Dấu hiệu bệnh gút ở chân là gì? Những việc bạn cần làm khi bị bệnh gút

Dấu hiệu bệnh gút ở chân thường là cơn đau nhức, sưng nóng vùng quanh khớp ngón chân. Tuy nhiên, không phải chỉ có bệnh gút mới gây ra tình trạng này. Vậy làm sao để biết được bạn có đang bị gút không. Hãy tham khảo những thông tin dưới đây cùng với chúng tôi nhé.

Contents

1. Tổng hợp các dấu hiệu bệnh gút ở chân

Bệnh gút là một dạng viêm khớp phổ biến và phức tạp có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Nó được đặc trưng bởi các cơn đau, sưng, đỏ và đau đột ngột, dữ dội ở một hoặc nhiều khớp. Các triệu chứng đó thường xảy ra nhất là ở ngón chân cái. Các triệu chứng của bạn có phải là dấu hiệu bệnh gút ở chân không? 

1.1. Dấu hiệu bệnh gút ở chân: Đau dữ dội ở ngón chân cái

Bạn có thể cảm thấy cơn đau buốt xuất hiện ở ngón chân cái vào giữa đêm. Chúng khiến bạn đau điếng và phải thức dậy. Ngón chân của bạn lúc này đang sưng lên, nóng đỏ và ấn mềm. Chỉ cần một cái chạm nhẹ cũng khiến bạn cảm nhận được cơn đau dữ dội. 

Dấu hiệu bệnh gút ở chân: Gây đau dữ dội ở khớp xương
Dấu hiệu bệnh gút ở chân: Gây đau dữ dội ở khớp xương

Dấu hiệu bệnh gút ở chân: Gây đau dữ dội ở khớp xương

Đôi khi, bạn có thể bị đau ở nhiều khớp cùng lúc. Chẳng hạn như ở cổ chân, bàn ngón tay, khớp háng,… Thông thường, cơn đau sẽ kéo dài khoảng vài giờ. Sau đó các triệu chứng giảm dần và mất hẳn trong khoảng 3-10 ngày. 

1.2. Dấu hiệu bệnh gút ở chân: Các tín hiệu cảnh báo

Điểm đặc trưng ở đa phần người bị gút là có những triệu chứng cảnh báo trước khi cơn gút cấp xảy ra. Cơn đau ở ngón chân cái của bạn có thường xảy ra sau khi ăn một bữa ăn nhiều đạm không? Bởi các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bệnh gút có thể trầm trọng hơn khi bạn tiêu thụ một lượng lớn chất đạm. Đó có thể là thịt đỏ, nội tạng động vật, rượu bia,… Bên cạnh đó, một số loại thuốc cũng có thể tạo ra cơn gút cấp.

Dấu hiệu bệnh gút ở chân là gì? Những việc bạn cần làm khi bị bệnh gút

Một số người cho biết, họ cảm nhận được các dấu hiệu trước khi cơn gút cấp xảy ra. Đó có thể là triệu chứng tê chân, đau mỏi nhẹ,… Nếu nắm bắt được các dấu hiệu này, bạn có thể áp dụng các biện pháp giảm đau nhanh chóng.

1.3  Dấu hiệu bệnh gút ở chân: Hạt Tôphi

Ở những người bệnh mắc gút mạn tính, thường xuất hiện các hạt Tôphi. Chúng là các hạt có màu vàng hoặc trắng mọc lên ở khớp bị viêm. Thông thường các hạt này không gây đau. Tuy nhiên, chúng dễ bị viêm hoặc vỡ ra. Khi đó tạo ra các cơn đau và viêm loét nặng ở khớp.

Các hạt Tôphi ở khớp ngón chân cái có thể gây biến dạng khớp. Chúng làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Hạt Tôphi là một dấu hiệu đặc trưng cho bệnh gút ở chân.

Dấu hiệu bệnh gút ở chân: Xuất hiện hạt Tôphi
Dấu hiệu bệnh gút ở chân: Xuất hiện hạt Tôphi

Dấu hiệu bệnh gút ở chân: Xuất hiện hạt Tôphi

Các dấu hiệu trên đặc trưng cho bệnh gút, nhưng đôi khi nó cũng xuất hiện ở các bệnh lý viêm khớp khác. Việc tự chẩn đoán và điều trị là không nên. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ để có được hướng điều trị hiệu quả. 

2. Những đối tượng dễ mắc bệnh gút

Bên cạnh dấu hiệu bệnh gút ở chân, bạn cần chú ý đến nguyên nhân gây ra chúng. Bệnh gút có thể ảnh hưởng tới bất kỳ ai. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ khiến bạn dễ mắc gút hơn những người khác. Đó là:

  • Nam giới: Đàn ông có tỷ lệ mắc gút cao gấp 3 lần phụ nữ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nam giới có nồng độ axit uric cao hơn trong suốt cuộc đời của họ. Độ tuổi có tỷ lệ mắc gút cao ở nam giới là 30-50 tuổi.
  • Phụ nữ sau mãn kinh: Mặc dù bệnh gút ít xảy ra ở phụ nữ hơn nhưng đối tượng sau mãn kinh có tỷ lệ mắc gút cũng khá cao.
  • Béo phì: Tăng cân có thể tạo ra các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Điều đó làm thúc đẩy khả năng bạn bị gút.
  • Có các bệnh lý mắc kèm: Suy tim sung huyết, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh thận,… có thể khiến nồng độ axit uric trong máu bạn cao hơn. 
  • Tiền sử gia đình: Nếu người thân bạn bị bệnh gút, bạn sẽ có nguy cơ cao hơn.
  • Chế độ ăn không lành mạnh: Bữa ăn nhiều đạm khiến bạn dễ mắc gút hơn. Thịt đỏ, nội tạng động vật hoặc một lượng lớn rượu trong mỗi bữa ăn thường là các nguy cơ chính.
  • Đang sử dụng một số loại thuốc: Chẳng hạn như Thuốc lợi tiểu, Aspirin,…

3. Tôi cần làm gì với các dấu hiệu bệnh gút ở chân?

Cơn gút cấp khiến khớp xương của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chúng làm mòn phần sụn và gây viêm tại dây chằng hoặc các tổ chức mô quanh khớp. Vì thế hãy ngăn ngừa các cơn gút cấp xảy ra. Thay đổi chế độ ăn và tăng cường bảo vệ sụn khớp là những phương pháp được khuyến khích. 

3.1. Thay đổi lối sống của bạn

Khi nhận ra các dấu hiệu bệnh gút ở chân, bạn cần xem xét lại chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình. Hãy thực hiện một số thay đổi cụ thể:

  • Uống nhiều nước: Việc này giúp thận hoạt động tốt hơn và giảm nồng độ axit uric trong máu
  • Tập thể dục thường xuyên: Hãy giữ cân nặng hợp lý. Cân nặng tăng thêm làm tăng axit uric trong cơ thể và gây căng thẳng hơn cho các khớp
  • Hạn chế thực phẩm làm tăng axit uric: Rượu bia, thịt đỏ, nội tạng động vật, nước luộc thịt, hải sản, thức ăn nhiều đường, mỡ động vật,… là những thực phẩm bạn nên tránh.

Ngoài ra, khi nhận thấy dấu hiệu bệnh gút ở chân của bạn có thể là do các thuốc bạn đang sử dụng. Hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn chính xác. 

3.2. Bảo vệ sụn khớp của bạn bằng Ultra Flex

Để tránh các dấu hiệu bệnh gút ở chân quay lại một cách dữ dội thì bảo vệ cho khớp xương là điều cần thiết. Chúng bao gồm việc tái tạo mô sụn và các tổ chức xung quanh khớp. 

Glucosamine và Chondroitin có trong dòng sản phẩm Ultra Flex là những gì cần thiết cho khớp ngón chân của bạn. Bởi chúng hỗ trợ tạo ra mô sụn, làm mềm và nuôi dưỡng sụn khớp. Từ đó giúp xương nhanh chóng được bảo vệ. Các triệu chứng sưng đau, nóng đỏ tại khớp ngón chân cái sẽ nhanh chóng được xoa dịu. 

ULTRA FLEX đánh bay nỗi lo đau xương khớp
ULTRA FLEX đánh bay nỗi lo đau xương khớp

ULTRA FLEX đánh bay nỗi lo đau xương khớp

Ngoài ra, Ultra Flex sẽ hạn chế nguy cơ khớp xương của bạn bị biến dạng.  Bởi Collagen, Axit amin, MSM, Bromelain là những chất hỗ trợ việc tái tạo hệ gân và mô xung quanh khớp. Chúng giúp khớp xương của bạn linh hoạt và dẻo dai hơn. 

Các nhà nghiên cứu cho biết, các chất bổ dưỡng này có hiệu quả tốt cho người bệnh viêm xương khớp trong những trường hợp sụn đã bị tổn thương. Sử dụng các thực phẩm bổ sung các hoạt chất trên có thể giảm đau và ngăn cản quá trình tổn thương sụn do viêm.

3.3. Khi nào tôi nên đến gặp bác sĩ?

Bạn nên đến gặp bác sĩ khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh gút ở các khớp xương. Điều đó có thể cấp thiết hơn nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng. Chẳng hạn như bạn có kèm các triệu chứng: 

  • Sốt cao, mệt mỏi, ớn lạnh
  • Tim đập nhanh
  • Vỡ hạt Tôphi
  • Bạn không thể đi lại
  • Cơn đau dữ dội và kéo dài
  • Cơn đau xuất hiện ở nhiều khớp 

Bệnh gút không được điều trị có thể dẫn đến đau và tổn thương khớp ngày càng trầm trọng hơn. Hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bạn có các dấu hiệu trên. 

Tóm lại, các dấu hiệu bệnh gút ở chân khá điển hình. Tuy nhiên, đây là bệnh lý có thời gian điều trị lâu dài. Thay đổi lối sống và sử dụng các thực phẩm bảo vệ sụn khớp là điều bạn nên làm để tăng cường hiệu quả phục hồi.

>> Xem thêm: Những thực phẩm không tốt cho khớp

>> Xem thêm: Khô khớp uống thuốc gì?

>> Xem thêm: Bị đau khớp vai uống thuốc gì?

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất.

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Kênh Youtube

Kênh Website

Kênh mua hàng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.