Trẻ em sốt lòng bàn tay chân nóng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Không phài lúc nào lòng bàn tay chân bé nóng cũng là bé bị sốt. Trẻ em trung tâm điều nhiệt chưa được ổn định nên nhiệt độ cơ thể bé hay bị ảnh hưởng bởi nhiều tác động khác từ bên ngoài. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp cho hiện tượng trẻ bị sốt lòng bàn tay chân nóng là như thế nào qua bài viết dưới đây nhé
Contents
Trẻ lòng bàn tay chân nóng nhưng không bị sốt là bị làm sao
Bình thường nhiệt độ cơ thể bé là 37 độ C. Vì trẻ em có trung tâm điều nhiệt không được ổn định. Vì thế nhiệt độ của bé hay bị thay đổi bởi nhiều điều kiện khác nhau. Buổi sáng thì nhiệt độ cơ thể bé sẽ thấp hơn, đến tối thân nhiệt bé sẽ cao hơn. Nhiệt độ cơ thể bé sẽ thay đổi nếu như bé chạy nhảy, nô đùa,…
Sốt là hiện tượng nhiệt độ cơ thể bé >1 độ so với nhiệt độ bình thường. Việc đo nhiệt độ mỗi nơi sẽ khác nhau. Vì thế mẹ nên chú ý đến việc đo thân nhiệt cho bé chính xác để có những phương án điều trị phù hợp nhé.
Trẻ lòng bàn tay chân nóng nhưng không sốt nguyên nhân do đâu
Không phải lúc nào bé cũng sốt thì lòng bàn tay và bàn chân nới nóng. Nhiều trường hợp bé không sốt nhưng lòng bàn tay và bàn chân bé vẫn nóng nguyên nhân là do đâu
Khi bé còn nhỏ thì việc điều chỉnh thân nhiệt của bé chưa được tốt. Vì thế bé hay bị nóng lòng bàn tay và chân. Việc này không phải một hiện tượng nguy hiểm. Khi bé lớn hơn cơ quan điều nhiệt của trẻ sẽ hoạt động tốt hơn. Sẽ không xảy ra hiện tượng nóng bàn tay bàn chân bất thường nữa.
Trẻ bị sốt lòng bàn tay chân nóng nguyên nhân do đâu
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sốt lòng bàn tay bàn chân bị nóng là:
Trẻ bị sốt lòng bàn tay bàn chân nóng nguyên nhân do đâu
- Trẻ mọc răng cũng có thể gây sốt, lòng bàn tay và bàn chân bị nóng. Bé mọc răng khiến cho lợi bé bị sưng lên nếu như răng không mọc được ra khỏi lợi. Vì thế khiến bé bị đau và có thể xuất hiện tình trạng bé bị sốt
- Thời tiết thay đổi khiến bé bị sốt: Thời tiết thay đổi làm cho cơ thể bé không kịp thích nghi. Vì thế sốt là một phản ứng của cơ thể trước sự thay đổi đột ngột đó.
- Bé bị viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan… Những tình trạng này cũng khiến bé bị sốt
- Trẻ bị sốt xuất huyết: Sốt xuất huyết là bé bị nhiễm virus gây sốt xuất huyết. Bé bị sốt xuất huyết ngoài sốt sẽ xuất hiện thêm những nốt đỏ trên da. Mẹ phải đưa bé đi viện khi bé có những dấu hiệu của sốt xuất huyết nhé. Sốt xuất huyết không thể tự điều trị tại nhà được.
- Trẻ bị sốt rét: Sốt rét bé sẽ có biểu hiện rét run và muốn đắp chăn. Bé đắp bao nhiêu chăn thì bé vẫn rét run.
- Trẻ bị viêm não
… Đây là những nguyên nhân khiến trẻ bị sốt. Khi bé sốt thì cơ thể sẽ tăng nhiệt độ lên và sẽ khiến chân và tay bé bị nóng
Trẻ bị sốt lòng bàn tay chân nóng đánh giá mức độ sốt của bé
Mẹ cần phải biết em bé nhà mình đang bị sốt ở mức độ nào để có hướng điều trị phù hợp. Khi bé sốt cao mà không có dấu hiệu giảm mẹ phải đưa bé đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân gây sốt ở trẻ để có hướng điều trị phù hợp.
- Trẻ sốt bàn tay và bàn chân bị nóng mức độ nhẹ: Mẹ cặp nhiệt độ thân nhiệt bé rơi vào 37,5 – 38,5 độ C
- Trẻ sốt mức độ trung bình: Cặp nhiệt độ thấy thân nhiệt bé đang là 38,5 – 39 độ C
- Trẻ sốt mức độ nặng: Bé sốt từ 39,5 – 40 độ C
- Trẻ sốt rất cao: Thân nhiệt bé đo được trên 40 độ C
Với mỗi mức độ sốt ở trẻ sẽ có những phương pháp giải quyết khác nhau. Không phải cứ trường hợp nào bé sốt cũng phải đem đi bệnh viện.
Cách đo nhiệt độ khi trẻ bị sốt lòng bàn tay chân nóng như thế nào
Đa số các mẹ chỉ đo nhiệt độ theo cảm tính hay chỉ nghe hướng dẫn qua mà không được hướng dẫn kĩ về việc đo nhiệt độ cho bé. Nếu mẹ đo nhiệt độ cho bé không chính xác sẽ không có phương pháp điều trị thích hợp.
Cách đo nhiệt độ khi trẻ bị sốt lòng bàn tay chân nóng
- Khi đo nhiệt độ cho em bé mẹ không để bé vận động nhiều sẽ khiến nhiệt độ đo không được chính xác
- Không mặc quần áo cho bé quá dày
- Điều chỉnh nhiệt độ phòng sao cho về mức nhiệt tiêu chuẩn
- Mẹ đo nhiệt độ ở nách bé thì sẽ đo trong thời gian 2 phút. Sau đó mẹ đem nhiệt độ đo được cộng thêm 0,5. Thì có thể biết được nhiệt độ của cơ thể bé là bao nhiêu
Những cách đo nhiệt độ khác khi trẻ bị sốt lòng bàn tay chân nóng
- Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi thì đo ở mông là chuẩn xác nhất: Nếu lấy nhiệt độ ở khu vực hậu môn thì mẹ chỉ cần đo trong vòng 1 phút. Nhiệt độ khu vực hậu môn chính là nhiệt độ cơ thể bé
- Đo thân nhiệt của bé ở tai mẹ nên cộng thêm 0,3 độ. Vì đo thân nhiệt ở tai cũng có khả năng chính xác cao. Tuy nhiên em bé thường có ống tai nhỏ vì thế việc này có thể khiến bé cảm thấy khó chịu
- Đo thân nhiệt ở miệng: Đo thân nhiệt ở miệng cũng có độ chính xác cao. Tuy nhiên với nhiệt kế thủy nhân cách đo này vô cùng nguy hiểm. Nếu mẹ muốn sử dụng cách đo này thì phải sử dụng cho những bé lớn từ 5 tuổi trở lên.
Chăm sóc trẻ bị sốt lòng bàn tay chân nóng như thế nào
Khi trẻ sốt lòng bàn tay và bàn chân nóng mẹ sẽ chăm sóc bé như thế nào?
- Bổ sung nước và chất điện giải cho bé: Bổ sung nước và chất điện giải cho bé bằng dung dịch oresol, nước ép hoa quả và những loại hoa quả mọng nước. Với những bé chưa uống nước và chất điện giải được thì mẹ nên cho bé bú sữa nhiều hơn.
- Men vi sinh hoặc men tiêu hóa nâng cao sức khỏe tiêu hóa cho bé khi bé bị sốt. Giúp bé ăn ngon miệng hơn
- Mặc quần áo thoáng mát cho bé: Nhiều mẹ sợ bé sốt nên phải ủ ấm cho bé. Tuy nhiên việc làm này sẽ làm thân nhiệt bé càng tăng. Vì vậy khi bé bị sốt thì mẹ phải mặc quần áo thoáng mát cho trẻ.
Những cách chăm sóc khác khi trẻ bị sốt lòng bàn tay chân nóng
- Chườm ấm: Việc này giúp làm hạ thân nhiệt khi bé bị sốt. Mẹ sử dụng khăn ấm để lau 2 bên bẹn cho bé, 2 bên nách và khăn lau khắp cơ thể. Việc này giúp bé hạ thân nhiệt hiệu quả. Nhưng không được sử dụng phương pháp này vào mùa đông vì mùa đông nhiệt ở khăn mất rất nhanh, khiến cho nước bị lạnh. Khi mẹ sử dụng nước lạnh để chườm cho bé làm cho mạch máu bé co lại. Nhiệt bị giữ mà không giảm.
- Sử dụng thuốc hạ sốt cho bé: Với những bé sốt cao thì việc hạ sốt bằng thuốc là cần thiết. Mẹ sử dụng paracetamol 10-15mg/kg cân nặng cho bé mỗi lần. Sử dụng cách nhau 4-6 tiếng 1 lần.
Trẻ sốt chân tay bị nóng khi nào mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế:
Chăm sóc trẻ sốt lòng bàn tay chân nóng như thế nào
Trẻ sốt có những biểu hiện như: Ngủ li bì, nhiệt độ >40 độ, khó đánh thức trẻ dậy, bé bị co giật, thở nhanh và gấp, tiêu chảy phân có máu,…
- Bé sốt cao không hạ hoặc khó hạ
- Bé sốt cao kéo dài >2 ngày
- Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi bị sốt
- Hoặc bé có bất cứ dấu hiệu bất thường nào như kể trên
Khi bé bị sốt mẹ nhớ quan sát và đánh giá mức độ sốt của bé thông qua
- Bé có chơi bình thường hay không?
- Bé ăn uống, đại tiện và tiểu tiện như thế nào?
- Bé có ho, thở có bất thường hay không?
- Bé có hạ được nhiệt độ cơ thể khi được uống thuốc hạ sốt hay không?
- Bé có đau hay có những dấu hiệu nào bất thường ngoài sốt hay không?
- Mẹ theo dõi bé tại nhà nếu bé vẫn bình thường mà không kèm theo dấu hiệu bất thường nào
Trên đây là nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp cho hiện tượng trẻ bị sốt lòng bàn tay chân nóng. Mẹ tham khảo áp dụng nếu em bé nhà mình bị như vậy nhé
Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn
Tìm hiểu thêm thông tin y khoa
Tham khảo thêm các bài viết chăm sóc sức khỏe tại đây
Top 10 thuốc bổ tăng sức đề kháng cho bé tốt nhất hiện nay
Thuốc bổ tăng sức đề kháng cho bé sử dụng như thế nào?
Cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ hiệu quả
hay quá