Sức đề kháng được ví như một tấm áo giáp bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện, sức đề kháng còn yếu khiến trẻ dễ ốm vặt, mắc các bệnh nhiễm khuẩn tiêu hóa hay hô hấp,… Vậy làm thế nào để tăng cường sức đề kháng cho trẻ?
Contents
Trẻ có sức đề kháng yếu có biểu hiện như thế nào?
Trẻ hay mắc bệnh
Ngay từ khi mới ra đời, sữa mẹ chính là nguồn cung cấp kháng thể dồi dào cho bé, xây dựng sức đề kháng cho cơ thể bé. Chính vì vậy, những trẻ được bú mẹ đầy đủ (ít nhất trong 6 tháng đầu) thường khỏe mạnh và có khả năng chống chọi tốt hơn so với những trẻ không bú hoặc ít bú mẹ.
Trong quá trình lớn lên, hệ miễn dịch của trẻ tiếp tục được phát triện và hoàn thiện, giúp trẻ có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh từ trong và ngoài cơ thể. Ở những trẻ có sức đề kháng yếu, cơ thể thường nhạy cảm, dễ bị tác động bởi những thay đổi nhỏ của môi trường nên khả năng mắc bệnh cũng cao hơn. Trẻ thường gặp phải các vấn đề trên đường hô hấp như: cảm cúm, sổ mũi, hắt hơi, viêm phổi, viêm họng,…, thậm chí cả những bệnh nhiễm khuẩn nặng như bạch hầu, ho gà, uốn ván,…
Xem thêm Hệ tiêu hóa yếu nên ăn gì chuyên gia giúp bạn lựa chọn thế nào?
Trẻ biếng ăn, chậm lớn
Trẻ em cần phải ăn uống, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu để cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể diễn ra bình thường. Tuy nhiên, trẻ có sức đề kháng kém thường cảm thấy mệt mỏi, chán nản, không muốn ăn uống, gây ra tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng.
Trẻ biếng ăn, chậm lớn
Trẻ thường bị mất nước
Nước là một thành phần có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể, chiếm tới 70-75% trọng lượng của trẻ. Trẻ có sức đề kháng yếu thường có các biểu hiện mất nước như khô mắt, khô môi, mắt trũng, đi tiểu ít, hay khát nước, da khô….
Hệ tiêu hóa của trẻ yếu kém
Sức đề kháng yếu cũng là nguyên nhân khiến cho hệ tiêu hóa của trẻ trở nên yếu kém. Hệ tiêu hóa dễ bị tác động bởi các yếu tố bất lợi, khả năng tiêu hóa thức ăn kém, cơ thể khó hấp thu chất dinh dưỡng. Vì vậy trẻ thường gặp các vấn đề trên đường tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi, táo bón, khó tiêu, đi ngoài phân sống, …
Trẻ có sức đề kháng yếu nên uống gì?
Trẻ thèm đồ ngọt
Trẻ ăn nhiều đường hoặc các loại đồ ngọt hơn mức nhu cầu bình thường cũng là một trong những biểu hiện cho thấy sức đề kháng của trẻ đang suy yếu. Đồng thời, việc ăn quá nhiều đường cũng là nguyên nhân khiến hệ miễn dịch của trẻ kém phát triển
Xem thêm Nguyên nhân khiến hệ miễn dịch suy yếu? Biện pháp cải thiện hệ miễn dịch
Vết thương lâu lành
Thời gian lành của vết thương kéo dài cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy sức đề kháng của trẻ yếu kém
Xem thêm Nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng người già yếu không ăn được như thế nào?
Trẻ hay mệt mỏi, nhạy cảm
Trẻ có sức đề kháng yếu thường có biểu hiện mệt mỏi, đờ đẫn, hoạt động trí tuệ và và thể chất cũng chậm chạp hơn bình thường. Bên cạnh đó, trẻ thường nhạy cảm với các yếu tố nguy cơ và sự thay đổi của môi trường. Đôi khi, chỉ một sự thay đổi thời tiết nhẹ cũng khiến trẻ bị cảm cúm, hắt hơi,…
Trẻ hay mệt mỏi, nhạy cảm
Nguyên nhân khiến trẻ có sức đề kháng yếu
Hệ miễn dịch suy giảm
Hệ miễn dịch chính là “tấm áo giáp” bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của các tác nhân có hại như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng, khói bụi,… Hệ miễn dịch suy giảm khiến cơ thể trở nên nhạy cảm với các tác nhân trên, vì thế dễ bị mắc bệnh. Hệ miễn dịch suy giảm có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như di truyền, hậu phẫu thuật, bệnh lý (đái tháo đường, thiếu máu, suy dinh dưỡng) hay sử dụng một số loại thuốc kéo dài (glucocorticoid)
Hệ miễn dịch suy giảm
Do cơ địa
Sức đề kháng của trẻ một phần cũng do ảnh hưởng từ người mẹ. Một số mẹ ốm yếu, hay mắc bệnh thì sinh ra con cũng dễ có nguy cơ sức đề kháng yếu, không khỏe mạnh
Môi trường sống của trẻ kém trong lành
Khi trẻ phải sống trong môi trường ô nhiễm, thường xuyên phải tiếp xúc với khí thải, khói bụi, hóa chất, nước bẩn,… phổi của trẻ cũng vô tình bị nhiễm bẩn, khiến cho trẻ dễ mắc các bệnh viêm đường hô hấp như viêm phổi, viêm họng, viêm phế quản,…
Môi trường sống của trẻ kém trong lành
Do sự chăm sóc chưa đúng của cha mẹ
Sữa mẹ là nguồn thức ăn quan trọng của trẻ nhỏ trong 6 tháng đầu. Mặc dù không giàu dinh dưỡng như các loại sữa công thức nhưng sữa mẹ lại là nguồn cung cấp kháng thể vô cùng dồi dào, quý giá, là những “viên gạch” đặt nền móng để phát triển sức đề kháng của bé sau này. Đối với những trẻ không được bú mẹ đầy đủ trong những tháng đầu đời, nguy cơ suy giảm hệ miễn dịch sẽ tăng cao
Bên cạnh đó, chế độ ăn nghèo nàn dinh dưỡng, không đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể cũng là nguyên nhân khiến trẻ có sức đề kháng yếu
Một số cha mẹ có quan điểm cho rằng việc để con nhỏ ở yên trong nhà là cách giữ cho con luôn luôn khỏe mạnh, không bị mắc bệnh. Tuy nhiên, việc giữ trẻ khư khư trong nhà khiến trẻ không có cơ hội được tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ, hệ miễn dịch cũng vì thế mà kém phát triển. Chỉ một sự thay đổi nhỏ từ môi trường ngoài cũng có thể khiến trẻ ốm yếu, dễ mắc bệnh. Đồng thời, thiếu sự tổng hợp vitamin D làm trẻ không thể phát triển chiều cao
Do lạm dụng kháng sinh
Mỗi khi trẻ mắc bệnh, việc sử dụng kháng sinh có thể giúp trẻ khỏi bệnh mau hơn. Vì thế, các bậc cha mẹ thường lạm dụng kháng sinh và sử dụng sai cách dẫn đến những hậu quả khôn lường. Kháng sinh có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh nhưng nó lại vô tình tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi cho cơ thể, vì thế khiến sức đề kháng của trẻ bị suy giảm
Do căng thẳng
Khi trẻ bị căng thẳng, cơ thể sẽ giảm tiết một số hormon như testosteron và estrogen, gây mất cân bằng nội tiết, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, sức đề kháng suy yếu và giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.Do đó, cha mẹ cần phải xây cho trẻ chế độ học tập và thư giãn hợp lý, tránh tạo áp lực học tập cho trẻ
Do căng thẳng
Trẻ có sức đề kháng yếu phải làm sao?
Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng
Thực đơn của trẻ phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu, cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Cho trẻ ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung vitamin và khoáng chất tự nhiên cho cơ thể, nâng cao hệ miễn dịch, đồng thời hạn chế các đồ ăn nhanh thực phẩm đóng hộp.
Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng
Chăm sóc trẻ đúng cách cách
Trẻ cần được bú mẹ đầy đủ trong 6 tháng đầu đời và có thể kéo dài đến năm 2 tuổi. Sữa mẹ là nguồn cung cấp kháng thể vô cùng quý giá cho trẻ, là nền móng cho sự phát triển của hệ miễn dịch sau này.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần cho trẻ tiêm chủng đầy đủ để tạo kháng thể chống lại các bệnh truyền nhiễm như sởi, thủy đậu, ho gà, uốn ván,…
Không lạm dụng kháng sinh
Việc sử dụng kháng sinh cho trẻ cần có sự chỉ định của bác sĩ. Cha mẹ không nên tự ý sử dụng kháng sinh cho trẻ một cách tràn lan, tránh gây những hậu quả nghiêm trọng.
Không lạm dụng kháng sinh
Tăng cường vận động
Cha mẹ nên dành một chút thời gian mỗi ngày để tập thể dục cùng con. Việc tăng cường vận động giúp trẻ khỏe mạnh, ăn uống tốt, từ đó hệ miễn dịch cũng phát triển, giảm nguy cơ mắc bệnh
Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ
Lợi khuẩn có tác dụng cân bằng hệ vi sinh đường ruột, kích thích cơ thể sản sinh kháng thể, tăng cường sức đề kháng trẻ, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Có thể bổ sung lợi khuẩn cho trẻ từ một số loại thực phẩm như sữa chua, nấm sữa kefir, một số loại phô mai,… Bên cạnh đó, cha mẹ có thể lựa chọn một số loại men vi sinh thích hợp để tăng cường sức khỏe đường ruột, nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ
Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ
Amano Enzym Gold là men vi sinh có xuất xứ từ Nhật Bản. Được sản xuất trên dây chuyền công nghệ enzym số 1 của Nhật, có sự kết hợp giữa bào tử lợi khuẩn và enzym tiêu hóa, men vi sinh Amano Enzym Gold giúp tăng cường quá trình tiêu hóa thức ăn của trẻ, giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, Amano Enzym Gold còn chứa các khoáng chất và vitamin thiết yếu, kích thích trẻ ăn ngon miệng, chấm dứt triệt để tình trạng trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, còi xương, đề kháng yếu
Amano Enzym Gold – giải pháp cho trẻ biếng ăn, đề kháng yếu
Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn
Tìm hiểu thêm thông tin y khoa