Nguyên nhân khiến hệ miễn dịch suy yếu? Biện pháp cải thiện hệ miễn dịch

Cuộc sống ngày càng hiện đại thì con người cũng phải đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe ngày một tăng cao do những nguyên nhân khác nhau. Việc nắm vững những kiến thức cơ bản về hệ miễn dịch cùng các biện pháp cải thiện chức năng hệ miễn dịch sẽ phần nào giúp bảo vệ bản thân cũng như bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng điểm qua một số nguyên nhân gây suy yếu hệ miễn dịch và cách khắc phục tình trạng này qua bài viết dưới đây.

Contents

Hệ miễn dịch là gì?

Hệ miễn dịch của cơ thể được biết đến là tập hợp các tế bào bạch cầu, tế bào lympho trong máu, trong tủy xương, lá lách, tại các hạch, đảm nhận chức năng bảo vệ cơ thể trước các tác nhân xâm nhập có nguy cơ gây bệnh từ bên ngoài như vi khuẩn, nấm, khói bụi, hóa chất từ môi trường hoặc từ các loại thực phẩm hàng ngày.

Hệ thống miễn dịch của cơ thể gồm có miễn dịch bẩm sinh liên quan đến di truyền; miễn dịch thu được liên quan đến khả năng đáp ứng của cơ thể chống lại các tác nhân và miễn dịch thụ động nhờ các kháng thể được đưa thụ động vào cơ thể mỗi người.

Khi sức đề kháng của cơ thể bị ảnh hưởng, chức năng hệ miễn dịch suy yếu, hàng rào bảo vệ cơ thể bị ảnh hưởng, con người sẽ đối diện với nhiều nguy cơ tổn thương sức khỏe ở những mức độ khác nhau. Suy yếu hệ miễn dịch có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào, đặc biệt là các nhóm đối tượng nguy cơ cao như:

  • Trẻ nhỏ: đặc biệt trong giai đoạn từ 6 – 36 tháng tuổi do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện.
  • Người cao tuổi mắc nhiều bệnh lý phối hợp, hệ miễn dịch trở nên chậm chạp, kém đáp ứng.
  • Người mắc các bệnh lý mạn tính: bệnh tim mạch, hô hấp hay sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch.
  • Phụ nữ trong thời kỳ thai nghén dễ bị suy yếu hệ miễn dịch tạm thời.
  • Người mới ốm dậy

Hệ miễn dịch là gì?

Hệ miễn dịch là gì?

Dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu

Suy yếu hệ miễn dịch có thể biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, có thể kể tới một số dấu hiệu thông thường có thể dùng để nhận biết bao gồm:

  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược: xuất hiện cảm giác khó chịu, thiếu sức sống, dễ mệt mỏi ngay cả khi làm những công việc nhẹ nhàng, thấy chân tay đau nhức, không có sức lực.
  • Dễ mắc các bệnh lý đường hô hấp: có thể dễ cảm lạnh, cảm cúm, đặc biệt khi thời tiết giao mùa do khả năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus bị giảm sút. Đối với các bệnh nhân có bệnh lý mạn tính như viêm phổi, viêm nhiễm đường hô hấp, tỉ lệ tái phát có thể tăng cao, gây kéo dài thời gian điều trị.
  • Chức năng tiêu hóa kém: quá trình tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất có thể kém hơn bình thường, dẫn đến tình trạng đau bụng, tiêu chảy hoặc các rối loạn tiêu hóa khi sử dụng một số loại thực phẩm. Bên cạnh đó, một số bệnh lý đường tiêu hóa cũng có thể xuất hiện như viêm loét dạ dày, trào ngược,…

Nguyên nhân khiến hệ miễn dịch suy yếu? Biện pháp cải thiện hệ miễn dịch

  • Xuất hiện các phản ứng dị ứng với tần suất cao: các biểu hiện có thể bao gồm ngứa, nổi mề đay, kích ứng hoặc chảy nước mắt, kém đáp ứng với các dị nguyên từ môi trường ngoài.
  • Dễ nhiễm khuẩn, chậm hồi phục vết thương: do quá trình cầm máu kéo dài, lưu thông máu kém dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng tăng, vết thương chậm lành.
  • Tinh thần căng thẳng, dễ stress, áp lực tăng cao và kéo dài.
  • Bên cạnh đó là một số dấu hiệu khác trên da, niêm mạc như viêm loét, khô mắt và khô da, da xanh xao do thiếu máu.

Dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu

Dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu

Nguyên nhân khiến hệ miễn dịch suy yếu 

1. Chế độ ăn uống kém khoa học

  • Bổ sung quá nhiều đạm: Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng hormon IGF 1 được tăng cường sản xuất khi cơ thể được bổ sung đạm có nguồn gốc động vật quá nhiều sẽ kích thích sự già hóa của cơ thể và hạn chế chức năng của hệ miễn dịch. Các thực phẩm chứa nhiều đạm động vật nên được kiểm soát hàm lượng trong bữa ăn bao gồm thịt, trứng, hải sản,..
  • Ăn nhiều đồ ngọt: là một trong những nguyên nhân phổ biến, bên cạnh nguy cơ gây tăng cân, đồ ngọt cũng khiến khả năng kháng khuẩn giảm đi nhiều lần.
  • Không cung cấp đủ nước: nước có vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể hoạt động bình thường cũng như giúp tăng cường chức năng đào thải các loại độc tố. Bổ sung đủ nước còn giúp giữ ẩm và duy trì chức năng màng nhầy hô hấp, giảm nguy cơ virus xâm nhập đường thở gây cảm lạnh, cảm cúm.
  • Sử dụng quá nhiều rượu bia, chất kích thích: làm giảm đáp ứng của hệ miễn dịch với các kháng nguyên xâm nhập từ bên ngoài. Các bệnh lý gan, phổi có thể xuất hiện với tần suất và mức độ nặng hơn nếu sử dụng quá nhiều rượu bia, thuốc lá.

2. Thừa cân, béo phì

Người thừa cân, béo phì dễ gặp phải các nguy cơ tim mạch như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, có thể là đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, béo phì cũng gây ra các rối loạn cân bằng hormone của cơ thể, ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng của hệ miễn dịch.

Thừa cân, béo phì khiến hệ miễn dịch suy yếu

Thừa cân, béo phì khiến hệ miễn dịch suy yếu

3. Thiếu ngủ, nghỉ ngơi không đảm bảo

Ngủ không đủ giấc khiến cơ thể nhanh cảm thấy mệt mỏi, các cytokine bảo vệ cơ thể cũng không được sản xuất đầy đủ, kéo theo đó là các phản ứng chống lại tác nhân từ môi trường của hệ miễn dịch cũng giảm sút, cơ thể dễ bị tổn thương và đối diện với nhiều nguy cơ sức khỏe hơn.

4. Ít hoạt động thể chất

Vận động hàng ngày như đi bộ, tập thể dục giúp cơ thể cải thiện số lượng bạch cầu, tăng cường trao đổi chất, thúc đẩy hoạt động của hệ miễn dịch hiệu quả.

5. Lạm dụng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh sử dụng thời gian kéo dài hoặc liều cao có thể gây tổn hại đến hệ vi khuẩn có lợi, đặc biệt ở đường ruột, khiến nguy cơ nhiễm trùng tăng cao, ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể.

Lạm dụng thuốc kháng sinh khiến hệ miễn dịch suy yếu

Lạm dụng thuốc kháng sinh làm gia tăng nguy cơ suy yếu hệ miễn dịch

6. Ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường, khói bụi hay hóa chất độc hại cũng là nhóm nguyên nhân khá phổ biến khiến tỉ lệ mắc các bệnh lý đường hô hấp tăng cao.

Làm thế nào để cải thiện hệ miễn dịch

1. Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt

  • Chế độ ăn cần đảm bảo đa dạng và đầy đủ các thành phần dinh dưỡng bao gồm:
  • Thực phẩm giàu chất xơ như rau củ quả hoặc các loại hạt họ đậu, giúp chống oxy hóa hiệu quả. Bên cạnh đó, các chất xơ cũng là nguồn thực phẩm nuôi dưỡng các lợi khuẩn đường ruột, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa ở người miễn dịch suy yếu.
  • Bổ sung trái cây tươi giàu các loại vitamin A, C đểtăng cường sức đề kháng như bưởi, cam, chanh,…
  • Sử dụng các chất béo lành mạnh như cá hồi, dầu oliu giúp tăng cường khả năng chống viêm của cơ thể khi tiếp xúc với các mầm bệnh.
  • Kiểm soát tốt hàm lượng thức ăn giàu đạm động vật như thịt, trứng, hải sản. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ hoặc quá nhiều đường.
  • Đối với trẻ nhỏ, nên sử dụng sữa tiệt trùng, các loại thức ăn được nấu chín.
  • Bổ sung đủ nước hàng ngày, duy trì cân nặng ổn định.
  • Duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, giữ tâm trạng thoải mái, đảm bảo giấc ngủ đủ và thời gian hợp lý.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, hút thuốc lá quá nhiều.
  • Tăng cường vận động để nâng cao sức khỏe và cải thiện khả năng đề kháng.

Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt để cải thiện hệ miễn dịch

Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt để tăng cường sức đề kháng

2. Vệ sinh đúng cách, hạn chế tiếp xúc với người bệnh

  • Đối với những đối tượng có nguy cơ cao gặp phải tình trạng suy yếu hệ miễn dịch như người cao tuổi hay trẻ nhỏ, các vật dụng dùng hàng ngày nên được vệ sinh, khử khuẩn đúng cách để hạn chế bám bụi, vi khuẩn dễ gây viêm nhiễm đường hô hấp hoặc gây ra nhiều loại nhiễm trùng khác.
  • Virus và các bệnh truyền nhiễm có thể dễ dàng lan rộng khi tiếp xúc gần. Do vậy, người có sức đề kháng kém cũng nên hạn chế tiếp xúc, không nên sử dụng chung đồ đạc với người hay bị cảm cúm, người có bệnh lý đường hô hấp.

3. Bổ sung lợi khuẩn từ thực phẩm, các chế phẩm men vi sinh – probiotics

  • Thực phẩm lên men rất giàu các vi khuẩn có lợi đặc biệt cho đường tiêu hóa, giúp kích thích tiêu hóa, tăng cường đào thải độc tố khỏi cơ thể. Nhóm thực phẩm lên men thường được sử dụng như sữa chua, dưa muối, nấm sữa, đậu tương lên men,…
  • Men vi sinh là các chế phẩm chứa hàm lượng lớn các lợi khuẩn, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm nguy cơ mắc các rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, nhiều chế phẩm men vi sinh còn được bổ sung thêm các thành phần như vitamin, khoáng chất giúp tăng cường đáp ứng của hệ miễn dịch. Hiện nay men vi sinh có nhiều dạng bào chế khác nhau, có thể sử dụng được ở nhiều nhóm đối tượng khác nhau, đặc biệt thích hợp dùng cho trẻ nhỏ.
  • Một số loại men vi sinh có tác dụng hỗ trợ tăng cường miễn dịch hiện đang được người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng phổ biến như men vi sinh của Nhật Amano Enzym Gold, men vi sinh Hàn Quốc ILdong, men vi sinh Bifina,…

Bổ sung lợi khuẩn để cải thiện hệ miễn dịch

Bổ sung lợi khuẩn để cải thiện hệ miễn dịch

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.