Trẻ em bị đau bụng dai dẳng có phải là điều đáng lo ngại?

Trẻ em bị đau bụng thường xuyên có thể là sự báo hiệu về các tổn thương tại đường tiêu hóa. Nhiễm khuẩn, nhiễm virus, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc, dị tật đường ruột,… đều có thể là nguyên nhân khiến bé bị đau bụng. 

Contents

7 nguyên nhân làm trẻ em bị đau bụng dai dẳng

Bạn lo lắng khi thấy bé thường xuyên bị đau bụng vì không rõ nguyên nhân. Trẻ em đau bụng dẫn đến bỏ bữa, chán ăn và gầy sút cân. Để có biện pháp chữa dứt điểm chứng đau bụng ở trẻ nhỏ, mẹ cần tìm hiểu được nguyên do.

Bé đau bụng nhiều do rối loạn tiêu hóa

Hệ tiêu hóa của trẻ sẽ bị rối loạn nếu thiếu enzyme và các lợi khuẩn. Chúng là những công nhân trực tiếp vận hành hệ thống tiêu hóa. Thức ăn sẽ không được phân cắt và ứ đọng lại ở ruột mà không thể hấp thu. Sự tồn đọng thức ăn gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột.

Rối loạn tiêu hóa khiến trẻ dễ bị đầy bụng, đau bụng thậm chí tiêu chảy, nôn trớ. Thức ăn không được tiêu hóa hết sẽ phân hủy trong ruột và tạo điều kiện để hại khuẩn sinh sôi. Thống kê cho thấy, đa phần các bé đều bị rối loạn tiêu hóa trong những năm đầu đời. Và cách chăm sóc không đúng của cha mẹ có thể khiến tình trạng thêm trầm trọng.

Nhiễm khuẩn ruột làm trẻ bị đau bụng

Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện là điểm yếu khiến trẻ dễ bị tấn công bởi vi khuẩn. Nhất là các vi khuẩn gây bệnh tại đường tiêu hóa. Chúng xâm nhập qua thức ăn và thói quen sinh hoạt chưa sạch sẽ của trẻ. Khi lượng vi khuẩn đủ lớn chúng sẽ gây ra các ổ viêm tại ruột.

hệ tiêu hóa kém

Nhiễm khuẩn ruột làm bé bị đau bụng

Quá trình viêm làm tổn hại đến chức năng và hệ vi sinh tại đường ruột. Sự nhiễm khuẩn có thể gây ra các cơn đau bụng bất thường. Có thể là sau bữa ăn nhưng đôi khi lại là lúc trẻ đang đói. Trẻ em bị đau bụng do viêm ruột là một tình trạng khá phổ biến.

Xem thêm Những dấu hiệu nào cho thấy bé sơ sinh bị chàm sữa? Cách điều trị và phòng ngừa

Ngộ độc thực phẩm gây đau bụng quặn

Ngộ độc là một tình trạng cấp tính. Trẻ em bị đau bụng do ngộ độc thường diễn ra sau khi ăn. Cơn đau bụng khá dữ dội và có thể kèm theo nôn mửa, tiêu chảy. Điều này khiến sức khỏe của trẻ xấu đi nhanh chóng. Ngộ độc xảy ra khi trẻ ăn đồ lạ, thức ăn không đảm bảo vệ sinh hoặc một loại thực phẩm nào đó mà bé bị dị ứng.

Bé hay bị đau bụng do bệnh giun

Cũng giống như vi khuẩn, giun dễ dàng xâm nhập vào đường ruột khi sức đề kháng yếu đi. Chúng thường bám ở niêm mạc ruột, tiêu thụ thức ăn tại đó và gây ra các tổn thương. Đó có thể là ổ viêm hoặc các vết loét. 

https://youtu.be/XR3yBUQdnow

Trẻ em bị đau bụng dai dẳng có phải là điều đáng lo ngại?

Trẻ em bị đau bụng do giun thường xảy ra nhiều khi đói và khi bắt đầu ăn. Bởi khi đó con giun hoạt động mạnh và gây kích thích niêm mạc ruột. Nhiễm giun khiến bé gầy đi nhanh chóng vì không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng.

Xem thêm Bé đổi sữa bị tiêu chảy vì sao, cách đổi sữa cho bé không bị tiêu chảy

Nhiễm lạnh khiến trẻ em bị đau bụng

Đau bụng lạnh là vấn đề thường xuyên xảy ra. Trẻ bị nhiễm lạnh do thời tiết hoặc nằm quạt, điều hòa quá mạnh. Nhiệt độ thấp có thể làm co các mạch máu ở hệ tiêu hóa và kích thích các cơ trơn. Do đó gây rối loạn hoạt động của dạ dày ruột khiến trẻ em bị đau bụng.

Xem thêm Trẻ bị ho kiêng ăn gì và nên bổ sung gì lời khuyên từ chuyên gia

Trẻ em bị đau bụng do dị tật đường ruột

Dị tật đường ruột là một tình trạng hiếm gặp hơn nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn với sức khỏe. Các dị tật như: dính ruột, lồng ruột, xoắn ruột, hẹp đường ruột,… gây ra những cơn đau trong quá trình tiêu hóa thức ăn. 

nhiễm khuẩn đường ruột

Các dị tật đường ruột ở trẻ nhỏ

Do thức ăn bị mắc lại có thể gây kích ứng tức thời tại vị trí đó. Thậm chí, sự hoại tử có thể xảy ra, khiến các cơn đau dày đặc và dữ dội hơn. Cơn đau có thể kèm theo sốt cao gây nguy hiểm.

Xem thêm Cách chữa đau bụng ở trẻ em hiệu quả nhất từ chuyên gia tiêu hóa

Các nguyên nhân gây đau bụng khác

Trẻ em bị đau bụng là một triệu chứng khá đại trà và có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố. Đó có thể là do: trẻ ăn đồ khó tiêu, bị côn trùng cắn, viêm ruột thừa, tổn thương thận, sỏi tiết niệu, viêm mật tụy,… Do đó mẹ cần tìm hiểu các đặc trưng của mỗi nguyên nhân và quan sát kỹ các triệu chứng của con. 

Xem thêm Dấu hiệu và cách xử lý khi trẻ bị dị ứng lông chó mèo như thế nào?

Trẻ em bị đau bụng dai dẳng có nguy hiểm không?

Triệu chứng đau bụng đơn thuần thì không gây ra nhiều nguy hiểm. Nhưng nguồn gốc của cơn đau bụng thì có thể đe dọa đến sức khỏe trẻ. Ví dụ như đau bụng do viêm. Ban đầu có thể chỉ là đau bụng nhẹ sau ăn. Nhưng lâu dần, cơn đau bụng trở nên dữ dội hơn, kèm theo sốt. Thậm chí trẻ có thể sốt cao lên tới 39 độ C gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Hoặc đau bụng do giun cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Con giun có thể di chuyển từ ruột lên mật, tụy hoặc gan. Trong đó tắc mật là một biến chứng nguy hiểm. Ngoài đau bụng, trẻ dễ nôn ra mật xanh vàng, sốt, tiêu chảy,…

Ngoài ra, trẻ em bị đau bụng nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn. Từ đó làm gián đoạn quá trình phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần trẻ. Nếu các triệu chứng nặng lên và tình trạng khó kiểm soát, bạn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Cách giảm đau bụng cho trẻ tại nhà.

Có rất nhiều cách làm dịu cơn đau bụng cho bé tại nhà. Mẹ hãy tham khảo một số gợi ý dưới đây nhé.

Trấn an tinh thần và để trẻ nằm nghỉ

Hãy dỗ dành bé nhiều hơn, bởi tâm lý căng thẳng sẽ khiến trẻ cảm thấy đau nhiều hơn. Sau đó bạn cần theo dõi và hỏi han kỹ hơn về các triệu chứng. Ví dụ như vị trí đau, thực phẩm mà trẻ đã ăn, tư thế nằm thấy bớt đau,… Điều này rất cần thiết để cung cấp cho bác sĩ, dược sĩ. 

Làm ấm vùng bụng cho trẻ

Nếu nhận thấy trẻ em bị đau bụng lạnh, hãy áp dụng các cách làm ấm bụng cho con. Chườm ấm, uống nước ấm, uống trà gừng, ăn những món nóng,… là những cách dễ làm mà hiệu quả. 

 

Cho trẻ uống trà gừng khi bị đau bụng lạnh

Cho trẻ uống trà gừng khi bị đau bụng lạnh

Bên cạnh đó mẹ cần tránh để con ăn những món có tính hàn như ốc, nghêu, hến, thức ăn nguội, rau sống,…

Cho trẻ ăn những món dễ tiêu hóa

Để đường ruột có thời gian nghỉ ngơi đồng thời cung cấp thêm dinh dưỡng thì các món đơn giản là lựa chọn thích hợp. Mẹ có thể nấu cháo, súp hoặc món hầm cho trẻ ăn.

Tóm lại, khi trẻ em bị đau bụng thì mẹ có thể trở thành bác sĩ gia đình để chăm sóc cho trẻ. Muốn vậy mẹ cần hiểu rõ về các bệnh lý gây đau bụng và cách xử trí cho mỗi trường hợp.

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.