Dấu hiệu táo bón khi mang thai.Táo bón khi mang thai điều trị như nào?

Các dấu hiệu táo bón khi mang thai dù là vấn đề không ai muốn xảy ra nhưng nó vẫn xảy ra. Theo con số thống kê được hơn một nửa số bà bầu sẽ bị táo bón trong thời kỳ mang thai. Nhưng lại không hề để ý đến vấn đề này. Trên thực tế, táo bón ở bà bầu có thể ảnh hưởng đến con và sức khỏe củ cả mẹ. Vì vậy mẹ bầu cần phải hết sức chú ý. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để nhận biết sớm các dấu hiệu táo bón khi mang thai để có những biện pháp xử lý sớm và kịp thời.

Contents

1.Dấu hiệu táo bón khi mang thai

Táo bón và vấn đề có thể thường gặp ở mọi đối tượng. Bà bầu bị táo bón là vấn đề khó có thể tránh được. Táo bón trong thời kỳ mang thai liên quan đến sự di chuyển của phân trong đường ruột. Khi phân bị ứ lâu ở trong cơ thể thì sẽ có sự tái hấp thu nước ngược lại cơ thể. Điều này khiến cho phân bị khô cứng hơn. Đặc biệt nếu mẹ bầu có tiền sử mắc táo bón trước đó thì nguy cơ bị táo bón khi mang thai lại càng cao hơn,

Nhiều mẹ nghĩ rằng táo bón không nguy hiểm. Nên không cần chữa gì. Tuy nhiên nếu mẹ bầu có những dấu hiệu mang thai bị táo bón sau đây cần được chữa trị ngay lập tức. Để không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và con.

Dấu hiệu táo bón khi mang thai
Dấu hiệu táo bón khi mang thai

Dấu hiệu táo bón khi mang thai

Dấu hiệu như:

-Thời gian đi đại tiện kéo dài hơn bình thường. Táo bón ở mẹ bầu trong thời kỳ mang thai có thể lên đến cả tiếng đồng hồ vẫn chưa đi ngoài ngay được

-Mỗi lần đi ngoài luôn trong trạng thái căng thẳng và hồi hộp. Thậm chí là lo sợ mỗi lần cần phải đi vệ sinh.

Dấu hiệu táo bón khi mang thai.Táo bón khi mang thai điều trị như nào?

-Số lần đi đại tiện giảm dần ít hơn 3 lần trong 1 tuần

-Đi đại tiện cảm giác không hết do bị tắc nghẽn hoặc bị cản trở

-Đi vệ sinh phải rặn nhiều, rặn lâu mới được

-Phân đi ngoài có màu đen và vón cục

-Tâm lý vô cùng mệt mỏi và chán ăn

2.Tại sao mẹ lại có những dấu hiệu táo bón khi mang thai như vậy

Nguyên nhân từ sinh lý

Mẹ bầu bị táo bón trong thời kỳ mang thai nguyên nhân là do sự tăng tiết các hormon progesteron. Nó gây cản trở hoạt động của các cơ quan tiêu hóa. Do đó làm nhu động ở ruột bị co bóp kém hơn. Dẫn đến việc đẩy các chất ra bên ngoài cơ thể cũng trở nên khó khăn hơn.

Nguyên nhân táo bón ở bà bầu mang thai
Nguyên nhân táo bón ở bà bầu mang thai

Nguyên nhân táo bón ở bà bầu mang thai

Mặt khác khi mẹ mang bầu thì tử cung phát triển hơn. Nó gây ra hiện tượng chèn ép vùng tĩnh mạch ở dưới và bàng quang. Khiến cho bà bầu bị rối loạn các chức năng của đường ruột. Do đó khoảng không gian này hạn chế cho việc thức ăn di chuyển. Khi thức ăn di chuyển chậm hơn dẫn đến khó tiêu hóa, khó di chuyển thức ăn, táo bón khi mang thai.

Nguyên nhân từ chế độ dinh dưỡng và tâm lý

Bà bầu khi mang thai thường được các chuyên gia và bác sĩ khuyến cáo không nên vận động. Do đó mẹ thường hay ít vận động nên dẫn đến táo bón.

Mặt khác trong những tháng đầu mang thai mẹ bầu thường bị ốm nghén. Do đó ăn uống không được nhiều. Dẫn đến chế độ ăn uống thường tiếu lành mạnh, thiếu chất xơ, nhiều chất sắt. Do đó bà bầu thường bị táo bón. 

Bà bầu khi mang thai thường được bổ sung sắt và canxi, cùng các vitamin tổng hợp để cho trẻ phát triển. Tuy nhiên việc bổ sung các loại vi chất này lại vô tình gây nên tình trạng táo bón cho bà bầu.

Ngoài ra một số yếu tố tâm lý như căng thẳng, stress, dễ nóng giận,…Cũng khiến cho táo bón tìm đến các bà bầu mang thai.

Đặc biệt những tháng cuối thai kỳ. Các mạch máu ở vùng hậu môn bị chèn ép hơn vì lúc này thai bắt đầu lớn hơn. Do đó sự tuần hoàn máu ở vùng hậu môn kém hơn khiến cho mẹ bị táo bón.

Dấu hiệu táo bón khi mang thai còn do các chị em khi mang thai ăn nhiều loại thực phẩm giàu chất béo như sữa, các loại thịt đỏ, phomai,…

3.Nguy hiểm khi các dấu hiệu táo bón khi mang thai xảy ra

Thông thường khi bị táo bón chúng ta thường cố rặn để đẩy các chất ra bên ngoài cơ thể. Tuy nhiên việc rặn ở bà bầu mang thai là một trong những sai lầm nguy hiểm nhất đối với bà bầu. Trong những giai đoạn đầu hoặc cuối thời kỳ mang thai. 

Tại vì khi mẹ rặn sẽ khiến cho việc kích thích co bóp vùng tử cung. Dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Thậm chí là các biến chứng nguy hiểm khác.

Hơn nữa việc rặn quá sức sẽ khiến cho hậu môn bị tổn thương và nứt vùng hậu môn. Đây là cơ hội làm tăng sự nhiễm trùng và tạo tiền đề cho việc trĩ hay ung thư đại tràng ở mẹ.

Táo bón khi mang thai ảnh hưởng đến trẻ nhỏ
Táo bón khi mang thai ảnh hưởng đến trẻ nhỏ

Táo bón khi mang thai ảnh hưởng đến trẻ nhỏ

Khi mẹ bị các triệu chứng của táo bón quấy rầy. Mẹ thường có biểu hiện mệt mỏi và chán ăn. Điều này khiến cho mẹ không thể bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể để nuôi dưỡng bào thai. Do đó ảnh hưởng đến sự phát triển của con về trí tuệ, sức đề kháng và thể chất.

Khi táo bón mang thai ở mẹ không được điều trị dứt điểm thì có thể gây ra tình trạng táo bón mãn tính. Và nó để lại nhiều hậu quả khác. Như khiến cho phân và các chất cặn bã: phenol, indol, amoniac,…không được đào thải ra bên ngoài. Và chúng ra tái hấp thu ngược lại vào cơ thể khiến cho tình trạng mệt mỏi càng kéo dài hơn.

4.Cách khắc phục các dấu hiệu táo bón khi mang thai

Khi mẹ có những dấu hiệu táo bón khi mang thai cần khắc phục ngay tình trạng này bằng cách

-Xây dựng chế độ ăn khoa học hợp lý

Mẹ bầu bị táo bón nên tăng cường lượng chất xơ trong mỗi ngày. Tối thiểu cần được bổ sung 25-28g/ ngày. Cách bổ sung chất xơ từ các thực phẩm giàu chất xơ như khoai lang, chuối cà rốt, đu đủ,….Còn giúp bổ sung các vitamin cần thiết trong quá trình mang thai. Từ đó cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Bổ sung các thực phẩm giàu canxi và sắt từ tự nhiên để cho mẹ.

Xây dựng chế độ ăn hợp lý cho bà bầu mang thai
Xây dựng chế độ ăn hợp lý cho bà bầu mang thai

Xây dựng chế độ ăn hợp lý cho bà bầu mang thai

Mẹ cũng nên uống nhiều nước trong quá trình mang thai mà bị táo bón. Trung bình mỗi ngày mẹ nên uống khoảng 2.5-3 lít nước. Việc uống nhiều nước sẽ khiến cho phân được mềm hơn và đẩy lùi tình trạng táo bón.

-Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý

Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý thì mẹ bầu cần phải tập cho mình thói quen đi vệ sinh đúng giờ. Đây là việc làm hết sức quan trọng. Thời gian tốt nhất để đi vệ sinh là vào sáng sớm hoặc tối sau ăn. Việc này có thể giúp hình thành một thói quen. Khiến cho việc đi ngoài trở thành thói quen và hạn chế táo bón. Khi bị táo bón để đi ngoài mẹ hãy đặt một chiếc ghế để cao chân lên cho việc đi ngoài được dễ dàng hơn.

Tích cực tham gia vận động như các lớp tập yoga cho bà bầu. Đây là cách giúp mẹ bầu và con phát triển khỏe mạnh, mẹ bầu dễ sinh hơn. 

Bạn cũng có thể chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa để dễ cho dạ dày tiêu hóa thức ăn hơn.

Chế độ luyện tập cho bà bầu mang thai
Chế độ luyện tập cho bà bầu mang thai

Chế độ luyện tập cho bà bầu mang thai

Trong các món ăn chiên, xào thì mẹ nên chọn loại dầu oliu để dễ cho việc tiêu hóa hơn. Đây là loại dầu được khuyến cáo dùng cho các mẹ rất tốt cho dạ dày và không bị ngán.

Nếu mẹ bầu bị táo bón kéo dài có thể sử dụng các loại thuốc làm mềm phân để giúp cho quá trình đi ngoài được diễn ra dễ dàng hơn. Tuy nhiên khi sử dụng các loại thuốc cho mẹ bầu cần phải hỏi bác sĩ thật kỹ trước khi sử dụng để tránh những biến chứng nguy hiểm.    

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chát trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

->>Xem thêm: Bổ sung canxi cho bà bầu 3 tháng cuối

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.