Trẻ bị nóng ran nhưng không sốt thì phải làm sao, nguyên nhân là gì?

Tình trạng trẻ bị nóng ran người nhưng không sốt cũng thường gặp ở một số trẻ. Khi đó làn da cũng bé mẹ sờ vào rất nóng cảm giác như sốt. Nhưng đo nhiệt độ lại bình thường. Nguyên nhân là do đâu trẻ có hiện tượng này. Hãy đọc bài viết dưới đây để xem nguyên nhân và cách xử trí trong trường hợp trẻ bị nóng ran nhưng không sốt cùng thầy thuốc Lê Minh Tuấn mẹ nhé.

Contents

1.Tại sao trẻ bị nóng ran nhưng không sốt? Nguyên nhân là gì?

Trẻ bị nóng ran nhưng không sốt

Hiện tượng trẻ bị nóng ran nhưng không sốt thường xảy ra vào lúc bé đang ngủ. Hoặc có thể là bất cứ thời điểm nào trong ngày. Một số trẻ lại có hiện tượng đầu nóng nhưng chân tay lại lạnh. Khi đo nhiệt độ cơ thể lại không có kết quả sốt. Mà vẫn ở nhiệt độ như người bình thường. Điều này khiến rất nhiều các bậc phụ huynh lo lắng hay không biết giải thích tại sao.

"Hiện

Có rất nhiều nguyên nhân trẻ bị nóng ran nhưng không sốt như:

-Nhiệt độ cơ thể của trẻ thường cao hơn người lớn. Vì vậy nhiều mẹ khi sờ tay lên trán trẻ thấy nóng hơn. Và nghĩ rằng con đang bị sốt. Nhưng khi đo nhiệt độ trẻ lại bình thường. Hiện tượng này thường mang tính chất chủ quan từ mẹ chứ bé không bị sao hết

-Trẻ bài tiết ra nhiều mồ hôi khi ngủ. Việc bài tiết ra mồ hôi là chức năng hoạt động bình thường để đào thải độc tố. Làm mát cơ thể hay giúp điều hòa thân nhiệt cho trẻ. Ở một số trẻ có hội chứng tăng tiết mồ hôi. Tức là mồ hôi được tiết ra nhiều hơn bình thường. Do trạng thái cường giao cảm ở trẻ. Điều này khiến cho trẻ bị nóng hơn bình thường. Nhưng không phải là sốt và không có nguy hiểm gì cả.

Trẻ bị nóng ran nhưng không sốt thì phải làm sao, nguyên nhân là gì?

-Do thời tiết có thể nóng hơn bình thường. Nên thân nhiệt của cơ thể trẻ cao hơn bình thường và cảm giác người trẻ bị nóng ran.

-Do trẻ bị mắc các vấn đề như nhiệt miệng, chảy máu chân răng,…gây nên tình trạng viêm nhẹ ở miệng. Nên có thể khiến cơ thể trẻ bị tăng thân nhiệt lên chút. Và trẻ bị nóng ran người nhưng không sốt.

-Nguyên nhân khác trị bị nóng ran người là do trẻ bị nhiễm virus. Hay bắt đầu một giai đoạn nhiễm bệnh. Tuy nhiên nó chưa rầm rộ nên có hiện tượng trẻ bị nóng ran người nhưng không sốt. Lúc này mẹ cần theo dõi thêm các biểu hiện kèm của con để có những xử trí hợp lý.

2.Trẻ bị nóng ran nhưng không sốt có nguy hiểm không?

Để biết hiện tượng này ở trẻ có nguy hiểm không. Mẹ cần hiểu về hiện tượng sốt ở trẻ. Sốt là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để kháng lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn hay virus. Đây được coi là một dấu hiệu tốt ở trẻ. Chứng tỏ trẻ đang phát triển một cách rất bình thường. Mẹ không cần quá lo lắng về vấn đề này. Trừ khi trẻ bị sốt ở mức cao như trên 39 độ. Kèm theo đó là mãi không hạ sốt dù đã có dùng các biện pháp hạ sốt.

Khi gặp hiện tượng trẻ bị nóng ran người mẹ cần phải đo nhiệt độ cho trẻ là việc đầu tiên để xem trẻ có phải đang sốt hay không để còn biết cách xử lý. Trẻ bình thường nếu nhiệt độ 36-37 độ và bắt đầu hơi sốt nếu nhiệt độ đo được là 37.5 độ.

Khi thấy người trẻ bị nóng mẹ không cần quá lo lắng. Nếu trẻ không sốt và vẫn ăn với ngủ và vui chơi, hoạt động bình thường như mọi ngày. Mặt khác khi thất trẻ có các dấu hiệu bất thường khác thường khác thì như ngủ kém, ăn uống kém, không có hứng thú chơi, ít hoạt động hơn thậm chí là thờ ơ,… 

Khi gặp những biểu hiện này của trẻ kèm với nóng ran người. Nên cho trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác có thể trẻ đang mắc bệnh lý nào đó để được điều trị sớm.

Trẻ nóng ran người nhưng không sốt có thể bình thường hoặc nguy cơ nhiễm khuẩn
Trẻ nóng ran người nhưng không sốt có thể bình thường hoặc nguy cơ nhiễm khuẩn

3.Trẻ bị nóng ran nhưng không sốt mẹ phải xử lý như thế nào?

Khi mẹ biết trẻ bị nóng ran người nhưng không sốt mẹ cần thực hiện ngay các biện pháp giúp hạ nhiệt cho trẻ ngay để trẻ sớm trở lại bình thường.

Một số biện pháp giúp hạ nhiệt cho trẻ nóng nhưng không sốt như:

-Trang phục

Cho trẻ mặc quần áo rộng và thoải mái, chất liệu cotton để hút mồ hôi tốt để cơ thể giảm nhiệt độ nhanh. Và không bị ngấm mồ hôi trở lại cơ thể khiến cơ thể trẻ nóng ran. Đặc biệt là những trẻ có nhu cầu vận động cao ra nhiều mồ hôi.

"Lựa

-Môi trường sinh hoạt của trẻ

Giữ cho phòng ngủ của trẻ luôn được sạch sẽ, thoáng mát và gọn gàng. Nên có cửa sổ để đón không khí tự nhiên từ bên ngoài vào phòng. Cho nó luôn được mát mẻ tránh gây nóng cho trẻ.

-Vệ sinh thân thể cho trẻ

Cho trẻ đi tắm hằng ngày và nhớ là tắm nước ấm. Bởi vì khi cho trẻ tắm nước ấm ở nhiệt độ cao hơn cơ thể sẽ giúp làm giãn nở các lỗ chân lông và tăng lưu thông khí huyết. Từ đó giúp cho việc thoát thân nhiệt dễ dàng hơn và hạ nhiệt ở trẻ. 

Không nên cho trẻ tắm nước lạnh khi đang bị nóng ran người. Vì nó sẽ khiến cho các lỗ chân lông cũng như mạch máu ở trẻ co lại. Làm cản trở việc thoát thân nhiệt có thể khiến trẻ ốm nặng hơn.

-Hạn chế cho trẻ đi phơi nắng ngoài trời

Việc cho trẻ chơi ngoài trời không phải là điều xấu vì nó sẽ giúp tổng hợp hợp vitamin D từ tự nhiên. Tuy nhiên chỉ nên cho trẻ hoạt động vào khung giờ sáng sớm hoặc chiều muộn để tránh gây hại da hay tổn hại đến sức khỏe của trẻ. Khi cho trẻ nô đùa ngoài nắng ở cường độ cao  trong một thời gian dài có thể khiến trẻ bị nóng đầu như thế rất dễ bị cảm, sốt hay ho ở trẻ.

Những mẹ mà có quan niệm tắm nắng cho trẻ giúp bé bớt xanh sao, nhợt da là chưa hoàn toàn đúng cần phải biết cách cho trẻ tắm nắng nếu không sẽ không những mang lại lợi ích mà tự chuốc họa vào thân.

Hạn chế cho trẻ nô ngoài trời nắng dễ bị ốm nóng ran người
Hạn chế cho trẻ nô ngoài trời nắng dễ bị ốm nóng ran người

-Cho trẻ uống nước đủ

Trẻ dưới 5 tuổi khá lười uống nước, có thể là do bé thường chưa biết nói nên nhu cầu cần uống nước hay mải chơi mà quên uống nước dẫn đến không bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể.

Vì thế hãy cho trẻ uống nước mỗi ngày tập cho trẻ quen với việc uống nước và nhắc trẻ uống nước thường xuyên.

Nước mang lại nhiều lợi ích với cơ thể và có thể làm mát cơ thể khi trẻ bị nóng ran người nhưng không sốt.

Cho trẻ uống đủ nước để giảm nhiệt
Cho trẻ uống đủ nước để giảm nhiệt trong trường hợp bé bị nóng ran người nhưng không sốt

-Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bị nóng ran nhưng không sốt

Chắc hẳn trẻ bị nóng ran người nhưng không sốt cũng khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi. Vì vậy mẹ hãy bổ sung cho tre các loại thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ khỏe mạnh như:

Các loại trái cây, rau của quả có tính mát như thanh long cam, quýt, rau má, cải ngọt, bí đỏ, cải đắng, bí xanh,…Chúng là các thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp thanh nhiệt cơ thể giảm nóng trong người, giải độc cơ thể và tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Đặc biệt chúng chứa lượng lớn các vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ nhanh khỏe mạnh và hồi phục sức khỏe.

Bên cạnh các thực phẩm bổ sung cho trẻ cũng có những thực phẩm cần phải hạn chế cho trẻ ăn nếu không muốn tình trạng của bé nặng hơn. Các thực phẩm nên hạn chế cho trẻ là thức ăn nhanh, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, các biển, tôm, xoài, mít, sầu riêng,…đây là những thực phẩm sinh nhiều nhiệt trong quá trình chuyển hóa do đó nên không hạ nhiệt được cho trẻ.

Mặc dù hầu hết các trường hợp này ở trẻ không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên mẹ vẫn nên chú ý theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho bé thường xuyên để kịp thời phát hiện ra các biểu hiện khác thường.

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

->>Xem thêm: Trẻ mọc răng sốt 39 độ phải làm sao

->>Xem thêm: Trẻ bị sốt lòng bàn tay chân nóng phải làm sao?

->>Xem thêm: Trẻ bị nôn đi ngoài không sốt phải làm sao

 

One thought on “Trẻ bị nóng ran nhưng không sốt thì phải làm sao, nguyên nhân là gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.