Trẻ bị cảm lạnh phải làm sao? Nguyên nhân, cách chăm sóc trẻ bị cảm.

Trẻ bị cảm lạnh phải làm sao? Bố mẹ cần làm gì để con nhanh chóng khỏe lại? Sốt cao, đau họng, ngạt mũi khiến các bé mệt mỏi, làm ảnh hưởng đến việc học của trẻ và công việc của bố mẹ. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có cách chăm sóc đúng mẹ nhé.

Contents

Nguyên nhân trẻ bị cảm lạnh

Trẻ bị cảm lạnh phải làm sao
Trẻ bị cảm lạnh phải làm sao

Trẻ bị cảm lạnh phải làm sao?

Để trả lời cho câu hỏi “Trẻ bị cảm lạnh phải làm sao?” thì các mẹ cần phải am hiểu về nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ khiến trẻ dễ bị cảm lạnh. Đặc biệt là khi thay đổi thời tiết.

Cảm lạnh ban đầu là do virus xâm nhập vào cơ thể. Chủng virus chính gây ra cảm là Rhinovirus. Điều này rất dễ gây nhầm lẫn, Bởi khi bị nhiễm virus trẻ cũng có những biểu hiện khiến bố mẹ dễ nhầm với nhiễm khuẩn. Như là sốt, đau họng, sổ mũi,…Nhầm lẫn khiến bố mẹ cho bé dùng kháng sinh bừa bãi.

Do đó bạn cần nhớ rằng giai đoạn đầu của cảm lạnh thì đa số tác nhân là do virus. Chỉ đến khi các triệu chứng dai dẳng không đỡ hoặc có dấu hiệu nặng lên thì mới nghĩ đến là do vi khuẩn. Đến lúc này kháng sinh mới có tác dụng.

Bên cạnh đó, mẹ cần phải để ý tới các yếu tố nguy cơ khiến trẻ dễ bị cảm lạnh như:

–         Suy giảm hệ miễn dịch

Trẻ ăn uống kém, ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng đến sức đề kháng. Hoặc khi trời trở lạnh, không có đủ áo ấm làm cơ thể trẻ chưa kịp thích nghi. Khi đó sẽ là cơ hội cho virus xâm nhập và gây bệnh.

–         Thay đổi thời tiết

Trời trở lạnh, không khí hanh khô là điều kiện thuận lợi để virus cảm lạnh phát triển và bám lên bề mặt niêm mạc mũi, miệng,… Đặc biệt là về đêm, khi nhiệt độ xuống thấp khiến trẻ dễ bị nhiễm lạnh. Và làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể với các tác nhân có hại.

Trẻ bị cảm lạnh khi thay đổi thời tiết
Trẻ bị cảm lạnh khi thay đổi thời tiết

Trẻ bị cảm lạnh khi thay đổi thời tiết

        Trẻ tiếp xúc trực tiếp với virus

Đây là con đường lây nhiễm nhanh nhất nhưng bố mẹ lại thường chủ quan mà bỏ qua. Virus cảm lạnh lây truyền qua đường giọt bắn. Vì vậy, nếu trẻ tiếp xúc gần với người bị cảm lạnh thì sẽ có nguy cơ cao nhiễm virus cảm. Bên cạnh đó, virus cảm cũng có thể tồn tại trong không khí, bề mặt bàn ghế, đồ vật trong nhà một thời gian nhất định.

–         Do cơ địa trẻ dị ứng

Một số trẻ thường có các triệu chứng hắt hơi sổ mũi khi thay đổi thời tiết. Đó có thể là do trẻ bị dị ứng thời tiết hoặc phấn hoa khi giao mùa. Điều này có thể làm suy yếu hệ miễn dịch khiến trẻ dễ nhiễm cảm hơn.

Dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh

Các triệu chứng ban đầu của cảm lạnh thường xuất hiện sớm sau khi virus xâm nhập vào cơ thể. Thời gian ủ bệnh trung bình của cảm lạnh khoảng từ 1 đến 3 ngày.

        Các triệu chứng ban đầu khi trẻ bị cảm lạnh:

Cảm lạnh có thể khởi phát với một số triệu chứng rất thông thường. Thường thấy như hắt hơi, sổ mũi, ho hoặc ngứa rát họng. Các dấu hiệu ban đầu này thường nhẹ và trẻ nhỏ thì không tự nhận biết được. Điều này khiến bố mẹ dễ bỏ qua làm bệnh nặng thêm.

Triệu chứng ban đầu khi trẻ bị cảm lạnh thường khó nhận biết
Triệu chứng ban đầu khi trẻ bị cảm lạnh thường khó nhận biết

Triệu chứng ban đầu khi trẻ bị cảm lạnh thường khó nhận biết

        Các triệu chứng nặng:

Nếu không được chăm sóc, điều trị, khi cơ thể trẻ suy yếu. Và đó sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập. Lúc này, các triệu chứng trở nên rầm rộ hơn. Trẻ sẽ có các biểu hiện như: sốt cao, đau họng khạc đờm, ngạt mũi,… Một số trẻ có thể xuất hiện hạch ở cổ, nách hoặc sau tai,…

Các triệu chứng này khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi, quấy khóc và chán ăn, bỏ bữa. Nặng hơn, một số trẻ còn bị nôn, đi ngoài nhiều lần làm mất nước, suy nhược cơ thể nhanh chóng.

        Các biến chứng khi trẻ bị cảm lạnh:

Biến chứng thường xảy ra khi trẻ không được điều trị ngay từ đầu hoặc không điều trị dứt điểm. Khi đó tình trạng nhiễm khuẩn thêm nặng nề. Trẻ dễ mắc các bệnh về nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như: Viêm họng, viêm mũi xoang, viêm VA, viêm Amidan, viêm phổi, viêm tai giữa,… Việc điều trị sẽ mất nhiều thời gian hơn và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sau này của trẻ.

 Trẻ bị cảm lạnh phải làm sao?

Sau khi đã có cái nhìn tổng quan về bệnh cảm lạnh ở trẻ nhỏ thì câu trả lời cho ý hỏi “Trẻ bị cảm lạnh phải làm sao?” sẽ trở nên dễ hiểu và dễ nhớ hơn cho mẹ.

Cần kiểm soát nhiệt độ khi trẻ bị cảm
Cần kiểm soát nhiệt độ khi trẻ bị cảm

Cần kiểm soát nhiệt độ khi trẻ bị cảm

–          Cách chăm sóc trẻ bị cảm lạnh

Khi thấy trẻ có các dấu hiệu của cảm lạnh, bố mẹ cần áp dụng các biện pháp sau đây càng sớm càng tốt:

+ Cho trẻ súc họng rửa mũi bằng nước muối sinh lý. Nước muối giúp làm sạch niêm mạc ngăn cản sự xâm nhiễm của virus, vi khuẩn. Bên cạnh đó, nước muối sinh lý giúp làm loãng đờm, khiến trẻ bớt đau họng và ngạt mũi. Hãy cho trẻ súc họng rửa mũi ít nhất 3 lần 1 ngày và không cần súc lại bằng nước sạch.

+ Hãy để trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn. Cho trẻ ngủ thêm và tránh các vận động mạnh để cơ thể có thời gian phục hồi

+ Bổ sung dinh dưỡng hợp lý. Chế độ ăn nhẹ nhàng nhưng vẫn đủ chất là điều cần thiết khi chăm sóc trẻ bị cảm. Vì lúc này cơ thể trẻ còn yếu, vì vậy mẹ không nên làm những món quá cầu kỳ, khó tiêu. Thay vào đó hãy cho trẻ ăn những món đơn giản, dễ tiêu. Mẹ có thể nấu các món như cháo hành, súp gà, canh nóng, sữa,…

Hãy nấu các món mềm, dễ tiêu cho trẻ
Hãy nấu các món mềm, dễ tiêu cho trẻ

Hãy nấu các món mềm, dễ tiêu cho trẻ

Hãy chia nhỏ các bữa ăn, động viên trẻ ăn thêm để mau lại sức. Bên cạnh đó cần bổ sung đủ nước và vitamin từ trái cây giúp bù lại lượng dịch đã mất và tăng cường sức đề kháng.

+ Đảm bảo nhiệt độ cơ thể ổn định. Cần giữ ấm đặc biệt là vùng ngực, cổ, lưng, bàn chân, bụng. Hãy cho trẻ mặc quần áo thoải mái, dễ thấm hút mồ hôi để tránh việc mồ hôi toát ra thấm ngược trở lại gây nhiễm lạnh. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nước lạnh. Thay vì tắm bạn có thể lau người cho trẻ bằng nước ấm hoặc nước gừng.

+ Nếu trẻ bị sốt, hãy lau người trẻ bằng nước ấm. Cho trẻ uống thêm nước và đo nhiệt độ thường xuyên. Bạn có thể dùng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể trẻ lên tới 39 độ C. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ để tránh quá liều.

          Những điều cần tránh khi trẻ bị cảm lạnh

“Trẻ bị cảm lạnh phải làm sao?” là mối bận tâm chung của nhiều cha mẹ. Nhiều khi do thiếu hiểu biết, bố mẹ thường chăm sóc con chưa đúng cách khiến cảm lạnh dễ tiến triển nặng. Khi trẻ bị cảm, cần tránh một số điều sau đây:

+ Tránh sử dụng thuốc bừa bãi. Nhiều bậc phụ huynh thấy con có biểu hiện đau họng hoặc hơi nóng đầu là mua thuốc về cho con uống. Thuốc có thể làm giảm nhanh chóng các triệu chứng nhưng về lâu dài sẽ khiến cho hệ miễn dịch trở nên ỷ lại. Bởi vậy nếu lần sau trẻ bị cảm thì lại bắt buộc phải dùng thuốc và thậm chí còn phải dùng nhiều hơn mới khỏi.

Hãy cho trẻ bị cảm lạnh uống đúng thuốc
Hãy cho trẻ bị cảm lạnh uống đúng thuốc

Hãy cho trẻ bị cảm lạnh uống đúng thuốc

+ Tránh để trẻ tắm nước lạnh. Nước lạnh sẽ làm nhiệt độ cơ thể giảm từ đó giảm hoạt động miễn dịch chống lại virus.

+ Tránh cho trẻ ăn các đồ ăn đường phố. Các thực phẩm không hợp vệ sinh có thể gây tiêu chảy, nôn trớ nhất là khi trẻ đang bị cảm.

          Nên làm gì sau khi trẻ đã hết cảm lạnh?

Sau khi trẻ đã hết cảm lạnh, mẹ cần trang bị cho bé một sức khỏe tốt để chống lại các tác nhân xấu ngoài mỗi trường. Để không phải đau đầu với câu hỏi “Trẻ bị cảm lạnh phải làm sao?”

+ Bổ sung các sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa cho con.Trẻ ăn ngon, ngủ tốt là điều kiện cần để có một sức đề kháng khỏe. Bởi vậy, ngoài việc cải thiện bữa ăn hằng ngày, mẹ cần bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa như men tiêu hóa, cốm tiêu hóa,…

Amano Enzyme Gold là một loại cốm tiêu hóa được các chuyên gia đánh giá cao và các bà mẹ tin dùng. Với công thức của Nhật Bản, cùng hàng tỷ lợi khuẩn và các yếu tố vi lượng, sản phẩm giúp trẻ ăn uống ngon miệng hơn. Kiên trì sử dụng thì cân nặng và chiều cao của con sẽ thay đổi rõ rệt.

Dùng Amano Enzym Gold giúp trẻ ăn uống ngon miệng
Dùng Amano Enzym Gold giúp trẻ ăn uống ngon miệng

Dùng Amano Enzym Gold giúp trẻ ăn uống ngon miệng

+ Hướng dẫn trẻ tập thể dục tăng cường thể lực và vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

+ Hãy tiêm phòng cho trẻ. Trẻ từ 7 tuổi thì bố mẹ có thể đưa trẻ đi tiêm phòng virus cúm  

+ Khi thời tiết chuyển mùa hãy chú ý giữ ấm cho trẻ. Và đồng thời bổ sung đủ lượng đạm, chất béo cần thiết.

Tóm lại, cảm lạnh là bệnh thường gặp nhưng cũng rất dễ trở nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Giữ ấm cơ thể, uống nhiều nước và bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho con là điều mẹ cần làm để giải đáp cho thắc mắc “Trẻ bị cảm lạnh phải làm sao?”

>>Xem thêm: Viên uống tăng chiều cao cho trẻ

>>Xem thêm: Cách trị táo bón cho trẻ tại nhà

>>Xem thêm: Triệu chứng nhiễm khuẩn đường ruột

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Trang fan hâm mộ facebook

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.