Trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì? Giải pháp từ chuyên gia Nhật Bản

Trẻ kém hấp thu là vấn đề diễn ra khá phổ biến khiến cha mẹ đau đầu, lo lắng. Trẻ có thể vẫn ăn uống bình thường nhưng cân nặng không tăng. Vậy đâu là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng kém hấp thu ở trẻ? Trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì? Hãy cùng nhau tìm hiểu ý kiến từ các chuyên gia dinh dưỡng về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

Contents

Trẻ kém hấp thu có dấu hiệu gì?

Cha mẹ có thể quan sát một số biểu hiện dưới đây để nhận biết xem con mình có đang mắc phải hội chứng kém hấp thu hay không:

Trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì? Giải pháp từ chuyên gia Nhật Bản

  • Trẻ thường xuyên bị đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn
  • Hay mắc phải các vấn đề rối loạn tiêu hóa như táo bón, đi ngoài phân lỏng, phân lẫn chất nhầy,…
  • Trẻ biếng ăn, hay ngậm, chậm tăng cân
  • Trẻ thường có biểu hiện mệt mỏi, đờ đẫn, phản xạ kém linh hoạt
  • Sức đề kháng suy yếu, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, hay ốm vặt

Trẻ kém hấp thu có dấu hiệu gì?

Trẻ kém hấp thu có dấu hiệu gì?

Trẻ kém hấp thu nguyên nhân do đâu?

Tình trạng bé kém hấp thu chất dinh dưỡng thường bắt nguồn từ các nguyên nhân phổ biến như:

1. Chế độ ăn uống không phù hợp khiến trẻ kém hấp thu

  • Thực đơn hàng ngày của bé bị thiếu hụt dinh dưỡng khiến cơ thể không có đủ các vi chất cần thiết cho hệ tiêu hóa như vitamin B1, magie, canxi, kẽm, selen,… Điều này làm giảm cảm giác ngon miệng ở trẻ, dẫn đến tình trạng ăn uống kém, khó hấp thu.
  • Ngoài vi chất, chế độ ăn thiếu chất béo cũng khiến cho việc hấp thu các dưỡng chất thân dầu gặp khó khăn
  • Mẹ cho trẻ tập ăn dặm quá sớm là một trong những lý do gây ra tình trạng trẻ kém hấp thu. Hệ tiêu hóa của bé còn non yếu, chưa hoàn thiện trong khi thức ăn lại có cấu trúc phức tạp làm làm cho đường ruột của trẻ dễ bị tổn thương
  • Bữa ăn kém đa dạng, thường xuyên lặp đi lặp lại làm cho bé cảm thấy nhàm chán, không muốn ăn

Chế độ ăn uống không phù hợp khiến trẻ kém hấp thu

Chế độ ăn uống không phù hợp khiến trẻ kém hấp thu

2. Trẻ kém hấp thu do rối loạn tiêu hóa

Hệ miễn dịch non nớt, hệ tiêu hóa phát triển chưa hoàn thiện là nguyên nhân khiến đường ruột của trẻ dễ bị tấn công bởi các tác nhân có hại. Khi xâm nhập vào cơ thể, các hại khuẩn sẽ gây ra một số rối loạn trên đường tiêu hóa như táo lỏng thất thường, khó tiêu, buồn nôn,… Tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng

Trẻ kém hấp thu do rối loạn tiêu hóa

Trẻ kém hấp thu do rối loạn tiêu hóa

3. Trẻ kém hấp thu do bị ép ăn

Vì áp lực cân nặng của con mà nhiều bậc phụ huynh thường có thói quen ép con phải ăn hết khẩu phần. Điều này vô tình tạo cho bé tâm lý sợ hãi mỗi khi đến bữa ăn, giảm hứng thú với thức ăn, lâu ngày dẫn đến tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng, kém hấp thu

Trẻ kém hấp thu do bị ép ăn

Trẻ kém hấp thu do bị ép ăn

4. Thiếu hụt enzym tiêu hóa gây ra tình trạng kém hấp thu ở trẻ

Enzym tiêu hóa đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn của cơ thể. Bé bị thiếu enzym làm giảm chức năng tiêu hóa của cơ thể, thức ăn không được chuyển hóa hết dễ gây đầy bụng, chướng hơi và cơ thể không thể hấp thu được

Thiếu hụt enzym tiêu hóa gây ra tình trạng kém hấp thu ở trẻ

Thiếu hụt enzym tiêu hóa gây ra tình trạng kém hấp thu ở trẻ

5. Một số bệnh lý đường ruột ảnh hưởng đến quá trình hấp thu

Một số vấn đề trên đường tiêu hóa như loét dạ dày – tá tràng, phẫu thuật cắt một đoạn ruột, viêm ruột, hội chứng ruột kích thích, giun sán,…cũng là nguyên nhân khiến trẻ khó hấp thu dinh dưỡng

Một số bệnh lý đường ruột ảnh hưởng đến quá trình hấp thu

Một số bệnh lý đường ruột ảnh hưởng đến quá trình hấp thu

Trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì?

1. Trẻ kém hấp thu nên bổ sung một chế độ ăn hợp lý

Thực đơn của trẻ cần đảm bảo bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất chính: bột đường, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng sẽ cung cấp cho cơ thể các dưỡng chất cần thiết cho quá trình tiêu hóa và hấp thu

Với trẻ ăn dặm, mẹ nên lựa chọn thời điểm hợp lý để con tập ăn. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, nên cho trẻ bắt đầu ăn dặm khi trẻ đủ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, tùy vào thể trạng và nhu cầu của từng bé mà mẹ có thể cân nhắc cho con ăn sớm hay muộn hơn một chút. Mẹ nên tăng dần lượng thức ăn một chút một. Nếu thấy bé có dấu hiệu kém hấp thu thì nên tạm ngừng và thử lại sau vài tuần

Chia nhỏ khẩu phần của bé thành nhiều bữa trong ngày. Điều này vừa giúp hệ tiêu hóa tránh phải làm việc quá tải, vừa làm cho quá trình hấp thu dinh dưỡng hiệu quả hơn

Cho bé ăn theo nhu cầu, ăn đủ lượng chứ không nên ép bé ăn. Đồng thời, cha mẹ nên tạo tâm lý thoải mái cho trẻ khi ăn sẽ giúp trẻ ăn uống ngon miệng hơn và hứng thú khi thấy thức ăn

Mẹ cũng nên chú ý đa dạng hóa bữa ăn của trẻ, tránh lặp lại nhiều lần một món nào đó sẽ khiến trẻ cảm thấy nhàm chán và trở nên biếng ăn

Trẻ kém hấp thu nên bổ sung một chế độ ăn hợp lý

Trẻ kém hấp thu nên bổ sung một chế độ ăn hợp lý

2. Trẻ kém hấp thu nên bổ sung đủ nước mỗi ngày

Nước là một trong những yếu tố quan trọng tham gia vào quá trình tiêu hóa của cơ thể. Cơ thể được bổ sung đủ nước mỗi ngày sẽ giúp cho các cơ quan tiêu hóa hoạt động trơn tru, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất của cơ thể. Ngược lại, thiếu nước sẽ gây ra một số rối loạn trên đường ruột như táo bón, phân khô cứng, đi ngoài són phân, đầy bụng,…

Trẻ kém hấp thu nên bổ sung đủ nước mỗi ngày

Trẻ kém hấp thu nên bổ sung đủ nước mỗi ngày

3. Trẻ kém hấp thu nên bổ sung vi chất để kích thích ăn ngon

Cơ thể thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất như kẽm, vitamin nhóm B, A, C… là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, ăn uống không ngon miệng. Vì thế, mẹ cần tăng cường bổ sung những dưỡng chất này cho bé thông qua chế độ ăn uống và các sản phẩm bổ sung

Trẻ kém hấp thu nên bổ sung vi chất để kích thích ăn ngon

Trẻ kém hấp thu nên bổ sung vi chất để kích thích ăn ngon

4. Trẻ kém hấp thu nên bổ sung lợi khuẩn

Lợi khuẩn là những vi sinh vật có lợi cho cơ thể. Ở trạng thái bình thường, lợi khuẩn đường ruột chiếm 85% trong khi hại khuẩn chỉ chiếm 15%, tạo nên sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Các lợi khuẩn thúc đẩy quá trình chuyển hóa, phân cắt thức ăn trong cơ thể, giúp tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng tại ruột non. Ngoài ra, chúng còn có vai trò trong hỗ trợ phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa, bảo vệ sức khỏe đường ruột

Bên cạnh vai trò tăng cường chức năng tiêu hóa, lợi khuẩn còn có tác dụng kích thích cơ thể bài tiết kháng thể, tăng cường sức đề kháng, giảm khả năng mắc các vấn đề nhiễm khuẩn, nhiễm trùng

Một số thực phẩm giàu lợi khuẩn mẹ có thể bổ sung cho bé như sữa chua, dưa muối, nấm sữa kefir,… Ngoài ra, mẹ cũng có thể cân nhắc sử dụng một số chế phẩm giúp bổ sung lợi khuẩn như men vi sinh

Trẻ kém hấp thu nên bổ sung lợi khuẩn

Trẻ kém hấp thu nên bổ sung lợi khuẩn

5. Trẻ kém hấp thu nên bổ sung men tiêu hóa

Thiếu enzym là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng kém hấp thu ở trẻ. Do đó, cần sử dụng enzym tiêu hóa để duy trì hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa, giúp quá trình tiêu hóa và hấp thụ diễn ra bình thường

Việc bổ sung men tiêu hóa cho trẻ cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, chỉ bổ sung trong một khoảng thời gian nhất định. Mẹ không nên lạm dụng men tiêu hoá cho trẻ bởi nó có thể ức chế cơ thể bài tiết enzym tiêu hóa

Trẻ kém hấp thu nên bổ sung men tiêu hóa

Trẻ kém hấp thu nên bổ sung men tiêu hóa

Trẻ kém hấp thu nên bổ sung một số sản phẩm giúp tăng cường hấp thu

Ngoài chế độ dinh dưỡng hằng ngày, trẻ kém hấp thu nên bổ sung thêm một số sản phẩm có tác dụng kích thích trẻ ăn ngon miệng, tăng cường tiêu hóa và hấp thu. Dưới đây là một số sản phẩm đã và đang được các mẹ sử dụng phổ biến:

1. Men vi sinh Amano Enzym Gold cho bé kém hấp thu

Amano Enzym Gold là sản phẩm đến từ thương hiệu lâu đời của Nhật Amano. Được sản xuất trên dây chuyền công nghệ enzym tiên tiến, được nghiên cứu và thử nghiệm trong thời gian dài bởi các chuyên gia hàng đầu Nhật Bản.

Men vi sinh Amano Enzym Gold đem lại các tác dụng:

  • Các lợi khuẩn Bacillus subtilis, Bacillus clausii dạng bào tử giúp bảo vệ sức khỏe tiêu hóa, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn và tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng tại ruột non. Đồng thời có tác dụng phòng ngừa hiệu quả các rối loạn thường gặp trên đường ruột. So với lợi khuẩn thông thường, bào tử lợi khuẩn có độ bền cao hơn, chịu được môi trường acid dạ dày và nhiệt độ cao, thời gian tồn tại trong đường ruột cũng lâu hơn. Do đó chúng giúp tăng cường tác dụng của sản phẩm
  • Sản phẩm còn có sự kết hợp của các enzym tiêu hóa như lipase, protease, lactase,… giúp hoạt động tiêu hóa diễn ra trơn tru, đồng thời điều trị và ngăn ngừa táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu, giảm nhẹ triệu chứng của hội chứng kém dung nạp lactose
  • Immunecamix cùng với các bào tử lợi khuẩn có tác dụng kích thích các cơ  chế sinh miễn dịch của cơ thể, tăng đề kháng, bảo vệ cơ thể trước tác động của các vi khuẩn có hại
  • Các vitamin và khoáng chất thiết yếu như kẽm, vitamin nhóm B, vitamin D3, selen,.. có tác dụng tăng cường vị giác, giúp trẻ cảm thấy ngon miệng khi ăn, kích thích tiêu hóa và hấp thu tốt. Đồng thời cũng giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh
  • Các hoạt chất khác như DHA, taurine, lysine,.. giúp trẻ phát triển toàn diện, cân đối về chiều cao, cân nặng và trí tuệ

Men vi sinh Amano Enzym Gold được sử dụng trong các trường hợp:

  • Trẻ em biếng ăn, ăn uống không ngon, chậm tăng cân
  • Trẻ kém hấp thu, cơ thể mệt mỏi, kém linh hoạt
  • Trẻ có sức đề kháng suy yếu, dễ mắc bệnh
  • Người lớn mệt mỏi, suy nhược cơ thể, ăn uống và hấp thu kém

Cách sử dụng men vi sinh Amano Enzym Gold cho trẻ kém hấp thu:

  • Trẻ từ 6 tháng – 2 tuổi: 1 gói/lần/ngày
  • Trẻ từ 2-3 tuổi: 1 gói/lần/ngày
  • Trẻ từ 3 tuổi trở lên: 1 gói/lần, ngày uống 1-3 lần
  • Người lớn: 2-4 gói/ngày

Pha 1 gói cốm với khoảng 20-40 ml nước đun sôi để nguội, uống sau các bữa ăn. Nên cho trẻ sử dụng theo liệu trình liên tục trong 1-2 tháng để có hiệu quả rõ rệt, nhắc lại 3-4 đợt/năm

Men vi sinh Amano Enzym Gold cho trẻ kém hấp thu

Men vi sinh Amano Enzym Gold cho trẻ kém hấp thu

2. Trẻ kém hấp thu nên bổ sung cốm vi sinh Bebugold

Bebugold với thành phần có nguồn gốc tự nhiên, là giải pháp an toàn để giải quyết vấn đề trẻ kém hấp thu:

  • Lợi khuẩn Bacillus subtilis: duy trì cân bằng vi sinh đường ruột, ức chế hoạt động của các hại khuẩn, giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thu tốt
  • Cung cấp chất xơ hòa tan FOS, inulin: là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời để nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột, đồng thời có tác dụng ngăn ngừa và điều trị táo bón cũng như các rối loạn tiêu hóa khác
  • Bổ sung các dưỡng chất như vitamin nhóm B, taurine, kẽm, magie, …. giúp trẻ ăn uống ngon miệng và hấp thu tốt
  • Các loại cao thảo dược như bạch truật, sơn tra, hoài sơn có tác dụng kích thích cơ thể sản xuất enzym tiêu hóa, đẩy nhanh quá trình chuyển hóa thức ăn, giúp cải thiện hội chứng kém hấp thu ở trẻ

Liều dùng cốm vi sinh Bebugold:

  • Trẻ từ 1-6 tuổi: 1 gói/lần, ngày uống 2 lần
  • Trẻ từ 6-12 tuổi: 2 gói/lần, ngày uống 2 lần
  • Trẻ trên 12 tuổi và người lớn: 3 gói/lần, ngày uống 2 lần

Trẻ kém hấp thu nên bổ sung cốm vi sinh Bebugold

Trẻ kém hấp thu nên bổ sung cốm vi sinh Bebugold

3. Trẻ kém hấp thu nên bổ sung Pediakid Appetit Tonus

Siro Pediakid Appetit Tonus là sản phẩm đến từ tập đoàn Ineldea Laboratories danh tiếng của Pháp. Với thành phần có chứa 15 loại vitamin và khoáng chất, tảo Spirulina kết hợp với các acid amin, Pediakid Appetit Tonus có tác dụng:

  • Tăng cường bổ sung các vitamin cho cơ thể giúp  trẻ ăn ngon, tăng cường miễn dịch
  • Giải quyết tình trạng trẻ biếng ăn, hay ngậm
  • Giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa, bảo vệ và tăng cường sức khỏe đường ruột
  • Tăng cường khả năng hấp thu của cơ thể, giúp bé phát triển khỏe mạnh và cân đối

Siro cho trẻ kém hấp thu Pediakid Appetit Tonus dùng được cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên với liều dùng cụ thể như sau:

  • Đối với trẻ 6 tháng – 5 tuổi: 5 ml/lần, ngày uống 2 lần
  • Đối với trẻ trên 5 tuổi: 10 ml/lần, ngày uống 2 lần

Cho trẻ uống sau các bữa ăn, uống duy trì liên tục trong 1-2 tháng để có hiệu quả tốt

Trẻ kém hấp thu nên bổ sung Pediakid Appetit Tonus

Trẻ kém hấp thu nên bổ sung Pediakid Appetit Tonus

Các giải pháp khác cải thiện tình trạng trẻ kém hấp thu từ chuyên gia Nhật Bản

  • Rèn luyện cho trẻ thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đây là một trong những biện pháp đơn giản để ngăn chặn khả năng xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh
  • Tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, đồng thời giúp tiêu hao năng lượng giúp trẻ cảm thấy đói và ăn uống ngon miệng hơn. Mẹ nên hướng dẫn trẻ các bài tập phù hợp với độ tuổi và thể trạng của trẻ
  • Giun sán là yếu tố cạnh tranh dinh dưỡng với cơ thể. Trẻ bị nhiễm giun sán cơ thể thường gầy còi, suy dinh dưỡng, biếng ăn, mệt mỏi. Do đó, cha mẹ cần lưu ý tẩy giun cho bé theo định kỳ 6 tháng/lần với trẻ từ 2 tuổi trở lên
  • Khi trẻ bị nhiễm khuẩn và phải điều trị bằng kháng sinh, lưu ý kết hợp bổ sung men vi sinh theo hướng dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa loạn khuẩn đường ruột. Uống men vi sinh cách kháng sinh ít nhất 2 giờ
  • Không cho trẻ ăn vặt trước các bữa ăn vì đồ ăn vặt thường chứa nhiều dầu mỡ và khiến trẻ nhanh no không ăn thêm được gì nữa, đồng thời cũng không tốt cho  sức khỏe trẻ nhỏ
  • Ngoài 3 bữa chính, mẹ nên chuẩn bị cho trẻ các bữa phụ để tăng cường bổ sung và hấp thụ dinh dưỡng cho cơ thể như sữa  chua, nước ép trái cây, bánh flan,…

Các giải pháp khác cải thiện tình trạng trẻ kém hấp thu từ chuyên gia Nhật Bản

Các giải pháp khác cải thiện tình trạng trẻ kém hấp thu từ chuyên gia Nhật Bản

Tình trạng kém hấp thu là một trong những vấn đề diễn ra khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Vấn đề này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: chế độ dinh dưỡng và cách chế biến món ăn không phù hợp với trẻ, trẻ hay mắc phải các vấn đề trên đường tiêu hóa gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Trẻ kém hấp thu đôi khi cũng bắt nguồn từ những quan điểm sai lầm của các bậc phụ huynh như ép con ăn nhiều để nhanh tăng cân, hay cho trẻ xem điện thoại, ti vi hay đi ăn rong để trẻ ăn uống nhanh chóng

Theo lời khuyên đến từ các bác sĩ tiêu hóa đầu ngành, để giải quyết triệt để và hiệu quả tình trạng trẻ kém hấp thu chất dinh dưỡng, cha mẹ cần tìm hiểu xem đâu là nguyên nhân chính xác gây ra vấn đề này ở trẻ, từ đó xác định hướng giải quyết cho phù hợp. Trước hết nên thay đổi về chế độ dinh dưỡng và thói quen của trẻ, kết hợp bổ sung thêm các sản phẩm bổ sung theo hướng dẫn từ những cán bộ có chuyên môn

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

Xem thêm Cách giúp hệ tiêu hóa hấp thu tốt

Xem thêm Làm sao để cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn? Không phải ai cũng biết

Xem thêm Ăn không hấp thụ phải làm sao bác sĩ khuyên bạn điều gì?

Xem thêm Sữa cho bé kém hấp thu chậm tăng cân hay thực phẩm bổ sung?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.