Bé bị ho về đêm, ho nhiều ngày không khỏi có phải là vấn đề đáng lo ngại?

Bé bị ho về đêm, ho dai dẳng nhiều ngày khiến bố mẹ băn khoăn, lo lắng. Trẻ bị ho về đêm có thể do các bệnh lý về đường hô hấp. Chẳng hạn như bệnh hen, viêm phế quản, viêm xoang,… Nếu không phát hiện và điều trị ngay từ sớm, sức khỏe của trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Contents

5 Nguyên nhân khiến trẻ bị ho về đêm

Trong những năm tháng đầu đời, ho là một trong những triệu chứng phổ biến ở trẻ nhỏ. Thông thường ho là phản xạ tự nhiên để bảo vệ cơ thể. Nhưng trong một số trường hợp, ho nhiều, đặc biệt khi bé bị ho về đêm lại là dấu hiệu cảnh báo các tổn thương tại đường hô hấp.

Trẻ bị ho về đêm do bệnh hen suyễn

Hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản có bản chất là sự sưng phù, viêm của đường dẫn khí trong phổi. Một số trẻ nhỏ có cơ địa nhạy cảm với các yếu tố kích thích ngoài môi trường. Khi tiếp xúc với các dị nguyên đó, trẻ có thể lên cơn hen cấp.

Khi bị kích thích, phế quản của trẻ sẽ bị co thắt, viêm và sưng phù. Do đó làm cản trở quá trình lưu thông của không khí. Cơ thể không được cung cấp oxy đầy đủ khiến trẻ có phản xạ ho, thở nhanh, thở gắng sức. Nếu cơn hen xảy ra vào ban đêm dễ khiến bé bị ho về đêm. 

Ngoài việc khiến bé bị ho về đêm, cơn hen phế quản còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm với sức khỏe. Nếu tình trạng hẹp tắc phế quản lan rộng, sự thiếu hụt oxy sẽ trở nên trầm trọng. Lúc này trẻ đối mặt với nguy cơ suy hô hấp, ngưng tuần hoàn và có thể tử vong. 

Bé bị ho về đêm do hen suyễn

Xem thêm Bệnh hen suyễn có chữa được không? Chuyên gia tư vấn cho trẻ bị hen

Theo thống kê cho thấy, tỷ lệ trẻ phải nhập viện do hen phế quản đang tăng lên theo từng năm. Bên cạnh đó, nhiều trẻ phải thôi học giữa chừng để tập trung cho điều trị hen phế quản. Đặc biệt, khi bé bị ho về đêm do hen suyễn, bố mẹ có thể không biết dẫn đến không xử trí kịp thời.

Xem thêm Trẻ bị khò khè có đờm: Nguyên nhân, cách điều trị tại nhà hiệu quả

Viêm phế quản làm trẻ ho về đêm

Trẻ nhỏ sức đề kháng còn yếu nên không thể chống lại những tác nhân độc hại từ môi trường. Khói bụi, vi khuẩn, virus từ môi trường sống có thể xâm nhập và làm tổn hại đến hệ hô hấp của bé. Số liệu thực tế cho thấy, viêm phế quản đang là một thực trạng đáng báo động ở trẻ nhỏ.

Triệu chứng ban đầu của viêm phế quản thường là: bé bị ho về đêm, ho khan, đôi khi có đờm, sổ mũi, đau họng,… Tuy nhiên những dấu hiệu này thường nhẹ và rời rạc nên dễ bị bỏ qua. Lâu ngày, tình trạng viêm lan rộng ở phế quản thì triệu chứng mới trở nên rầm rộ hơn.

https://youtu.be/SLz6Wlq3_ac

Trẻ bị ho về đêm, ho nhiều ngày không khỏi có phải là vấn đề đáng lo ngại?

Xem thêm Bệnh hen phế quản có nguy hiểm không? Chuyên gia tư vấn khi trẻ bị hen

Thông thường sau 5 ngày thì các triệu chứng bắt đầu nặng lên. Bé bị ho về đêm nhiều hơn, dữ dội hơn, thở khò khè, tức ngực và đôi khi có sốt. Các triệu chứng này khiến trẻ khó chịu, thức giấc vào giữa đêm và khó vào lại giấc ngủ. Điều này càng khiến cho sức khỏe của bé bị suy giảm và việc điều trị trở nên khó khăn hơn. 

Xem thêm Em bé bị ho vào thời điểm giao mùa mẹ phải làm sao

Bé ho nhiều lần về đêm do viêm xoang

Bé bị ho về đêm nhiều khả năng là do viêm xoang. Vi khuẩn, virus có thể xâm nhập và làm tổn thương tại niêm mạc hô hấp bên trong xoang. Khi tình trạng viêm xảy ra, vùng niêm mạc tại đó sẽ sưng phù và tăng tiết chất nhầy. Lượng dịch nhầy nhiều và khi trẻ nằm sẽ có xu hướng chảy xuống cổ. Khi đó phản xạ của cơ thể khiến bé bị ho về đêm.

Bé bị ho về đêm do viêm xoang

Các triệu chứng đi kèm khi trẻ bị viêm xoang bao gồm: Ngạt mũi, chảy nước mũi, cảm giác nặng vùng sống mũi, choáng váng, thi thoảng có sốt,… Từ các đợt viêm xoang cấp có thể tiến triển thành viêm xoang mạn tính nếu không được điều trị dứt điểm. Bên cạnh đó, trẻ có nguy cơ bị viêm lan tỏa sang các xoang khác, viêm tai giữa, viêm VA,…

Bé bị ho về đêm là một trong những triệu chứng khá đặc hiệu của viêm xoang. Tuy nhiên đôi khi viêm xoang thường bị nhầm lẫn với nhiễm trùng đường hô hấp trên. Do đó bố mẹ cần chú ý quan sát trẻ và có biện pháp xử trí kịp thời.

Bệnh cảm cúm gây ho nhiều ở trẻ

Khi thay đổi thời tiết hoặc khi trẻ bị suy giảm miễn dịch thì rất dễ bị mắc cảm cúm. Bệnh cảm cúm bản chất là do virus gây ra. Do vậy, trong giai đoạn đầu trẻ thường có một số triệu chứng rời rạc như: bé bị ho về đêm, ho khan, mệt mỏi, đau người,…

Về đêm, nhiệt độ xuống thấp, cơ thể bị nhiễm lạnh làm kích thích gây ho nhiều hơn. Sau khoảng 3 hoặc 4 ngày, các triệu chứng sẽ xuất hiện nhiều hơn và trầm trọng hơn. Do sức đề kháng suy giảm tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm tại đường hô hấp. Bé bị ho về đêm thường xuyên hơn, ho kèm theo đờm, đau họng và sốt.

Nếu được điều trị và chăm sóc, các triệu chứng của cảm cúm sẽ thuyên giảm dần. Tuy nhiên, ho lại là triệu chứng hết muộn nhất. Thậm chí trẻ vẫn còn ho nhiều thêm vài ngày đến 1 tuần. Khi đó, cơ thể đã khỏe hơn nhiều nhưng bé vẫn còn ho về đêm. Lúc này bố mẹ không nên lo lắng mà hãy tập trung bồi bổ cho trẻ.

Các nguyên nhân khác làm trẻ bị ho về đêm

Bên cạnh những bệnh lý kể trên thì còn tồn tại rất nhiều yếu tố nguy cơ làm bé bị ho về đêm. Có thể kể đến các yếu tố gây ho ở trẻ như:

Khí hậu lạnh khô: Nhiệt độ và độ ẩm thấp khiến cổ họng bị khô rát và dễ gây ra phản ứng ho. Đặc biệt là vào ban đêm các cơn ho sẽ thường xuyên và kéo dài hơn.

Nhiệt độ và độ ẩm thấp khiến bé ho ban đêm

Ngủ ở tư thế đầu thấp: Khi trẻ bị viêm mũi họng hoặc do các kích ứng mà lớp niêm mạc tiết nhiều chất nhầy. Việc nằm ngủ không kê cao đầu hơn sẽ làm dịch nhầy chảy xuống cổ họng làm bé bị ho về đêm. Tiếng ho thường khàn và ho ra đờm.

Phòng ngủ ẩm thấp, bụi bẩn: Nơi ngủ không sạch sẽ cũng có thể là nguyên nhân khiến bé bị ho về đêm. Bé có thể hít phải bụi bẩn, lông chó mèo, tóc,… và có phản xạ ho.

Mẹ cần làm gì khi bé bị ho về đêm

Bé bị ho về đêm vừa làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ vừa là dấu hiệu của những tổn thương tại đường hô hấp. Do vậy ba mẹ không nên chủ quan bỏ qua mà hãy chăm sóc trẻ nhiều hơn.

Giữ ấm cơ thể khi bé bị ho về đêm

Mẹ cần đảm bảo đủ ấm cho con nhất là vào ban đêm. Luôn có chăn bên cạnh trẻ, không nên để trẻ nằm thẳng quạt và không để nhiệt độ điều hòa quá thấp. Giữ ấm giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. 

Cho trẻ đi tất khi ngủ, giữ ấm vùng cổ cho bé hoặc xoa dầu tràm vào gan bàn chân là những cách làm phổ biến. Bên cạnh đó, khi trẻ thức giấc vì ho, mẹ có thể cho trẻ uống một chút nước ấm để làm dịu cổ họng.

Vệ sinh mũi họng sạch sẽ mỗi ngày

Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý là cách làm sạch và hạn chế nhiễm khuẩn tốt. Mẹ nên khuyến khích trẻ thực hiện súc họng rửa mũi ít nhất 2 lần mỗi ngày. Môi trường của nước muối giúp rửa trôi vi khuẩn và làm long đờm nhầy. 

Vệ sinh mũi họng sạch sẽ cho bé mỗi ngày

Việc súc họng rửa mũi cần được duy trì ngay cả khi trẻ không có các triệu chứng của đường hô hấp. Cách làm này giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ, là một biện pháp tốt trước khi dùng thuốc. Kiên trì cho bé vệ sinh mũi họng mẹ sẽ không còn thấy bé bị ho về đêm nữa.

Cho trẻ uống nước mật ong để giảm ho

Mật ong có tính ấm, vị ngọt có công dụng sát khuẩn và làm dịu cổ họng rất tốt. Đối với trẻ lớn hơn 2 tuổi thì uống nước mật ong hằng ngày sẽ giảm hẳn triệu chứng ho khan về đêm. Mẹ hãy hòa 1 thìa mật ong vào ly nước ấm, có thể cắt thêm 1 lát chanh để tăng hiệu quả, sau đó cho trẻ uống.

Tóm lại, bé bị ho về đêm nhiều lần là một dấu hiệu không thể bỏ qua. Ba mẹ cần áp dụng những biện pháp giảm ho tại nhà để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Đồng thời theo dõi sức khỏe trẻ để có biện pháp xử lý phù hợp.

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.