Khi nào cho trẻ ăn cơm, làm sao để tập cho bé chuyển từ ăn cháo sang ăn cơm?

Khi nào cho trẻ ăn cơm là băn khoăn của nhiều cha mẹ. Nhiều cha mẹ nóng vội trong việc tập ăn cho bé và cho trẻ tập ăn cơm quá sớm. Tuy nhiên, cho bé ăn cơm khi cơ thể bé chưa sẵn sàng có thể khiến sức khỏe của bé bị ảnh hưởng. Và việc tập ăn cho bé chưa bao giờ là dễ dàng. 

Contents

Khi nào cho trẻ ăn cơm ?

Việc bé bắt đầu tập ăn cơm là dấu hiệu cho thấy bé đang lớn dần lên. Vậy khi nào cho trẻ ăn cơm thì thích hợp nhất?

Khi nào cho trẻ ăn cơm: khi bé ăn dặm?

Nhiều phụ huynh muốn cho con tập ăn cơm sớm, vì thế sau khi cho trẻ ăn dặm một vài tháng đã cho trẻ tập ăn cơm. Điều này là không nên, bởi con chưa có đủ răng để nhai thức ăn. Trẻ hầu như nuốt chửng cơm trực tiếp xuống dạ dày.

Bé tập ăn dặm không nên ăn cơm
Bé tập ăn dặm không nên ăn cơm

Bé tập ăn dặm không nên ăn cơm

Đồng thời hệ tiêu hoá của con cũng chưa hoàn thiện. Để tiêu hoá được hết số cơm và thức ăn cần rất nhiều năng lượng. Và việc ăn dặm cũng chỉ là phụ, trong giai đoạn sơ sinh này, thức ăn chủ yếu vẫn là sữa.

Bé một tuổi có nên tập ăn cơm?

Bé 1 tuổi đã ăn cơm được chưa? Để trả lời câu hỏi này mẹ nên quan sát đến những 2 yếu tố chính để đưa ra quyết định. Đó là: tình trạng mọc răng và hệ tiêu hoá của bé. Dung tích dạ dày của bé 1 tuổi khoảng 250ml. Nói chung, hệ tiêu hoá tốt hơn trước, hoạt động trơn tru hơn. Và con đã có 4 cái răng hàm.

https://youtu.be/iNQt6jK8heg

Khi nào cho trẻ ăn cơm, làm sao để tập cho bé chuyển từ ăn cháo sang ăn cơm?

Vậy với đầy đủ các điều kiện trên thì bé đã ăn cơm được chưa? Câu trả lời là có thể cho bé ăn cơm nhưng là cơm tán nhuyễn. Đây là dạng cơm não hơn so với cơm bình thường. 

Khi nào cho trẻ ăn cơm: thời điểm chuẩn

Như trên đã nói, căn cứ vào số răng và hệ tiêu hoá để quyết định thời gian cho bé ăn cơm. Và thời điểm cho bé ăn cơm được các chuyên gia khuyến cáo là 19 tháng tuổi. Khi này, trẻ đã mọc được khoảng 16 chiếc răng bao gồm cả răng hàm. Và trẻ có thể bắt đầu ăn cơm nát. 

Khi nào cho trẻ ăn cơm: Khi trẻ đủ 19 tháng
Khi nào cho trẻ ăn cơm: Khi trẻ đủ 19 tháng

Khi nào cho trẻ ăn cơm: Khi trẻ đủ 19 tháng

Khi 24 tháng tuổi, trẻ có khoảng 20 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể để bé ăn cơm mềm. Và đến 30 tháng tuổi, lúc này trẻ đã có thể ăn được cơm bình thường. Tuy nhiên, thức ăn đi kèm cần mềm, dễ nhai, dễ nuốt.

Cách để bé chuyển từ ăn cháo sang ăn cơm

Khi nào cho trẻ ăn cơm cũng sẽ gặp một số khó khăn. Bé thích ăn cháo hơn ăn cơm, hoặc bé lười ăn, bé sụt cân,… Vậy nên, mẹ có thể tham khảo bí quyết dưới đây để tìm cách giải quyết nhé!

Cho bé ăn cơm nát khi mới tập ăn

Bước đầu chuyển từ ăn cháo sang ăn cơm sẽ khiến trẻ không quen bởi nó khó nhai hơn. Vì thế mẹ nên cho bé tập ăn cơm nát (cháo đặc) trước. Cơm nát là dạng gần giống cháo nhưng lượng nước ít hơn. Loại cơm này sẽ không quá khó nhai đối với trẻ.

Sau khi bé quen với việc ăn cơm nát và đã đủ răng để nhai cơm, mẹ bắt đầu chuyển sang cơm bình thường. Tuy nhiên, những ngày đầu mới tập ăn, mẹ nên nấu cơm ướt hơn một chút.

Lượng cơm tăng dần theo thời gian

Số lượng cơm tăng dần từ ít đến nhiều. Nếu hôm nay là ngày đầu tập ăn, hãy cho con tập ăn vài muỗng cơm. Bởi bé đang tập làm quen với việc nhai trước khi nuốt. 

Khi nào cho bé ăn cơm?
Khi nào cho bé ăn cơm?

Khi nào cho bé ăn cơm?

Khi bắt đầu làm quen với thức ăn mới trẻ sẽ gặp khá nhiều khó khăn. Nếu mẹ ép con ăn nhiều ngay từ bữa đầu tiên sẽ khiến bé chán cơm. Lâu dần việc ép trẻ ăn cơm sẽ khiến bé lười ăn.

Kiên trì trong quá trình bé tập ăn cơm

Nhiều phụ huynh nóng vội trong quá trình tập ăn của con. Ngày đầu bé hứng thú với thức ăn mới nên ăn nhiều, sau đó ăn ít hơn. Do đó, phụ huynh có xu hướng ép con ăn và kéo dài bữa ăn. Điều này là không nên. 

Thay vì ép bé, mẹ hãy để bé chủ động ăn và tập thói quen ăn trong 30 phút. Đúng bữa đúng giờ giúp bé ăn ngon miệng hơn. Ngoài ra, trong khoảng thời gian đầu tập ăn con có thể sụt cân. Nhưng mẹ đừng quá lo lắng về việc này. Sau khi ăn cơm quen, bé sẽ dần lấy lại sức ăn và cân nặng.

Gợi ý thực đơn khi bé tập ăn cơm

Bên cạnh câu hỏi khi nào cho trẻ ăn cơm, mẹ còn băn khoăn về thực đơn của bé. Những món ăn đi kèm sẽ thu hút sự chú ý của bé với bữa ăn và giúp bé ăn nhiều hơn.

Gợi ý một số món ăn cho bé tập ăn cơm

Khi nào cho bé tập ăn cơm mẹ có thể cho bé thử một số món như sau:

+Trứng bác: đây là món rất dễ làm từ trứng. Như chúng ta biết, trứng rất giàu dinh dưỡng như: protein, canxi, chất béo,.. Một tuần 2-3 bữa trứng sẽ là lựa chọn không tồi.

+ Thịt bằm: Thịt bằm có thể được làm từ thịt lợn, thịt gà, thịt bò,… Đây đề là những loại thịt cung cấp rất nhiều năng lượng cho bé. Và khi băm nhỏ thịt, trẻ sẽ không bị hóc khi ăn.

+ Canh rau: được chế biến từ những loại rau như mồng tơi, rau cải,… Món canh rau sẽ cung cấp khá nhiều chất xơ cho bé. Lưu ý, khi nấu mẹ nên thái nhỏ rau ra nhé!

Khi nào cho trẻ ăn cơm - Món ăn ngon
Khi nào cho trẻ ăn cơm – Món ăn ngon

Khi nào cho trẻ ăn cơm – Món ăn ngon

+ Súp gà: Món này được nấu với thịt gà xé nhỏ và củ quả cắt hạt lựu. Nó cung cấp các chất dinh dưỡng, trong đó có cả chất xơ cho bé.

+ Cá hồi rán: cá hồi là loại cá cung cấp cho bé rất nhiều protein, chất béo tốt và cả omega-3. Thay đổi thực đơn một tuần 1-2 bữa cá hồi sẽ tốt cho sự phát triển trí não của bé.

Ngoài những món kể trên, còn rất nhiều món ngon giàu dinh dưỡng khác cho bé. Nhưng mẹ cần chú ý món ăn nên được cắt nhỏ để bé không bị hóc thức ăn. Và nấu chín thức ăn để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thực đơn cần phải cần bằng đủ chất

Khi nào cho bé tập ăn cơm thì bữa ăn cũng cần đa dạng và đủ chất. Vậy như thế nào là đủ chất? Đó là bữa ăn có tinh bột của cơm, đạm từ thịt cá, chất xơ từ rau củ, vitamin từ hoa quả,… Bằng việc có nhiều món trong bữa ăn, bé sẽ hứng thú và việc tập ăn cơm cũng dễ dàng hơn.

Nêm nếm gia vị vào món ăn sẽ giúp bé ăn ngon hơn. Nhiều phụ huynh lo lắng về việc thêm gia vị sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé. Tuy nhiên, khi bé tập ăn cơm là bé đã có thể ăn món ăn có nêm gia vị. Nhưng liều lượng gia vị mẹ cần tìm hiểu thêm để tránh việc thức ăn quá mặn đối với bé.

Cho trẻ uống cốm tiêu hoá để hỗ trợ tiêu hoá

Những ngày đầu tập ăn, bé khó tránh khỏi việc bị đầy bụng khó tiêu. Đó là do dạ dày bé chưa quen với việc tiêu hoá cơm. Vì thế, mẹ nên cho bé sử dụng cốm tiêu hoá Amano Enzym Gold để giúp bé tiêu hoá dễ dàng hơn.

Cốm tiêu hoá giúp bé tiêu hoá tốt
Cốm tiêu hoá giúp bé tiêu hoá tốt

Sản phẩm có chứa các enzym tiêu hoá, trong đó có có amylase. Loại enzyme này giúp phân cắt tinh bột của cơm thành đường đơn để cơ thể hấp thu. Hơn nữa, nó có chứa các lợi khuẩn, vitamin B, acid folic, DHA,…. tốt cho sự phát triển của trẻ. Đây là lý do vì sao cốm tiêu hoá Amano Enzym  Gold đã tạo được chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng.

Khi nào cho trẻ ăn cơm phụ huynh cần quan tâm đến bé đã đủ 19 tháng chưa. Hoặc tình trạng mọc răng cũng như hệ tiêu hoá của bé. Khi đó, hãy lựa chọn những món ăn phù hợp và dinh dưỡng để bé ăn cùng cơm. Và cho bé sử dụng cốm tiêu hoá Amano Enzym Gold để bé hấp thu dưỡng chất tốt hơn mẹ nhé.

>> Xem thêm: Bật mí 7 cách để tăng chiều cao nhannh nhất.

>> Xem thêm: Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn.

>> Xem thêm: Bổ sung men tiêu hoá cho trẻ sơ sinh.

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.