Những dấu hiệu nào cho thấy bé sơ sinh bị chàm sữa? Cách điều trị và phòng ngừa

Chàm sữa là một trong những bệnh mạn tính ở trẻ em. Tuy không lây nhưng nó ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống. Chàm sữa nếu không được điều trị đúng cách sẽ chuyển sang chàm thể tạng vô cùng nguy hiểm cho bé. Vậy những lưu ý gì khi bé sơ sinh bị chàm sữa, nguyên nhân và cách xử lý như thế nào. Cùng tìm hiểu tất cả những điều trên qua bài viết dưới đây nhé. 

Contents

1. Bé sơ sinh bị chàm sữa là tình trạng như thế nào?

Chàm sữa là bệnh lý viêm da mạn tính không lây. Bệnh tạo thành những mảng màu đỏ trên da gây ngứa ngáy khó chịu cho bé. Nếu bệnh này không được điều trị có thể chuyển sang chàm thể tạng sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé. Vì thế, chàm sữa còn được coi như là giai đoạn đầu của chàm thể tạng.

Bé sơ sinh bị chàm sữa là tình trạng như thế nào?

Bé sơ sinh bị chàm sữa là tình trạng như thế nào?

2. Nguyên nhân bé sơ sinh bị chàm sữa 

Nguyên nhân bị bệnh này vẫn chưa được xác định rõ:

– Nhưng thường gặp ở những bé có cơ địa dị ứng.

– Những bé có bố mẹ gặp phải những bệnh lý sau: Viêm da cơ địa, hen suyễn, mề đay, dị ứng da, dị ứng thời tiết,… khi em bé sinh ra cũng sẽ dễ mắc bệnh. Tuy nhiên chàm sữa sẽ mất dần khi bé lên 1 tuổi.

– Nguyên nhân gây ra chàm sữa ở trẻ cũng có thể do sự kết hợp của 2 yếu tố là cơ địa dị ứng và chất gây dị ứng ở bé. Những chất gây dị ứng có thể là bụi, phấn hoa, lông chó mèo, ngay cả sữa mẹ cũng là nguyên nhân gây dị ứng cho bé.

Những dấu hiệu nào cho thấy bé sơ sinh bị chàm sữa? Cách điều trị và phòng ngừa

– Ngoài ra còn những yếu tố có thể kích thích gây chàm sữa thêm nặng hơn như thời tiết hanh khô, quần áo bông mùa đông, quần áo thô ráp, khói thuốc lá, … Những yếu tố bên ngoài này có thể khiến chàm sữa của bé không những không khỏi mà ngày một trở nặng hơn.

3. Những dấu hiệu nào cho thấy bé sơ sinh bị chàm sữa

Mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu dưới đây để nhận biết con mình đang bị chàm sữa.

Những dấu hiệu nào cho thấy bé sơ sinh bị chàm sữa

Những dấu hiệu nào cho thấy bé sơ sinh bị chàm sữa

– Chàm sữa thường gặp ở trẻ từ 6 tháng tuổi. Bé có những biểu hiện đầu tiên là nổi mẩn đỏ phần má, sau đó có thể lan dần xuống phần thân bụng và chân tay,…

– Ban đầu thì bệnh này sẽ gây những mụn nước nhỏ li ti, mẩn đỏ và vùng da đó thường cứng hơn so với những vùng da khác. Sau đó những nốt này sẽ vỡ ra và đóng vảy lại.

– Những vùng da bé bị chàm sữa mẹ sờ vào sẽ thấy thô ráp và cứng hơn vùng da khác, hơi nóng nhẹ và bé cảm thấy đau nếu như những bọng nước đó bị vỡ ra. Những mảng da khô này thường gặp ở những vùng da nhạy cảm của bé như mặt, cổ, những phần gập như bẹn, nách,… hay những phần còn lại như mu bàn chân, bàn tay,…

– Khi bé bị chàm sữa sẽ gây khó chịu cho bé rất nhiều, bé hay quấy khóc, ăn không ngon, ngủ không ngon giấc.

– Những vùng da bé bị chàm sữa có thể gây ngứa khó chịu cho bé. Sau đó bé gãi và sẽ có thể gây loét vùng da đó ra. Chảy nước và có thể nhiễm khuẩn vùng da đó nguy hiểm cho bé mẹ nên lưu ý nhé.

4. Điều trị và phòng ngừa bé sơ sinh bị chàm sữa tại nhà

Điều trị và phòng ngừa bé sơ sinh bị chàm sữa tại nhà

Điều trị và phòng ngừa bé sơ sinh bị chàm sữa tại nhà

4.1 Điều trị bé sơ sinh bị chàm sữa tại nhà

Bệnh này rất khó điều trị khỏi hẳn trong 1 thời gian. Mà đặc biệt đối tượng mắc bệnh lại là trẻ em dưới 1 tuổi. Những em bé này còn rất nhỏ để có thể chịu tác động của những tác nhân gây hại bên ngoài. Vì thế, điều trị tràm sữa tại nhà bằng cách làm bình thường hóa làn da cho bé. Khi bé bị chàm sữa cấp tính thì mẹ nên hạn chế những nguồn lây bệnh cho bé, không cho bé tiếp xúc với những thành phần gây dị ứng mẹ nhé.

Ngoài ra nhiều mẹ khi con mình bị chàm sữa thường hay lấy thuốc bôi cho con. Nhưng nhiều thuốc có thành phần corticoid mà mẹ không hiểu biết có thể gây hại cho bé nhà mình. Vì thế khi bôi bất kì thuốc nào lên da bé mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn để được tư vấn nhé. Những loại thuốc hay được kê cho bé bôi như Ceradan, Dexeryl,…

4.2 Phòng ngừa bé sơ sinh bị chàm sữa như thế nào

– Chế độ dinh dưỡng của bé: Với trẻ sơ sinh chỉ nên cho bé ăn dặm từ tháng thứ 6 trở đi mẹ nhé. Khi bé có dấu hiệu của việc sẵn sàng cho ăn dặm thì mẹ hãy nên cho bé ăn dặm. Khi ăn hạn chế những thực phẩm gây dị ứng như tôm, cua, hải sản,..

– Vệ sinh cá nhân cho bé: Mẹ hạn chế những loại đồ bé mặc có chứa lông sợi,… vì những nguyên liệu này có thể làm tăng hiện tượng dị ứng ở bé. Tránh sử dụng những loại xà phòng tắm có tính chất tẩy cao. Những loại này có thể khiến da bé bị tổn thương. Hạn chế cho bé hoặc chính mẹ cũng hạn chế sờ vào vết chàm của bé. Điều này có thể khiến vết chàm bong ra và nhiễm khuẩn mẹ nhé.

– Vệ sinh môi trường sống: Việc này vô cùng quan trọng. Môi trường sống sạch sẽ không chứa những tác nhân gây dị ứng sẽ khiến da bé khỏe mạnh hơn. Tránh được những tác nhân gây dị ứng mẹ nhé.

4.3 Bé sơ sinh bị chàm sữa mẹ không nên cho bé ăn gì

Bé sơ sinh bị chàm sữa mẹ không nên cho bé ăn gì

Bé sơ sinh bị chàm sữa mẹ không nên cho bé ăn gì

– Không nên cho bé ăn nhiều chất tanh: Mẹ không nên cho bé ăn những thực phẩm như tôm, cua, cá, hải sản, những thực phẩm có mùi tanh như tảo biển, rong biển,… Những thực phẩm này có khả năng gây dị ứng ở trẻ rất cao. Trong thời gian cho con bú mẹ cũng không nên ăn những thực phẩm như vậy đâu nhé có thể những tác nhân dị ứng đi vào sữa khiến bé bị dị ứng thêm đó.

– Không nên cho bé ăn nhiều chất béo như thịt mỡ, các món chiên hay rán nhiều dầu mỡ,… Những thực phẩm này có thể khiến bé bị dị ứng nhiều hơn mẹ nhé.

– Không nên cho bé ăn những gia vị có vị cay nóng như ớt, tiêu,… Những gia vị này có thể giúp tiêu hóa tốt nhưng lại khiến cơ thể bé bị chàm nặng hơn. Do khi ăn những thực phẩm này khiến cơ thể tiết nhiều mồ hôi gây bết da và gây nặng hơn tình trạng bệnh của bé

Trên đây là nguyên nhân cũng như phương pháp xử lý bé sơ sinh bị chàm sữa. Mẹ tham khảo áp dụng cho em bé nhà mình nhé

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.