Bé bị ho đờm là dấu hiệu của bệnh gì? Mách mẹ cách điều trị ho đờm tại nhà.

Bé bị ho đờm là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về đường hô hấp. Do nhiễm khuẩn, nhiễm virus làm chảy dịch xuống cổ họng gây ho đờm. Để tình trạng không trở nặng, mẹ có thể áp dụng các biện pháp giảm ho đờm cho con tại nhà.

Contents

5 bệnh lý phổ biến làm bé bị ho đờm

Bé bị ho đờm làm ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp và ăn uống. Các tác nhân lạ làm kích thích tiết nhầy vùng mũi họng và gây ho. Ban đầu trẻ có thể chỉ ho khan, khò khè, nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ chuyển thành ho đờm.

Trẻ bị cảm lạnh gây ho đờm

Khi chuyển mùa hoặc không mặc đủ ấm, bé thường bị cảm lạnh, đặc biệt với những trẻ sức đề kháng yếu. Cảm lạnh, ban đầu đa phần là do virus. Lúc này bé chỉ bị mệt mỏi, ho khan. Tuy nhiên, khi cơ thể trẻ yếu đi, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây viêm. 

Biểu hiện thường là sốt, đau rát họng, bé bị ho đờm, sổ mũi,… Mẹ có thể để ý màu đờm mà trẻ ho ra để biết về tình trạng bệnh. Đầu tiên đờm thường màu trắng, trong. Nhưng sau đó có thể đặc hơn và chuyển sang vàng hoặc xanh.

Viêm mũi họng gây ho có đờm

Trẻ nhỏ là đối tượng thường xuyên bị viêm mũi họng và thậm chí trong thời gian dài. Vi khuẩn, khói bụi có thể bám vào niêm mạc mũi họng gây kích ứng và viêm tại đó. 

 

bé bị ho đờm

Vi khuẩn xâm nhập gây viêm mũi họng

Trẻ ngứa họng, ngứa mũi có thể ho khan vài tiếng. Nhưng nếu ổ viêm lan rộng, niêm mạc sẽ tăng tiết dịch nhầy khiến bé bị ho đờm. Các triệu chứng cơ bản giống với cảm lạnh nhưng thường chưa có sốt. Do đó thường dễ bị bỏ qua.

Bé bị ho đờm do viêm phế quản

Viêm phế quản là một trong những bệnh về đường hô hấp dưới phổ biến nhất ở trẻ nhỏ. Đây là tình trạng viêm đường dẫn khí trong phổi. Điều này có thể bắt nguồn từ sự viêm mũi họng, nôn ói, nhiễm lạnh,… Vi khuẩn, vi rút có thể xâm nhập vào trong phổi gây sưng, viêm và tăng tiết dịch.

https://youtu.be/gLx8HW_0ERk

Bé bị ho đờm là dấu hiệu của bệnh gì? Mách mẹ cách điều trị ho đờm tại nhà.

Bệnh thường xảy ra chủ yếu vào mùa đông. Viêm phế quản làm trẻ bị ho nhiều, ho ra đờm, tức ngực và đôi khi khó thở. Tiếng ho thường lớn, vang và cơn ho có thể kéo dài. Bé bị ho có đờm nhiều về đêm làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Trẻ bị ho đờm do dị ứng

Một số bé có cơ địa dị ứng với một số tác nhân nhất định ngoài môi trường. Đó có thể là phấn hoa, khói bụi, lông chó mèo, mùi sơn,… Khi hít phải chúng, trẻ thường có biểu hiện ho và nặng hơn là ho có đờm.

Các nguyên nhân khác gây ho đờm

Bên cạnh những tổn thương từ đường hô hấp thì các yếu tố khác cũng có khả năng khiến bé bị ho đờm. Cụ thể là tình trạng nôn ói, trào ngược dạ dày thực quản, mắc dị vật tại cổ họng, hít phải khói thuốc lá,…

Những điều mẹ cần làm khi bé bị ho đờm

Khi thấy bé bị ho đờm, mẹ không nên vội vàng dùng thuốc ngay, đặc biệt là kháng sinh. Quá trình điều trị cần phụ thuộc vào các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

 

Có nhiều cách giảm ho đờm cho bé tại nhà

Có nhiều cách giảm ho đờm cho bé tại nhà

Mục tiêu là phục hồi chức năng hô hấp và giảm nhẹ các triệu chứng. Vì vậy mẹ có thể áp dụng các cách làm dưới đây để giúp con dễ chịu hơn.

Xem thêm Triệu chứng và cách điều trị cho bé bị ho có đờm và đi ngoài như thế nào?

Cho trẻ súc họng, rửa mũi

Súc họng, rửa mũi bằng nước muối giúp trẻ tránh được các bệnh đường hô hấp. Đây là thói quen nên được hình thành từ sớm cho con, ngay cả khi không có dấu hiệu gì.. Đặc biệt là với những bé bị ho đờm thì thói quen này lại càng phát huy được hiệu quả. 

Môi trường của nước muối sẽ giảm khả năng sinh sôi của vi khuẩn giúp hạn chế viêm. Hơn nữa, nước muối giúp rửa trôi các tác nhân gây kích ứng và làm long đờm nhầy. Mỗi ngày, hãy cho con súc họng, rửa mũi bằng nước muối sinh lý 2-3 lần. 

Để trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn

Khi bé bị ho đờm tức là sức đề kháng đang yếu đi. Do đó, hãy để trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn và tránh nhiễm lạnh. Nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian phục hồi thật tốt.

Cho bé bị ho đờm uống đủ nước

Uống đủ nước mỗi ngày giúp giảm ho đờm rất tốt. Nước vừa giúp loãng đờm, long đờm, vừa cấp ẩm cho cổ họng. Vì vậy có thể làm dịu cổ họng và khiến con dễ chịu hơn. Đối với bé bị ho đờm thì tốt hơn nên uống nước ấm.

Giảm ho cho trẻ bằng thảo dược

Mẹ sẽ không cần phải lo lắng nếu biết các mẹo giảm ho đờm từ dân gian này.

Dùng quất để chữa ho đờm: Quất có khả năng tiêu đờm, trị ho và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Và bài thuốc phổ biến là chưng quất cùng với đường phèn. Hãy bỏ chung quất đã cắt đôi và đường phèn vào một cái bát, tỷ lệ 5:2. Sau đó đem đi đun cách thủy hoặc hấp trong nồi cơm khoảng 15-20 phút. Mỗi ngày sau bữa ăn hãy cho trẻ ăn 2-3 thìa đến khi ngừng ho.

 

Chưng quất với đường phèn để trị ho đờm

Trị ho đờm bằng mật ong: Mật ong có tính ấm, công dụng làm dịu và sát khuẩn tốt. Do đó hãy pha một thìa mật ong vào cốc nước ấm và cắt thêm một lát chanh. Cho bé bị ho đờm uống mỗi ngày. Tình trạng sẽ cải thiện rõ rệt.

Xem thêm Những phương pháp tiêu đờm dành cho trẻ bị ho có đờm đơn giản tại nhà mẹ nên áp dụng

Theo dõi thân nhiệt của con

Xem thêm Trẻ đi ngoài ra máu nhưng không đau rát nguyên nhân và điều trị

Tình trạng viêm do nhiễm khuẩn thường dẫn đến sốt. Bé bị ho đờm có thể sốt nhẹ về buổi chiều khiến bé mệt mỏi, bỏ ăn. Nếu bé sốt dưới 38,5 độ C mẹ cần hạ sốt cho con bằng những cách thông thường. Cụ thể là uống nước ấm, chườm ấm, để trẻ nghỉ ngơi, dùng các miếng dán hạ sốt,… Tránh để trẻ sốt quá cao gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Xem thêm Triệu chứng viêm ruột ở trẻ em gồm những gì? Mẹ nên biết

Chuẩn bị bữa ăn tốt

Một bữa ăn tốt là phù hợp với thể trạng và tình trạng của bé. Đầu tiên bạn cần tránh những thực phẩm bé bị dị ứng và dễ gây ho. Hãy nấu cho bé những món đơn giản và còn ấm như cháo, súp, món hầm. Khi đó giúp trẻ dễ ăn và dễ hấp thu hơn.

Xem thêm Đau bụng đi ngoài kèm sốt ở trẻ em có đáng lo? Giải pháp từ bác sĩ

Khi nào nên đưa bé bị ho đờm đến bệnh viện?

Bé bị ho đờm là một triệu chứng rất thường gặp đặc biệt là vào mùa thu đông. Nhưng cũng vì thế mà bố mẹ dễ chủ quan mà bỏ qua khiến tình trạng nặng lên. Nếu nhận thấy một số dấu hiệu sau, mẹ cần cho bé đi khám ngay:

Bé thở nhanh, nông: Nhịp thở trở nên nặng nhọc, thậm trí bé phải ngồi nghỉ để thở

Ho dai dẳng, dữ dội thậm chí ho ra máu: Có thể tình trạng viêm đang ở mức xấu hoặc phổi đang bị tổn thương nặng

Có nhiều cách giảm ho đờm cho bé tại nhà

Đưa trẻ đến bệnh viện khi bị sốt quá cao

Trẻ sốt cao trên 39 độ C: Trẻ nhỏ khá nhạy cảm với các biến chứng khi sốt quá cao. Trẻ ngủ ly bì, mê sảng, co giật và có nguy cơ tử vong.

Da dẻ nhợt nhạt, tím tái: Có thể dịch nhầy quá nhiều làm cản trở hoạt động hô hấp

Trẻ khó nuốt đến mức không thể ăn uống: Trẻ bị đau rát vùng cổ hoặc nghi ngờ bị mắc dị vật ở trong họng

Tóm lại, bé bị ho đờm đa phần là hậu quả của những tổn thương tại đường hô hấp. Nếu không có biện pháp xử lý đúng và kịp thời tình trạng sẽ trở nên khó kiểm soát. Hãy trang bị cho con một nền tảng sức khỏe tốt để chống lại mọi yếu tố có hại mẹ nhé.

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.