Trẻ em ho nhiều phải làm sao? Phương pháp trị ho hiệu quả tại nhà

Trẻ em ho nhiều phải làm sao là câu hỏi làm nhiều bố mẹ trẻ đau đầu. Con ho nhiều ngày không dứt là dấu hiệu của những tổn thương tại đường hô hấp. Bố mẹ hãy trở thành những người bác sĩ gia đình để giúp trẻ đẩy lùi cơn ho.

Contents

Trẻ em ho nhiều phải làm sao? – Hãy tìm hiểu nguyên nhân gây ho

Ho bản chất là phản xạ tự nhiên nhằm loại bỏ những tác nhân gây hại với cơ thể. Đây là một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ trong những năm tháng đầu đời. Tuy nhiên một số trường hợp trẻ ho kéo dài đến vài tuần không khỏi. Điều này khiến bố mẹ băn khoăn và phải thắc mắc: Tại sao con bị ho, Trẻ em ho nhiều phải làm sao?

Bệnh hen suyễn làm trẻ em ho nhiều 

Bản chất của bệnh hen phế quản hay hen suyễn là sự sưng phù, co thắt các phế quản ở trong phổi do viêm. Khi đó trẻ bị lên cơn hen cấp làm cơ thể bị thiếu oxy. Điều này xảy ra khi bé tiếp xúc với những tác nhân gây kích thích như khói bụi, lông động vật, khói thuốc lá, phấn hoa, thuốc…. 

Những tác nhân trên đối với trẻ bị hen gọi là dị nguyên. Tùy vào cơ địa từng bé sẽ xảy ra phản ứng với các dị nguyên khác nhau. Một số trường hợp trẻ bị lên cơn hen ngay cả khi vận động nặng hoặc bị stress. Các triệu chứng thường xuất hiện ngay lập tức.

Trẻ bị ho nhiều do hen suyễn

Cơn hen cấp xảy ra với các biểu hiện như: Trẻ ho nhiều, khó thở, nhịp thở gấp, đau tức ngực, tím tái,… Sự thiếu hụt oxy làm con khó chịu, hoảng loạn, quấy khóc. Điều này khiến bố mẹ thêm lo lắng, bối rối không biết Trẻ em ho nhiều phải làm sao. Khi đó sự chần chừ trong cách xử lý có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.

Xem thêm Bé 5 tuổi bị táo bón phải làm sao? Mẹo trị táo bón cực hiệu quả

Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ thì những cơn hen ban đầu thường không rõ ràng. Đôi khi trẻ chỉ bị ho, thở khò khè nên rất khó nhận biết. Vì vậy khi thấy con bị ho dai dẳng nhiều ngày, ba mẹ đừng bỏ qua mà hãy theo dõi trẻ nhiều hơn. Bởi đó có thể là những dấu hiệu đầu tiên của bệnh lý hen phế quản. 

Xem thêm Trẻ ăn không tiêu phải làm sao chuyên gia gợi ý mẹ những giải pháp

Trẻ em ho nhiều do bệnh viêm phế quản

Viêm phế quản là bệnh lý đường hô hấp phổ biến ở trẻ nhỏ, mà ho là một trong những triệu chứng đặc trưng. Số liệu cho thấy tỷ lệ trẻ mắc viêm phế quản phải nhập viện đang tăng lên theo từng năm. Trong số đó, đa phần là do môi trường sống và những sơ suất trong cách chăm con của cha mẹ.

https://youtu.be/3-jZWmzwy8Q

Trẻ em ho nhiều phải làm sao? Phương pháp trị ho hiệu quả tại nhà

Xem thêm Bé bị ho về đêm, ho nhiều ngày không khỏi có phải là vấn đề đáng lo ngại?

Vi khuẩn, virus, khói thuốc lá, bụi bẩn,… ở ngoài môi trường dễ dàng xâm nhập vào đường hô hấp của trẻ. Khi sức đề kháng của trẻ không đủ khỏe, sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển và gây viêm. Giai đoạn đầu của viêm phế quản là quá trình viêm tại mũi họng với các triệu chứng như: ho, sổ mũi, đau họng,…

Sau khoảng 5 ngày các triệu chứng sẽ biểu hiện rõ ràng hơn: Tiếng ho vang kéo dài, ho ra đờm, đau tức ngực, khó thở, thở khò khè,… Cơn ho dữ dội có thể làm trẻ thức giấc vào giữa đêm, quấy khóc và khó ngủ lại. Lúc này, câu hỏi Trẻ em ho nhiều phải làm sao sẽ trở nên khó khăn hơn.

Bé ho dai dẳng, nhiều ngày vì bị cảm lạnh

Đa phần trẻ em đều đã từng bị cảm lạnh trong những năm tháng đầu. Nhưng do không hiểu hết về bệnh cảm lạnh nên cha mẹ thường bối rối trong cách chăm sóc trẻ. Từ đó có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn khiến quá trình điều trị kéo dài. Điều này có thể làm tổn hại đến sức khỏe của con.

Cảm lạnh khiến trẻ bị ho nhiều

Bệnh cảm lạnh thực chất là do tác nhân virus và ban đầu thường không biểu hiện nhiều. Trong vài ngày đầu trẻ thường chỉ ho khan, nhức đầu, mệt mỏi,… nên dễ bị bỏ qua. Sau khoảng 4-5 ngày, khi sức đề kháng của bé suy yếu, vi khuẩn có cơ hội xâm nhập. Lúc này bệnh sẽ biểu hiện với nhiều triệu chứng hơn. Trẻ ho ra đờm xanh vàng, đau rát họng, sổ mũi và đôi khi có sốt.

Khi các triệu chứng xuất hiện rầm rộ hơn, mẹ mới lo lắng và tìm hiểu Trẻ em ho nhiều phải làm sao. Nhưng lúc này quá trình điều trị bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Trẻ thậm chí sẽ phải dùng đến thuốc trong nhiều ngày. 

Sau khi bệnh suy giảm ho khan lại là triệu chứng hết muộn nhất. Mặc dù cơ thể đã khỏe lên nhưng nhiều trẻ vẫn còn ho đến hàng tuần sau đó. Lúc này mẹ không nên lo lắng về vấn để Trẻ ho nhiều phải làm sao mà hãy tập trung bồi bổ cho con.

Các nguyên nhân khác làm bé bị ho

Câu hỏi Trẻ em ho nhiều phải làm sao cũng được đặt ra ở nhiều bệnh lý khác nữa. Khi có tổn thương tại đường thở, biểu hiện thường thấy ở trẻ là ho. Đó có thể là: Viêm phổi, viêm xoang, viêm amidan, mắc dị vật tại đường thở, suy tim, dị ứng,… Tuy nhiên giai đoạn đầu của một số bệnh lý lại khá thầm lặng và khó nhận biết.

Giải đáp: Trẻ em ho nhiều phải làm sao?

Con ho dai dẳng nhiều ngày, ho nhiều hơn về buổi đêm khiến cha mẹ bồn chồn, lo âu. Vậy giải pháp nào cho câu hỏi: Trẻ em ho nhiều phải làm sao là hiệu quả nhất. Bố mẹ có thể tham khảo những giải pháp mà chúng tôi đề xuất dưới đây.

Trẻ em ho nhiều phải làm sao? – Vệ sinh mũi họng

Bác sĩ khuyên rằng vệ sinh mũi họng là việc đầu tiên cần làm mỗi khi nhận được câu hỏi: Trẻ em ho nhiều phải làm sao. Đảm bảo mũi họng bé luôn sạch sẽ giúp hạn chế sự tấn công của virus, vi khuẩn. Nhất là ở giai đoạn sức đề kháng của con bị suy giảm.

Trẻ em ho nhiều phải làm sao – Vệ sinh sạch sẽ mũi họng

Ngoài việc ngăn chặn sự sinh sôi của vi khuẩn, nước muối sinh lý còn giúp long đờm hiệu quả. Từ đó làm dịu vùng cổ họng, trẻ sẽ không còn thấy ngứa, khó chịu và sẽ ít ho hơn. Mẹ hãy hướng dẫn trẻ súc họng rửa mũi bằng nước muối 2-3 lần mỗi ngày. Đồng thời mẹ cần giám sát và đảm bảo trẻ thực hiện đúng.

Vệ sinh mũi họng là việc cần làm mỗi ngày, ngay cả khi trẻ không có biểu hiện bệnh. Bởi môi trường sống hiện nay tiềm ẩn rất nhiều mầm bệnh và trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị tấn công. Súc họng, rửa mũi bằng nước muối sẽ hình thành tấm lá chắn bảo vệ cho sức khỏe cho bé.

Trẻ em ho nhiều phải làm sao? – Giữ ấm cho trẻ

Giữ ấm là phương pháp giúp bảo vệ con khỏi những yếu tố làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Đối với trẻ bị ho, mẹ nên cho trẻ mặc đủ ấm và uống nước ấm mỗi ngày. Vào ban đêm, mẹ không nên để trẻ nằm thẳng quạt hoặc để điều hòa quá lạnh.

Nước ấm giúp làm ẩm cổ họng, làm dịu sự đau rát họng khiến trẻ thấy dễ chịu hơn. Cổ họng dịu đi sẽ giúp trẻ không còn ho nhiều như trước. Ngoài ra, môi trường ẩm tại niêm mạc sẽ hạn chế sự bám dính và phát triển của vi khuẩn. Khi đó ngăn chặn được tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn.

Trẻ em ho nhiều phải làm sao? – Bổ sung dưỡng chất

Tăng cường sức đề kháng là điều cần làm ngay từ khi trẻ có những dấu hiệu đầu tiên. Mẹ hãy cân nhắc lại thực đơn ăn uống của con. Bổ sung những dưỡng chất thiết yếu như chất đạm, lipid, vitamin, khoáng chất,… Một thực đơn tốt là đảm bảo được sự cân bằng dưỡng chất và trẻ có thể hấp thu tối đa.

Trẻ em ho nhiều phải làm sao? – Dùng mật ong trị ho

Cách làm: Hòa tan 1 muỗng mật ong vào ly nước ấm, cắt thêm 1 lát chanh để tăng hiệu quả. Sau đó cho bé uống mỗi ngày, hướng dẫn trẻ uống từng ngụm nhỏ một. Cách này sẽ giúp mẹ bớt lo lắng hơn vì câu hỏi: Trẻ em ho nhiều phải làm sao.

Enzym tiêu hóa có trong mật ong

Trẻ em ho nhiều phải làm sao – Dùng nước mật ông để trị ho

Mật ong là vị thuốc được ông cha ta sử dụng nhiều trong những bài thuốc trị ho. Bên cạnh vị ngọt, tính ấm, mật ong còn rất tốt cho người bị ho khan. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý là chỉ dùng mật ong với trẻ lớn hơn 2 tuổi.

Tóm lại, Trẻ em ho nhiều phải làm sao là mối bận tâm chung chung của nhiều bố mẹ có con nhỏ. Hiểu về các bệnh lý gây ho và nắm vững các biện pháp giảm ho tại nhà là điều bố mẹ nên làm. 

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.