống của bé dễ dàng hơn nhiều. Thế nhưng, nếu chỉ chế biến lặp lại món ăn theo một kiểu thì có thể làm bé trở nên chán ăn. Vậy nên mẹ cũng cần thay đổi nhiều kiểu chế biến khác nhau như: luộc, xào, nấu canh. Hoặc kết hợp với các loại thức ăn khác để bữa ăn của con trở nên đa dạng hơn.
Bé Táo đặc biệt thích mì và bún. Vậy nên mình thường chế biến món rau được băm nhỏ nấu với mì hoặc nấu cùng bún. Một gợi ý cũng rất tuyệt vời nữa đó là nấu canh rau củ kết hợp với nước hầm xương. Vừa lạ miệng lại vừa giúp bé bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Ngoài ra, các món nem cũng là món ăn kết hợp với rau được bé yêu thích. Các món như nem cuốn, nem thịt, nem hải sản,… là lựa chọn hoàn hảo cho bữa ăn của bé.
Chế biến món ăn đa dạng và hợp khẩu vị của bé
Cho bé ăn rau cùng đồ ăn kèm mà bé thích sẽ giúp bé ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, mẹ nên chú ý số lượng rau nên nhiều hơn lượng thức ăn kèm. Để con hiểu rằng rau củ mới là món chính. Lâu dần, trẻ sẽ học được cách thưởng thức rau củ mà không cần thức ăn kèm.
Trộn rau cùng các loại sốt béo ngậy cũng là cách kích thích vị giác của trẻ. Mẹ có thể thái hạt lựu các loại rau đã luộc mềm như súp lơ xanh, cà rốt, củ cải,…Rồi trộn cùng các loại sốt mayonnaise, white sauce (sốt sữa tươi). Hay bất cứ loại sốt nào khác tham khảo được trên internet để cho bé ăn thử. Rau trộn cùng một chút sốt béo ngậy đúng khẩu vị bé. Thì bé sẽ chén sạch sành sanh luôn đấy.
Mẹ cũng có thể thay đổi món ăn bằng cách làm nước ép và sinh tố từ rau củ quả. Thêm một ít đường, sữa tươi hoặc sữa chua để tăng vị ngọt và thơm ngon cho bé mẹ nhé.
-
Tạo niềm vui khi ăn uống
Cha mẹ hãy tạo ra những trò chơi nhỏ để chơi cùng con trong khi ăn uống. Ví dụ như một trò chơi mà mình rất hay cho bé Táo chơi. Luật chơi là mẹ sẽ đưa cho bé nếm thử một mẩu thức ăn và bé hãy đoán tên loại rau củ đấy là gì. Mẹ hãy bắt đầu từ những món ăn bé đã quen thuộc để bé đoán đúng và thấy hào hứng hơn. Sau đó mới từ từ đưa thêm những món ăn mới để trẻ làm quen dần. Điều đó đã giải quyết được vấn đề trẻ lười ăn rau phải làm sao.
Mẹ cũng có thể tạo niềm vui cho bé bằng cách cho các món ăn vào những chiếc đĩa, bát có hình thù, con vật mà bé thích. Các mẹ cũng có thể tạo ra các hình dạng ngộ nghĩnh đáng yêu như hình trái tim, hình các con vật… từ các loại rau củ để thu hút bé.
-
Cho trẻ cùng tham gia nấu ăn
Cho bé tham gia quá trình nấu nướng cũng là cách tạo động lực để trẻ có hứng thú ăn các món ăn. Mẹ hãy bắt đầu từ việc đưa trẻ đi chợ và cùng chọn thực phẩm. Sau đó cho bé cùng tham gia chế biến rau củ với công việc nhẹ nhàng như rửa rau, nhặt rau, tạo hình món ăn,… Khi áp dụng phương pháp này, mẹ cần lưu ý luôn đảm bảo an toàn cho con. Cho con tránh xa vật dụng sắc nhọn hay đồ vật nóng trong nhà bếp nhé.
Cho trẻ cùng tham gia nấu ăn
Ngoài ra, trong quá trình áp dụng các cách trên. Mẹ có thể cho con sử dụng sản phẩm có chứa men tiêu hóa để tăng hiệu quả. Và giải quyết vấn đề trẻ lười ăn rau phải làm sao. Men tiêu hóa, còn gọi là enzym tiêu hóa, là các phân tử có bản chất protein. Được coi là chất xúc tác giúp tăng cường quá trình tiêu hóa thức ăn trong cơ thể. Từ đó giúp giải quyết các vấn đề như rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy,…
Mẹ có thể cho bé sử dụng men tiêu hóa của Nhật Amanoenzym Gold được sản xuất dựa trên công nghệ enzym hàng đầu thế giới, đã được Bộ Y Tế cấp chứng nhận. Amanoenzym Gold bổ sung thêm các lợi khuẩn dạng bào tử có ích, 6 loại vitamin thiết yếu, DHA, Taurin và các khoáng chất giúp trẻ tăng cường tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, tăng cường trí thông minh, cải thiện chứng biếng ăn ở trẻ em, hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cơ thể.
Amanoenzym Gold giúp giải quyết các vấn đề tiêu hóa
Xem thêm:
Tiết lộ những thực phẩm giàu chất xơ trị táo bón cho bé cực hữu ích
Chất xơ có trong thực phẩm nào mẹ cần bổ sung cho trẻ táo bón?
Thuốc bổ sung chất xơ cho trẻ táo bón sử dụng như thế nào cho hiệu quả?
Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn
Tìm hiểu thêm thông tin y khoa