Em bé bị táo bón lâu ngày: Nguyên nhân, hậu quả và cách chăm sóc

Em bé bị táo bón, khó đi ngoài luôn khiến cho mẹ phải đau đầu thậm chí cảm thấy stress trong quá trình nuôi con. Bởi trẻ bị táo bón lâu ngày, không đi đại tiện được sẽ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, chán ăn. Từ đó xuất hiện tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi và những biến chứng nguy hiểm khác. Trong trường hợp này mẹ phải chăm sóc như thế nào? Đọc bài viết dưới đây để có được những kiến thức hữu ích.

Contents

Nguyên nhân khiến cho em bé bị táo bón

Em bé bị táo bón hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có những em bé mắc chứng táo bón sinh lý nhưng cũng có những bé bị  táo bón do nguyên nhân bệnh lý. Việc hiểu được nguyên nhân gây táo bón sẽ giúp cho mẹ tìm ra cách chăm sóc bé hiệu quả.

Em bé bị táo bón do bệnh lý

Nhiều em bé hiện nay mắc chứng táo bón do gặp những chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Có thể kể đến như rối loạn tiêu hóa, hội không dung nạp sữa, lồng ruột, tắc ruột,… Hoặc nghiêm trọng hơn là hậu môn bị hẹp, cường giáp, phình đại tràng bẩm sinh, rối loạn nội tiết tố chuyển hóa,…

Hội chứng không dung nạp Lactose ở trẻ
Hội chứng không dung nạp Lactose ở trẻ

Hội chứng không dung nạp Lactose ở trẻ

Nếu em bé bị táo bón do những bệnh lý trên gây ra thì sẽ kéo dài, dai dẳng, không tự hết. Mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng tình trạng táo bón của con vẫn không thuyên giảm. Khi đó nếu cha mẹ không có biện pháp quyết liệt sẽ gây đe dọa đến sức khỏe của con. Vì vậy, ba mẹ cần đưa con đi khám sớm để được hỗ trợ, can thiệp và điều trị tận gốc.

Em bé bị táo bón sinh lý

Một nguyên nhân khiến cho tình trạng em bé bị táo bón hiện nay tăng cao là do những thói quen liên quan đến ăn uống và sinh hoạt. Vậy những thói quen không tốt đó là gì?

Em bé nhịn đi ngoài

Nhịn đi ngoài là một trong những nguyên nhân chính và thường gặp dẫn đến tình trạng em bé bị táo bón. Tuy nhiên, ba mẹ lại ít khi để ý đến điều này. Khi bé buồn đi đại tiện mà bé nhịn lại sẽ khiến phần phân trong ruột già ngày càng bị khô cứng lại và kích thước cũng to ra. Lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng táo bón mạn tính rất nguy hiểm.

https://youtu.be/VhiJrPW0WTw

Em bé bị táo bón lâu ngày: Nguyên nhân, hậu quả và cách chăm sóc

Trẻ bị thiếu nước, mất nước

Khi cơ thể của trẻ thiếu nước thì hệ thống tiêu hóa cũng không đủ nước để hoạt động. Chất thải bị khô cứng và khó đẩy ra ngoài. Từ đó gây nên hiện tượng táo bón. Tình trạng trẻ bị thiếu nước này thường xảy ra vào các giai đoạn như cai sữa mẹ mà không bổ sung đủ nước. Hoặc xảy ra khi trẻ đang ăn dặm ở dạng bột loãng mà chuyển sang bột đặc ngay lập tức. Lúc đó hệ tiêu hóa non nớt của con chưa kịp thích nghi.

Thiếu chất xơ trong bữa ăn hàng ngày

Chất xơ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ. Nó giúp cho phân mềm hơn. Ngoài ra, chất xơ là nguyên liệu để ruột hoạt động trơn tru hơn bởi chúng nuôi dưỡng lợi khuẩn và bảo vệ lớp niêm mạc.

Em bé bị táo bón do lười ăn rau
Em bé bị táo bón do lười ăn rau

Em bé bị táo bón do lười ăn rau

Nếu trong bữa ăn hàng ngày, mẹ không chú ý bổ sung chất xơ cho bé thì nguy cơ xảy ra táo bón cũng rất cao. Nhiều trẻ lười ăn rau thì mẹ không nên chiều theo ý của con. Hãy có gắng để khuyến khích con ăn thêm rau xanh hoặc hoa quả. Bằng cách tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn hoặc cho trẻ tham gia vào công đoạn chế biến rau củ. 

Thành phần sữa công thức

Những em bé uống sữa công thức thường bị táo bón nhiều hơn những em bé ti mẹ trực tiếp. Bởi trong sữa công thức tỷ lệ đạm, canxi, sắt, phốt pho cao. Những yếu tố này dễ khiên phân bị khô cứng và vón cục. Nếu mẹ pha sữa không theo đúng như hướng dẫn, pha quá đặc sẽ khiến bé bị táo bón.

Lười vận động

Những em bé ít vận động, chủ yếu ngồi xem tivi hoặc điện thoại cả ngày sẽ khiến cho hệ tiêu hóa ít được tác động. Nhu động ruột không được điều hòa, cơ thành bụng cũng vì thế mà không được vận động. Lâu dần tình trạng em bé bị táo bón sẽ trở nên nghiêm trọng.

Do tác dụng phụ của thuốc

Bé sử dụng nhiều loại thuốc liên quan đến kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, thuốc điều trị tiêu chảy,… trong thời gian dài. Hậu quả là những lợi khuẩn có trong đường ruột bị tiêu diệt. Vì vậy mà quá trình tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng trở nên chậm hơn. Phân rắn, khó di chuyển gây nên hiện tượng táo bón ở trẻ nhỏ.

Em bé bị táo bón lâu ngày gây ra những hậu quả gì?

Nếu để em bé bị táo bón lâu ngày thì hậu quả đầu tiên có thể nhìn thấy ngay được chính là sợ đi đại tiện. Lúc này bé đi đại tiện gặp khó khăn do đầu phân cứng. Khi bé buồn đi nhưng không di được khiến bé phải rặn. Lúc này sẽ có cảm giác đau đớn, la hét. Lâu dần hình thành chứng không muốn đi đại tiện.

Em bé bị táo bón sẽ cảm thấy đau rát khi đi đại tiện
Em bé bị táo bón sẽ cảm thấy đau rát khi đi đại tiện

Em bé bị táo bón sẽ cảm thấy đau rát khi đi đại tiện

Bên cạnh đó, nếu bị táo bón lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng. Thức ăn nạp vào cơ thể không được tiêu hóa và thải ra ngoài cho nên bé sẽ có cảm giác chán ăn, mệt mỏi. Tình trạng này diễn ra lâu sẽ dẫn đến tình trạng biếng ăn, chậm lớn, thiếu hụt dinh dưỡng để phát triển. Từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé.

Ngoài ra, táo bón kéo dài ở trẻ nhỏ còn sinh ra nhiều độc tố như Deoxycholic Acid và NOCs. Đây là một trong những tác nhân chính gây nên tình trạng bệnh ung thư trực tràng, sa trực tràng ở trẻ nhỏ.

Em bé bị táo bón mẹ phải làm gì?

Từ những phân tích ở trên chắc chắn đã giúp mẹ hiểu được táo bón ở trẻ nhỏ nếu để lâu rất nguy hiểm. Nó gây ra những hậu quả khôn lường về cả thể chất và trí tuệ của bé. Nếu em bé nhà bạn cũng đang gặp phải tình trạng táo bón, mẹ hãy chủ động tìm hiểu những cách chữa táo bón sao cho thích hợp với bé nhất.

Em bé bị táo bón nên ăn gì?  

Để phòng tránh hiện tượng em bé bị táo bón thì mẹ cần quan tâm đầu tiên đến thực đơn hàng ngày của bé.

  • Nếu bé vẫn đang uống sữa và ăn dặm, mẹ cần xem lại lượng sữa con đang ăn hàng ngày. Mẹ cần xem xét hàm lượng dinh dưỡng cũng như cách pha đã đúng hay chưa. 
  • Tiếp theo là chú ý đến hàm lượng vitamin và chất xơ có trong bữa ăn hàng ngày của con. Mẹ cần bổ sung những loại rau xanh vào khẩu phần ăn của con. Ví dụ như, khoai lang, súp lơ xanh, cải xoăn, đậu co ve, chuối, bơ, cam,…Quan trọng hơn cả là mẹ nên hạn chế những loại thức ăn sẵn, thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước uống có gas,…
  • Tùy vào từng lứa tuổi của con mà mẹ bổ sung lượng nước phù hợp cho cơ thể. Có thể cho bé uống nước lọc, nước hoa quả, nước canh,… Việc này là để thúc đẩy quá trình tiêu hóa cũng như trao đổi chất trong cơ thể. 
  • Không cho bé ăn những loại quả nhiều nhựa có thể làm cho tình trạng táo bón thêm nặng như ổi, hồng xiêm,…
  • Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng một số thực phẩm chức năng cung cấp vi chất có lợi cho đường ruột. Hoặc mẹ sử dụng các loại cốm tiêu hóa cung cấp lợi khuẩn cho bé. Trong bài viết này chúng tôi đề xuất dòng sản phẩm cốm tiêu hóa Amano Enzym Gold cho bé bị táo bón.

Cách chăm sóc trẻ bị táo bón như thế nào?

Khi em bé bị táo bón mẹ không nên quá căng thẳng. Hãy tham khảo những cách giúp cho bé dễ đi tiêu dưới đây:

  • Mẹ có thể xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ từ phải sang trái. Làm như vậy trong khoảng thời gian giữa các bữa ăn để kích thích nhu động ruột hoạt động.
Cách trị táo bón cho trẻ: Massage bụng cho bé
Cách trị táo bón cho trẻ: Massage bụng cho bé

Cách trị táo bón cho trẻ: Massage bụng cho bé

  • Hỗ trợ trẻ vận động thường xuyên và liên tục. Mẹ nên hạn chế tối đa tình trạng bé ngồi 1 chỗ và xem ti vi hoặc chơi điện thoại thông minh. Thay vào đó là kích thích bé hoạt động để tăng cường hoạt động cho cơ thành bụng và hậu môn.
  • Tập cho bé thói quen đi vệ sinh đúng giờ. Thời gian thích hợp nhất là sáng sớm sau khi ngủ dậy hoặc sau các bữa ăn.
  • Hạn chế những thói quen xấu làm ảnh hưởng đến việc đi đại tiện của trẻ.

Trong bài viết trên đây, chúng tôi đã chia sẻ đến cha mẹ những thông tin liên quan đến tình trạng em bé bị táo bón. Táo bón ở trẻ nhỏ nếu được chữa trị kịp thời thì không quá nan giải. Ngoài ra, hãy chú ý hơn đến sức khỏe tiêu hóa của con để trẻ không bị táo bón nữa

 

>> Xem thêm: Bé bị táo bón phải làm sao?

>> Xem thêm: Thức ăn giúp tăng chiều cao cho bé

>> Xem thêm: Khi nào nên cho bé ăn dặm 2 bữa mỗi ngày?

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.