Bé bị táo bón phải làm sao là câu hỏi thường gặp của nhiều bà mẹ đang nuôi con nhỏ. Táo bón gây ra nhiều hệ lụy dai dẳng với sức khỏe của bé. Và có nhiều phương pháp chữa táo bón ngay lập tức mà mẹ chưa biết
Contents
5 Nguyên nhân chính khiến bé bị táo bón
Muốn biết bé bị táo bón phải làm sao thì trước tiên mẹ cần hiểu về nguyên do khiến trẻ bị bón. Táo bón là tình trạng khó hoặc ít đi vệ sinh do phân khô cứng. Điều này có thể bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt của trẻ hoặc từ một số bệnh lý tiêu hóa.
Bé mắc táo bón do thiếu chất xơ
Mặc dù không giàu dinh dưỡng nhưng chất xơ đóng vai trò rất lớn trong hoạt động của đường ruột. Chúng giúp kéo nước vào trong đường ruột, làm mềm và tăng kích thước khối phân. Bên cạnh đó, chất xơ còn tạo môi trường lý tưởng để lợi khuẩn phát triển.
Do vậy, thiếu chất xơ thì quá trình bài tiết chất thải sẽ gặp nhiều khó khăn. Phân khô cứng, tạo thành từng khối nhỏ khiến ruột không thể đưa chúng ra ngoài. Đôi khi khối phân cứng và quá lớn, không thể đi qua hậu môn.
Thiếu chất xơ làm trẻ dễ bị táo bón
Xem thêm Bé 5 tuổi bị táo bón phải làm sao? Mẹo trị táo bón cực hiệu quả
Táo bón khiến trẻ khó đi ngoài, đau rát vùng hậu môn, thậm chí chảy máu. Do vậy, trước khi tìm hiểu bé bị táo bón phải làm sao thì mẹ cần xem xét lại thực đơn dinh dưỡng. Bởi rau xanh thường là thực phẩm mà các bé không thích ăn.
Rối loạn tiêu hóa làm trẻ bị táo bón
Thiếu các enzyme tiêu hóa và lợi khuẩn đường ruột làm tăng nguy cơ trẻ bị táo bón. Thức ăn đi xuống ruột khi chưa được tiêu hóa sẽ không được hấp thu gây ứ đọng. Từ đó hình thành các khối phân khô cứng, khó di chuyển xuống dưới hậu môn.
Bên cạnh đó, đường ruột sẽ ngày càng xấu đi do tác động của các độc tố. Khi đó làm cản trở sự vận chuyển nước và giảm nhu động ruột. Thậm chí có thể hình thành các túi thừa ở trực tràng chứa đầy chất thải. Lúc này, không còn là câu hỏi bé bị táo bón phải làm sao nữa mà tình trạng trở nên khá nghiêm trọng.
Thuốc đang sử dụng gây táo bón
Tình trạng lạm dùng thuốc quá nhiều do tâm lý lo lắng của bố mẹ đang trở nên báo động. Trẻ nhỏ thì thường mắc các bệnh về hô hấp và tiêu hóa. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc quá nhiều lại gây ra các tác dụng phụ cho bé. Và một trong số đó là táo bón.
Bé bị táo bón phải làm sao? Nguyên nhân, cách chữa táo bón hiệu quả
Một số loại thuốc như: thuốc bổ sung sắt, thuốc chống dị ứng, thuốc giảm đau,… có tác dụng phụ gây táo bón. Vì vậy, mẹ cần chú ý không nên cho con uống thuốc quá liều và quá thời gian dùng.
Trẻ bị táo bón do mải chơi
Tưởng chừng không liên quan nhưng mải chơi lại là một trong những nguyên do phổ biến gây táo bón ở trẻ. Nó khiến cha mẹ bối rối khi xác định nguyên nhân và phải đặt ra câu hỏi “trẻ bị táo bón phải làm sao?”
Bé bị táo bón do nhịn đi ngoài
Xem thêm Trẻ bị táo bón phải làm sao cách điều trị từ bác sĩ tiêu hóa
Do mải chơi, trẻ thường nhịn đi ngoài bằng cách thắt chặt các cơ ở hậu môn. Khi đó khối phân bị đẩy ngược lại vào khoang trực tràng. Sau nhiều lần như vậy, trực tràng bị giãn ra và tích tụ thêm nhiều phân hơn tại đó. Hậu quả là hình thành khối phân lớn, khô cứng và gây táo bón.
Xem thêm Trẻ ăn không tiêu phải làm sao chuyên gia gợi ý mẹ những giải pháp
Trẻ bị táo bón vì các nguyên nhân khác
Táo bón ở trẻ nhỏ có thể do các bất thường bẩm sinh tại đường tiêu hóa. Chẳng hạn như: hẹp tắc ruột, hội chứng ruột kích thích, ung thư ruột,… Khi đó triệu chứng có thể rầm rộ hơn, thường kèm theo nôn ói, sốt, chướng bụng,… Tuy nhiên một số trường hợp các triệu chứng không rõ ràng nên khó nhận biết.
Xem thêm Những nguyên nhân nào khiến trẻ bị biếng ăn mẹ phải làm sao?
Mách mẹ: Bé bị táo bón phải làm sao?
Khi đã cơ bản xác định được nguyên nhân thì việc trả lời cho thắc mắc “Bé bị táo bón phải làm sao?” sẽ trở nên dễ dàng hơn. Mẹ hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng táo bón cho con tại nhà.
5 Cách chữa táo bón tại nhà hiệu quả
Nguyên tắc chữa táo bón là cải thiện tính chất của khối phân khiến chúng dễ dàng bị đào thải. Tuy nhiên, mẹ và bé cần thật sự kiên trì.
Bổ sung Prebiotic khi trẻ bị táo bón: Prebiotic là tên gọi chung của những chất xơ khó tiêu hóa. Chúng có khả năng hút nước và trương nở mạnh. Do đó có thể làm mềm và tăng kích thước khối phân. Prebiotic giúp đường ruột hoạt động nhịp nhàng, nhanh chóng đào thải phân ra ngoài.
Cho trẻ bị táo bón uống men tiêu hóa: Đối với trẻ bị táo bón lâu ngày thì dùng men tiêu hóa là một biện pháp nhanh chóng. Sau vài ngày sử dụng, bé sẽ dễ dàng đi ngoài hơn. Tuy nhiên mẹ không được quá lạm dụng những sản phẩm này. Các bác sĩ khuyên rằng chỉ nên dùng men tiêu hóa cho trẻ nhỏ trong vòng 5-7 ngày.
Cho bé bị táo bón uống men tiêu hóa
Chữa táo bón bằng nước đỗ đen rang: Đỗ đen rửa sạch rồi đem rang đến khi bốc khói. Sau đó thêm 1 ít muối tinh, rang thêm khoảng 7 phút. Đổ nước và đun sôi đến khi cạn hết 2 phần. Để nguội và mỗi ngày cho bé uống một cốc nhỏ. Tình trạng táo bón sẽ cải thiện rõ rệt.
Trị táo bón cho bé bằng vừng đen: 100g vừng đen trộn với 3g gừng tươi, giã nhuyễn. Sau đó bỏ vào nồi nước, đun với lửa nhỏ. Đến khi chín thì cho thêm 30g mật ong, đun tiếp đến khi sôi. Mỗi ngày làm cho bé ăn 3 lần và kiên trì đến khi dứt hẳn táo bón.
Dùng mận để chữa táo bón cho bé: Mận có công dụng trị táo bón rất hiệu quả mà nhiều người không biết. Bởi trong quả mận có chứa nhiều chất xơ giúp làm thay đổi tính chất phân. Bên cạnh đó, mận khô hoặc nước ép mận còn có chứa một lượng lớn đường sorbitol. Chúng có lợi cho đường ruột, giúp ruột hoạt động trơn tru hơn.
5 Cách phòng tránh táo bón cho trẻ
Để tránh phải thường xuyên đi tìm câu trả lời về bé bị táo bón phải làm sao. Mẹ có thể chủ động trang bị cho con một đường ruột khỏe mạnh để không bị táo bón.
Cho bé uống đủ nước mỗi ngày
Nước thực sự là một phần thiết yếu trong chu trình hoạt động của đường tiêu hóa. Có thêm nước thì thức ăn ở dạ dày sẽ được nhào trộn đều hơn từ đó được phân giải và hấp thu tốt hơn. Có thêm nước tại ruột thì phân sẽ mềm hơn và dễ dàng được đào thải. Khuyến khích trẻ uống mỗi ngày 8 cốc nước để thoát khỏi mối lo bị táo bón.
Bổ sung chất xơ vào thực đơn
Bổ sung chất xơ hằng ngày giúp trẻ có một đường ruột trơn láng, giàu lợi khuẩn. Chất xơ sẽ làm tăng kích thước khối phân, hạn chế tình trạng phân cứng, bị kẹt lại không thể đào thải. Ngoài ra, rau củ có công dụng thanh nhiệt rất tốt và còn chứa nhiều vitamin.
Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau củ mỗi ngày
Bổ sung đủ chất xơ mỗi ngày giúp bạn không phải đau đầu vì “Bé bị táo bón phải làm sao?” Vì vậy hãy tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau xanh để có một đường tiêu hóa khỏe mạnh..
Cho trẻ ăn cốm tiêu hóa
Cốm tiêu hóa là sản phẩm có chứa hàng tỷ các lợi khuẩn đường ruột. Khác với men tiêu hóa, cốm tiêu hóa thường an toàn với con hơn. Sử dụng cốm tiêu hóa là biện pháp phòng tránh táo bón ở trẻ hiệu quả. Mẹ có thể cho trẻ ăn các sản phẩm cốm tiêu hóa mỗi ngày mà không cần lo sợ về sự phụ thuộc.
Tập thể dục nhẹ nhàng
Ít người biết rằng tập thể dục có thể hạn chế và cải thiện tình trạng táo bón. Bởi khi hoạt động, đặc biệt là các bài tập toàn thân có thể kích thích nhu động ruột. Đường ruột hoạt động nhịp nhàng, trơn tru hơn giúp trẻ không bị táo bón.
Đi đại tiện đúng giờ
Hãy cố luyện cho trẻ thói quen đi tiêu vào cùng một thời điểm trong ngày. Khi đó đường ruột không bị áp lực và sẽ hoạt động một cách quy củ hơn. Các chuyên gia cho biết, 5-7 giờ sáng là thời điểm nhu động ruột hoạt động tích cực nhất.
Tóm lại, nếu tìm hiểu kỹ, mẹ sẽ có lời giải đáp phù hợp cho thắc mắc “Bé bị táo bón phải làm sao?”. Bổ sung đủ chất xơ và thay đổi thói quen sinh hoạt là những việc mẹ cần hướng dẫn bé để đánh bay táo bón.
Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn
Tìm hiểu thêm thông tin y khoa