Bệnh hen phế quản có nguy hiểm không? Chuyên gia tư vấn khi trẻ bị hen

Bệnh hen phế quản có nguy hiểm không? Hen suyễn ảnh hưởng gì đến sức khỏe trẻ? Là những thắc mắc của nhiều cha mẹ có trẻ mắc hen. Số lượng trẻ bị hen đang có xu hướng tăng lên theo từng năm. Nếu không được phát hiện và điều trị tích cực, bệnh hen có thể đe dọa đến sức khỏe của trẻ.

Contents

Giải đáp: Bệnh hen phế quản có nguy hiểm không?

Theo số liệu thống kê của WHO, bệnh hen phế quản đang ảnh hưởng trực tiếp đến hàng trăm triệu người trên thế giới. Và trong số đó bao gồm cả hàng triệu trẻ em. 

Định nghĩa về bệnh hen phế quản

Nhiều ba mẹ luôn lo lắng rằng con bị bệnh hen phế quản có nguy hiểm không nhưng lại không hiểu rõ về căn bệnh này. Từ đó dẫn đến những quan niệm sai lầm làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị của con.

Bệnh hen phế quản hay hen suyễn có bản chất là tình trạng viêm đường hô hấp. Khi bị kích thích, phế quản của người bệnh sẽ bị phù nề, co thắt. Lúc này đường thở sẽ bị hẹp lại làm cản trở quá trình hô hấp. Người bệnh không thể thở được bình thường và cơ thể rơi vào tình trạng thiếu oxy nghiêm trọng.

Hen phế quản làm trẻ khó thở

Triệu chứng của bệnh hen phế quản bao gồm: Khó thở, thở nhanh nông, tức ngực, ho nhiều, thở khò khè,… Các triệu chứng thường xảy ra rất nhanh khi cơ thể bị kích thích. Một trong những yếu tố dễ gây khởi phát cơn hen là các dị nguyên từ ngoài môi trường như: phấn hoa, lông chó mèo, khói bụi, virus,… hoặc tình trạng stress.

Xem thêm Nguyên nhân và một số mẹo điều trị khi trẻ 3 tháng bị ho mẹ nên biết

Bệnh hen phế quản có nguy hiểm không?

Câu trả lời cho ý hỏi “Bệnh hen phế quản có nguy hiểm không?” là Có. Mặc dù tỷ lệ tử vong do bệnh hen đã có xu hướng giảm do sự phát triển của y tế. Nhưng hen phế quản vẫn là một bệnh lý nghiêm trọng với trẻ nhỏ. Số liệu cho thấy, hen suyễn vẫn là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ phải nhập viện. Thậm chí một số trẻ đã phải nghỉ học để tập trung điều trị bệnh.

Các yếu tố làm xuất hiện cơn hen luôn ở xung quanh trẻ. Trong sinh hoạt hằng ngày trẻ có thể vô tình tiếp xúc với các yếu tố này. Chẳng hạn như khói thuốc lá, phấn hoa, lông động vật, nước hoa, mùi sơn, thuốc,… 

https://youtu.be/bopYQK6nOOo

Bệnh hen phế quản có nguy hiểm không? Chuyên gia tư vấn khi trẻ bị hen

Xem thêm Triệu chứng nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh mà mẹ cần biết

Nếu biết được trẻ dị ứng với yếu tố nào, ba mẹ có thể chủ động loại bỏ ra khỏi môi trường sống của con. Tuy nhiên một số trẻ có thể lên cơn hen khi có cảm xúc mạnh, tập thể dục, gắng sức,… Điều này gây khó khăn cho quá trình điều trị.

Ngoài ra, với mỗi trẻ thì đáp ứng của cơ thể lại khác nhau. Khi gặp cơn hen, hầu hết trẻ sẽ có phản ứng thở gấp để bù lại lượng oxy thiếu hụt. Nhưng một số trường hợp sự co thắt có thể lan rộng hơn gây thiếu oxy trầm trọng. Lúc này trẻ gắng sức để thở nhưng vẫn không đủ để cung cấp oxy. Nếu không có biện pháp kịp thời dễ dẫn đến suy hô hấp, thậm chí ngừng tuần hoàn.

Trẻ bị bệnh hen phế quản có nguy hiểm không?

Xem thêm Em bé bị ho vào thời điểm giao mùa mẹ phải làm sao

Nếu trẻ gặp phải cơn hen nặng nguy cơ suy hô hấp thì thường có biểu hiện: rối loạn ý thức, nhịp thở yếu, tím tái, vã mồ hôi, hôn mê,… Khi đã hiểu về vấn đề Bệnh hen phế quản có nguy hiểm không, ba mẹ cần có biện pháp chăm sóc trẻ hợp lý. Theo các bác sĩ, tiên lượng trẻ sẽ tốt nếu được điều trị đầy đủ và luôn tuân thủ. 

Xem thêm Trẻ bị khò khè có đờm: Nguyên nhân, cách điều trị tại nhà hiệu quả

Mức độ nặng khi trẻ mắc hen phế quản

Mức độ nặng là khái niệm phản ánh cường độ thực sự của quá trình mắc hen. Nghĩa là bệnh hen của con đang xấu đến mức nào và tiềm ẩn nguy cơ gì. Mức độ nặng của bệnh hen có thể đánh giá theo đặc điểm của triệu chứng và sự đòi hỏi phải dùng thuốc. Có thể chia thành 4 mức độ sau:

Mức 1 (thi thoảng từng lúc): Trẻ lên cơn hen ít hơn 2 ngày trong tuần và/ hoặc có ít hơn 2 lần trong tháng bị tỉnh giấc vào giữa đêm vì khó thở. Ngoài ra, bệnh lý thường không ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày của con.

Mức 2 (nhẹ dai dẳng): Các triệu chứng xuất hiện nhiều hơn 2 ngày trên tuần và/hoặc trẻ tỉnh giấc nhiều hơn 2 lần trên tháng. Đồng thời cơn hen có thể ảnh hưởng nhẹ đến hoạt động sống của trẻ.

Mức 3 (trung bình dai dẳng): Cơn hen xảy ra hằng ngày và gây ra một số khó khăn trong sinh hoạt.

Mức 4 (nặng dai dẳng): Trẻ gặp triệu chứng cả ngày và đòi hỏi phải dùng thuốc thường xuyên hơn. Các triệu chứng làm ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt bình thường của trẻ.

Như vậy, với câu hỏi “Trẻ mắc bệnh hen phế quản có nguy hiểm không?” thì câu trả lời sẽ luôn là có nếu không được điều trị tích cực. Do đó ba mẹ cần đảm bảo trẻ tuân thủ điều trị và theo dõi trẻ sát sao hơn.

Cách chăm sóc trẻ bị bệnh hen phế quản

Sau khi đã hiểu được “Bệnh hen phế quản có nguy hiểm không?” cha mẹ cần nắm vững những lưu ý chăm sóc bé bị hen tại nhà. Điều trị tại nhà tốt góp phần nâng cao hiệu quả phục hồi chức năng phổi cho con.

Kiểm soát các yếu tố làm trẻ lên cơn hen

Việc khởi phát các cơn hen thường xuyên sẽ làm tăng mức độ nặng và làm thay đổi cấu trúc phổi. Do đó, ba mẹ cần đảm bảo trẻ ít bị lên cơn hen nhất. Dưới đây là một số lời khuyên của chuyên gia khi chăm sóc trẻ bị hen:

+ Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, chăn gối, ga trải giường. Mẹ có thể dùng gối bằng sợi tổng hợp hoặc đệm không thấm nước cho trẻ.

Vệ sinh nhà cửa khi trẻ bị hen phế quản

+ Nếu trẻ bị dị ứng với lông chó mèo hoặc phấn hoa, hãy loại bỏ chúng ra khỏi môi trường sống. Mẹ có thể loại bỏ gấu bông, thảm, rèm cửa để hạn chế bụi bẩn và lông động vật.

+ Sử dụng máy hút bụi hoặc bộ lọc không khí

+ Hạn chế việc bé tiếp xúc gián tiếp với khói thuốc lá

+ Lưu ý những thực phẩm hoặc thuốc mà trẻ nhạy cảm

+ Tránh để trẻ có những cảm xúc mạnh hoặc vận động quá sức

Xử trí tốt khi trẻ xuất hiện cơn hen cấp

Hiểu biết về bệnh hen phế quản có nguy hiểm không thì bố mẹ cần nắm vững cách xử trí khi trẻ lên cơn hen. Điều này thường được các bác sĩ lưu ý khi bé nhà mình có chẩn đoán hen phế quản.

Đầu tiên, bạn cần loại bỏ yếu tố kích thích khi trẻ có các dấu hiệu của cơn hen cấp. Sau đó là cho trẻ sử dụng các thuốc giãn phế quản có tác dụng nhanh dạng hít. Các thuốc này đã được bác sĩ kê cho trẻ và hướng dẫn cách sử dụng. Có thể là dạng hít trực tiếp, dùng buồng đệm hoặc xịt họng.

Hãy để trẻ nghỉ ngơi ở nơi thoáng và nới lỏng quần áo để dễ thở hơn. Đồng thời mẹ cần quan sát biểu hiện của trẻ, xem các triệu chứng có thuyên giảm không. Sau khoảng 20 phút, các triệu chứng vẫn còn dữ dội thì có thể dùng thuốc cắt cơn lần 2. 

Đảm bảo trẻ luôn tuân thủ điều trị

Tuân thủ điều trị là điều cần thiết trong quá trình điều trị hen. Bố mẹ cần giải thích cho trẻ hiểu vai trò của việc dùng thuốc đúng giờ. Đồng thời cần hướng dẫn trẻ cách nhận biết cơn hen cấp và cách sử dụng các dụng cụ hít. Khi hen suyễn được kiểm soát tốt, số thuốc sử dụng có thể giảm và trẻ có thể sinh hoạt như bình thường.

Hướng dẫn trẻ bị hen sử dụng thuốc đúng cách

Tóm lại, lời giải đáp cho thắc mắc “Bệnh hen phế quản có nguy hiểm không” là có. Các nguy cơ sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu trẻ thường xuyên tiếp xúc với dị nguyên và không tuân thủ điều trị. Vì vậy, ba mẹ cần quan tâm chăm sóc trẻ nhiều hơn.

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.