Trong quá trình lớn lên và trưởng thành của trẻ, trẻ có thể gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng, nếu như cha mẹ không phát hiện và đưa ra những biện pháp khắc phục kịp thời có thể gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của bé sau này. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể về tình trạng trẻ bị nôn đi ngoài không sốt cũng như tham khảo các cách xử trí hiệu quả được các chuyên gia khuyến cáo cho vấn đề này.
Contents
Nguyên nhân khiến trẻ bị nôn đi ngoài không sốt?
Nôn ói là tình trạng xảy ra khi trung tâm nôn ở hành não của bé bị kích thích do một số nguyên nhân khác nhau, gây ra phản ứng tống thức ăn ngược trở lại thực quản và đi ra ngoài qua miệng. Phản ứng nôn có thể có lợi cho cơ thể trẻ khi giúp đẩy các chất có hại ra khỏi cơ thể bé.
Trẻ bị nôn đi ngoài không sốt xử trí như thế nào? – Bác sĩ tư vấn
Có thể lấy ví dụ như các bé dưới 2 tuổi, hệ tiêu hóa của các bé còn chưa được hoàn thiện và hoạt động trôi chảy như người lớn, nên các loại thức ăn có thể chất, mùi vị không phù hợp rất dễ khiến trẻ bị nôn ói sau khi ăn. Tuy nhiên, khi trẻ bị nôn ói liên tục, kéo dài kèm theo tình trạng đi ngoài nhiều lần, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý, nó có thể là dấu hiệu trẻ đang gặp các vấn đề đường tiêu hóa.
Hãy cùng điểm qua một số nhóm nguyên nhân dễ dẫn đến tình trạng trẻ bị nôn ói, đi ngoài hiện nay:
1. Hệ tiêu hóa non yếu khiến trẻ bị nôn, đi ngoài
Do hệ tiêu hóa của bé chưa được hoàn thiện, thức ăn không tiêu hóa được sẽ bị nhu động đẩy ngược trở lại thực quản gây nôn, cũng có thể bị kích thích bài tiết ra bên ngoài khiến cho bé bị đau bụng, đi ngoài nhiều lần.
Hệ tiêu hóa non yếu khiến trẻ bị nôn, đi ngoài
2. Trẻ bị nôn đi ngoài không sốt do ăn uống kém khoa học
- Do mẹ cho bé ăn quá nhiều mỗi bữa, không những khiến bé cảm thấy mất cảm giác ngon miệng, còn khiến bé dễ bị buồn nôn, nôn ra thức ăn thừa.
- Dị ứng thức ăn: đây cũng là nhóm nguyên nhân tương đối thường gặp, đặc biệt nhiều khi mẹ bắt đầu cho bé sử dụng một số loại hạt dễ gây dị ứng, các loại thủy hải sản, trứng, sữa,… khiến bé nôn ra thức ăn hoặc bị tiêu chảy.
3. Bé đi ngoài và nôn do các vấn đề tiêu hóa
- Trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân có thể do loạn khuẩn đường ruột hoặc do các loại thức ăn mẹ cho bé dùng không đảm bảo an toàn vệ sinh,…Rối loạn tiêu hóa cũng khiến bé dễ bị đau bụng, chán ăn, ảnh hưởng đến phát triển thể chất của trẻ nếu kéo dài.
- Trẻ đang gặp phải các bệnh lý đường tiêu hóa: là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng nôn ói, đi ngoài tiêu chảy không có sốt ở trẻ nhỏ, cũng là nhóm nguyên nhân nguy hiểm nhất nếu như mẹ không kịp thời phát hiện.
Bé đi ngoài và nôn do các vấn đề tiêu hóa
4. Trẻ nôn, đi ngoài do tác dụng phụ của thuốc
Đi ngoài, nôn mửa cũng có thể là tác dụng không mong muốn gây ra khi bé đang được chỉ định một số loại thuốc điều trị, đặc biệt thường gặp là các thuốc kháng sinh
Trẻ bị nôn đi ngoài không sốt là dấu hiệu của bệnh lý gì?
Một số tình trạng bệnh lý có thể khiến cho bé bị nôn ói, đi ngoài nhưng không có sốt bao gồm:
1. Tình trạng ngộ độc thực phẩm làm bé bị nôn và đi ngoài
Ngộ độc thức ăn và tình trạng viêm dạ dày – ruột khiến cha mẹ gặp nhiều khó khăn khi phân biệt. Bởi dấu hiệu bệnh lý khởi phát khi trẻ gặp 2 vấn đề này tương đối giống nhau. Bé có thể bị nôn ói liên tục, ồ ạt trong từ 1 – 12 giờ đầu. Mỗi lần nôn cách nhau từ 3 – 30 phút. Dưới đây là hướng dẫn của các chuyên gia để giúp mẹ sơ bộ phân biệt 2 tình trạng này:
- Ngộ độc thức ăn: trẻ thường bị nôn sau khi ăn khoảng 2 – 12 giờ. Có thể sau khi trẻ ăn các món ăn chế biến khác thường, các thức ăn không hợp vệ sinh, kém chất lượng,…. Các triệu chứng thường bao gồm: nôn ói ra thức ăn kèm theo tình trạng đi ngoài mà không có tăng thân nhiệt. Tuy nhiên các triệu chứng này thường không kéo dài quá lâu, thường dưới 12 tiếng. Tình trạng này rất dễ gặp phải ở trẻ dưới 5 tuổi. Khi nôn kèm theo tiêu chảy, mẹ cần đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu mất nước của bé.
- Viêm dạ dày, ruột do vi khuẩn, virus hay kí sinh trùng: khiến cho bé thường cảm thấy đau bụng, mệt mỏi, chán ăn, nôn mửa ra thức ăn kèm theo tiêu chảy, đi ngoài sống phân. Khác với ngộ độc thức ăn, bé thường xuất hiện sốt nhẹ đến vừa khi bị viêm đường tiêu hóa do các tác nhân kể trên. Chính vì thế, khi bé nôn mửa mà không kèm sốt, mẹ có thể loại bỏ nguyên nhân do vi khuẩn xâm nhập.
Tình trạng ngộ độc thực phẩm làm bé bị nôn và đi ngoài
2. Trẻ bị nôn đi ngoài không sốt là triệu chứng khi bé bị viêm tắc ruột
Đây là tình trạng xảy ra khi một phần đoạn ruột của bé bị xoắn lại. Tuy hiếm gặp nhưng lại có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng. Thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử lý đúng cách và nhanh chóng. Trẻ khi bị viêm tắc ruột thường bị đau bụng dữ dội. Kèm theo đó là nôn tháo thức ăn, nôn ra mật vàng hoặc xanh, trẻ mệt mỏi, nhợt nhạt, vã mồ hôi nhiều.
3. Bé có thể bị lồng ruột khi có dấu hiệu đi ngoài, nôn
Khác với viêm tắc ruột, tình trạng lồng ruột có tần suất gặp phải ở trẻ cao hơn. Đặc biệt đối với trẻ dưới 4 tuổi. Bé bị lồng ruột khi một phần đoạn ruột bị cuốn vào bên trong của một đoạn ruột khác. Khiến cho thức ăn không được tiêu hóa đúng cách, gây nôn ói, đau bụng, bé không muốn ăn uống. Kèm theo đó có thể là dính máu trong phân khi đi ngoài. Trẻ đi tiêu phân lỏng hoặc toàn nước, cơ thể mệt mỏi.
Bé có thể bị lồng ruột khi có dấu hiệu đi ngoài, nôn
4. Đi ngoài, nôn là dấu hiệu khi bé bị trào ngược dạ dày – thực quản hoặc hẹp phì đại môn vị
Trong một số trường hợp, nhất là đối với trẻ khi bú mẹ, trẻ thường bị ói ọc ra sữa, trớ nhiều và mạnh, lặp lại chu kỳ bú – nôn – đói. Nguyên nhân do phần cuối dạ dày nối với tá tràng – môn vị của trẻ bị hẹp. Tình trạng này gây co thắt để đẩy chất cặn bã xuống gặp khó khăn. Trẻ thường không có sốt.
Mẹ cần làm gì để khắc phục tình trạng đi ngoài, nôn ói không kèm sốt ở trẻ?
Dưới đây là lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng dành cho các bậc phụ huynh về cách chăm sóc trẻ khi trẻ bị đi ngoài, nôn mửa không có sốt:
1. Trẻ bị nôn đi ngoài không sốt cần cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý
Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng của bé khi bé bị nôn và đi ngoài
- Về lượng thức ăn trong mỗi bữa: không nên quá nhiều. Món ăn nên chế biến đa dạng, kết hợp nhiều loại thức ăn khác nhau. Nhưng cần đảm bảo đầy đủ các nhóm chất cần thiết cho bé.
- Mẹ nên giảm bớt các món ăn quá đặc sánh trong bữa ăn hàng ngày của trẻ. Các thức ăn có thể chất đặc khiến cho bé càng khó nuốt, khó tiêu hóa, dễ bị nôn trớ hơn. Thay vào đó, mẹ có thể cho bé ăn các loại cháo nấu loãng cho bé dễ nuốt.
- Bổ sung cho bé các loại hoa quả kích thích tiêu hóa như chuối, táo,…
- Hạn chế thực phẩm chiên rán, quá nhiều dầu mỡ trong bữa ăn. Đặc biệt khi bé đang bị rối loạn tiêu hóa khiến cho việc phân giải các thành phần dầu mỡ gặp khó khăn. Bé dễ bị khó tiêu, đầy bụng, nôn mửa hoặc đi ngoài.
Tạo cho bé một bữa ăn với không khí thoải mái. Không nên ép trẻ ăn quá nhiều hoặc quát mắng trẻ, giục trẻ ăn nhanh. Điều này sẽ gây cho trẻ cảm giác khó chịu, sợ hãi, ăn không ngon, dễ bị nôn trớ.
Mẹ cũng có thể bổ sung cho bé một số loại thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa. Bao gồm sữa chua, đồ ăn lên men hoặc một số sản phẩm men vi sinh được bán tại các hiệu thuốc.
Trẻ bị nôn đi ngoài không sốt cần cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý
2. Một số lưu ý khác khi trẻ bị nôn đi ngoài không sốt
- Chú ý cho bé nghỉ ngơi đúng cách. Khi bé ngủ, tần suất nôn và đi ngoài của bé có thể giảm dần. Một giấc ngủ chất lượng cũng khiến cho bé nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Giảm tình trạng mệt mỏi, suy nhược, quấy khóc.
- Với bé đi ngoài nhiều lần trong ngày, mẹ cần đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu mất nước ở trẻ. Tiêu biểu như: khát nước, môi khô, da khô, thóp trũng hoặc dấu hiệu lờ đờ, li bì của trẻ. Mẹ cần bù nước cho bé đúng cách. Có thể cho bé uống Oresol sau mỗi lần bé đi ngoài. Hoặc tham khảo hướng dẫn của các chuyên gia sức khỏe.
- Hạn chế để bé vận động mạnh, chạy nhảy, chơi đùa ngay sau khi ăn. Việc này nhằm tránh tình trạng nôn ói ra thức ăn.
Một số lưu ý khác khi trẻ bị nôn đi ngoài không sốt
Xem thêm
Trẻ bị nôn bất thường – Nguyên nhân và giải pháp từ chuyên gia
Trẻ sốt mọc răng 39 độ mẹ phải làm sao?
Trẻ bị đi tướt và sốt – nguyên nhân và giải pháp từ chuyên gia
Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn
Tìm hiểu thêm thông tin y khoa
rất hay
bài viết rất hữu ích