Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột uống thuốc gì, nên ăn gì?

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột uống thuốc gì, nên ăn gì cho hợp lý là thắc mắc của nhiều bậc cha mẹ. Trẻ nhỏ sức đề kháng yếu là đối tượng dễ bị các yếu tố gây hại từ ngoài môi trường tấn công. Thống kê cho thấy, nhiễm khuẩn đường ruột là nguyên nhân gây tử vong phổ biến cho trẻ em. Đặc biệt là các nước đang phát triển.

Contents

Nguyên nhân nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ.

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì, uống thuốc gì
Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì, uống thuốc gì

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì, uống thuốc gì

Nhiễm khuẩn đường ruột là bệnh lý gây tổn thương niêm mạc ruột. Nhiễm khuẩn đường ruột có thể do các nguyên nhân chủ quan và khách quan. Biểu hiện chung là đau bụng nhiều lần, biếng ănkhó tiêu. Một số trẻ có thể bị tiêu chảy, buồn nôn, nôn, có sốt.

–          Do đồ ăn không đảm bảo vệ sinh.          

Hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên thường bị tấn công bởi các yếu tố gây hại. Đặc biệt là loại vi khuẩn, ký sinh trùng tồn tại trong thức ăn. Từ thức ăn chưa được nấu chín hoặc nguồn nước bẩn, chúng có thể xâm nhập vào đường ruột trẻ. Từ đó cư trú và gây hại ở đó. Ngoài ra cũng có thể do thói quen ăn uống không gọn gàng sạch sẽ. Nhiều trẻ thường dùng tay bốc đồ ăn, ăn lại đồ vương vãi hoặc vừa ăn vừa nghịch đồ chơi.

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột do ăn uống không vệ sinh
Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột do ăn uống không vệ sinh

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột do ăn uống không vệ sinh

Đây là nguyên nhân có thể cải thiện được. Hãy đảm bảo trẻ luôn được ăn chín uống sôi, luôn giữ cho khu vực bếp núc gọn gàng. Và bàn ăn của trẻ phải luôn sạch sẽ, đồng thời dạy trẻ ăn uống đúng cách mẹ nhé.

–          Do trẻ tiếp xúc gần với người mắc bệnh          

Trẻ con thì hay được nhiều người ẵm bế, thơm nựng. Điều này tưởng chừng vô hại nhưng lại là yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ. Đôi khi trẻ vô tình tiếp xúc gần với người mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Ví dụ như các hành động thơm, hôn, ăn chung bát đũa,… Thì khi đó vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh có thể di chuyển sang trẻ.

Đặc biệt truyền thống ở các gia đình Việt Nam là thói quen bón cho trẻ ăn. Điều này thực sự là yếu tố nguy cơ khiến trẻ mắc các bệnh đường tiêu hóa. Có thể kể đến như nhiễm khuẩn đường ruột, nhiệt miệng, nhiễm nấm tại miệng, loét dạ dày,… Vì vậy bố mẹ cần hết sức lưu ý.

–          Do rối loạn tiêu hóa

Bản chất ở đây là do cơ địa sức khỏe đường ruột của trẻ yếu. Suy giảm các yếu tố bảo vệ như các enzyme tiêu hóa, lợi khuẩn,… là môi trường thuận lợi để vi khuẩn, virus, ký sinh trùng xâm nhập.

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột do rối loạn tiêu hóa
Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột do rối loạn tiêu hóa

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột do rối loạn tiêu hóa

Thức ăn tồn đọng không được tiêu hóa hết ở ruột sẽ sinh ra các chất độc. Đó còn là nguồn dinh dưỡng cho hại khuẩn và cản trở hoạt động của lợi khuẩn. Mất cân bằng vi sinh tại ruột kéo theo các hậu quả như trẻ biếng ăn, gầy sút. Thậm trí trẻ hay bị táo bón, tiêu chảy,…

Rối loạn tiêu hóa cũng có thể do trẻ từng sử dụng một đợt thuốc kháng sinh trước đó. Bởi ngoài diệt các ổ nhiễm khuẩn, kháng sinh còn vô tình tiêu diệt cả lợi khuẩn và các vi khuẩn chí. Do đó gây rối loạn cân bằng vi sinh tại ruột.

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì?

Với trẻ nhiễm khuẩn đường ruột thì chế độ ăn uống đầy đủ và lành mạnh là rất quan trọng. Cung cấp dinh dưỡng chuẩn giúp trẻ nhanh chóng hồi phục các tổn thương.

          Nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì: Ăn chín uống sôi

Đây là nguyên tắc cơ bản trong việc chế biến đồ ăn cho trẻ. Để cắt đứt đường lây của vi khuẩn, ký sinh trùng cần đảm bảo trẻ được ăn uống sạch sẽ. Hãy rửa sạch các loại thực phẩm dưới vòi nước chảy. Làm như vậy để cơ bản loại bỏ các loại vi sinh vật bám trên bề mặt. Sau đó hãy nấu chín thức ăn cho trẻ. Bằng việc sử dụng nhiệt độ cao trong thời gian đủ dài sẽ giết chết toàn bộ vi khuẩn.

Nấu chín đồ ăn cho trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột
Nấu chín đồ ăn cho trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột

Nấu chín đồ ăn cho trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột

Tuy nhiên, bạn cần chú ý không nên nấu quá nhừ đồ ăn. Nấu quá lâu sẽ làm mất các enzyme trong thực phẩm. Enzyme là một phần quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn của cơ thể người.

Ngoài ăn chín uống sôi, bạn cần đảm bảo nhà cửa, bát đũa và đồ chơi của trẻ sạch sẽ. Hãy vệ sinh nhà cửa, rửa sạch bát đũa và tiệt khuẩn đồ chơi của con thường xuyên nhé

         Nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì: Các thực phẩm dễ tiêu

Đường ruột của trẻ bị tổn thương, tức là nó không thể hoạt động hiệu quả như bình thường. Khi đó thì ăn các thực phẩm dễ tiêu là cách giảm tải cho đường ruột.

+ Hãy hạn chế ăn thịt đỏ, ưu tiên thị trắng. Bởi thịt đỏ chứa nhiều protein khó tiêu và dễ bị oxy hóa hơn thịt trắng.

+ Cho trẻ ăn thêm các loại hạt. Thay vì bổ sung chất béo từ mỡ động vật bạn hãy thay bằng nguồn chất béo từ thực vật. Như cho trẻ ăn các loại đậu đỗ, lạc, bơ thực vật, dầu thực vật để bổ sung chất béo không no

+ Xen kẽ các bữa ăn bằng bánh mì, bún, phở. Các sản phẩm chế biến từ lúa mì và gạo vừa dễ tiêu vừa kích thích ăn ngon ở trẻ

Cho trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột ăn thực phẩm dễ tiêu
Cho trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột ăn thực phẩm dễ tiêu

Cho trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột ăn thực phẩm dễ tiêu

+ Cho trẻ ăn các món mềm. Thay vì cho con ăn những đồ ăn quá cứng, nhiều dầu mỡ, mẹ hãy chế biến đơn giản hơn. Chuyên gia khuyến cáo các món luộc, ninh, súp sẽ giúp trẻ dễ hấp thu thức ăn hơn.

+ Bổ sung cá vào bữa ăn hằng ngày. Cá là thực phẩm rất lành mạnh bởi chất đạm, chất béo trong cá dễ hấp thu hơn trong thịt. Bên cạnh đó cá còn cung cấp canxi và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho trẻ.

–          Nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì: Rau củ quả

Trẻ nhỏ thì thường ghét ăn rau. Nhưng mẹ không nên chiều theo sở thích của bé mà chỉ cho ăn thịt không ăn rau. Chất xơ trong rau xanh giúp ruột hoạt động trơn tru hơn, hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ.

Trái cây chứa rất nhiều nước và vitamin, đặc biệt là vitamin C. Cung cấp vitamin C giúp hạn chế quá trình oxy hóa. Từ đó đẩy nhanh quá trình chữa lành các vết thương tại niêm mạc ruột.

Bạn có thể lựa chọn các loại rau như: rau cải xanh, rau ngót, măng tây,… và các loại quả như chuối, cam, dưa gang,… để thêm vào thực đơn cho trẻ.

–          Men tiêu hóa         

Như đã nêu ở phần nguyên nhân, việc thiếu hụt những người công nhân tiêu hóa là enzyme và lợi khuẩn khiến trẻ dễ mắc các bệnh đường ruột hơn. Vì vậy bổ sung men tiêu hóa chính là xây dựng nền tảng sức khỏe vững chắc cho con.

Bạn có thể lựa chọn bổ sung cho con một loại men tiêu hóa phù hợp đang được ưa chuộng trên thị trường như: Amano Enzym Gold, Bio Acimin, Big BB,…

Bổ sung cốm tiêu hóa cho trẻ
Bổ sung cốm tiêu hóa cho trẻ

Bổ sung cốm tiêu hóa cho trẻ

Men tiêu hóa giúp cải thiện chứng biếng ăn ở trẻ, hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, tăng cân, tăng chiều cao rõ rệt. Bên cạnh đó các sản phẩm men tiêu hóa hiện nay còn kết hợp bổ sung canxi, DHA, vitamin,… giúp bé phát triển toàn diện mọi mặt.

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột uống thuốc gì?

Nếu tình trạng bệnh của bé chỉ ở mức độ nhẹ và có thể cải thiện bằng các phương pháp không dùng thuốc thì mẹ chưa nên cho con dùng thuốc vội. Nhưng nếu trẻ có các biểu hiện như đau bụng kéo dài, nôn ói, tiêu chảy thì bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây.

–          Gói bù nước điện giải Oresol          

Khi trẻ bị đi ngoài phân lỏng hoặc nôn ói nhiều bạn cần phải cho trẻ uống Oresol để tránh mất nước và điện giải. Nếu không bù phụ kịp thời trẻ có thể bị mất nước gây kiệt sức thậm trí hôn mê, co giật.

Cho trẻ uống Oresol khi bị tiêu chảy
Cho trẻ uống Oresol khi bị tiêu chảy

Cho trẻ uống Oresol khi bị tiêu chảy

Hãy pha gói bột với lượng nước phù hợp (ghi ở trên bao bì) và cho trẻ uống từ từ từng ít một. Nếu không có gói Oresol bạn có thể thay thế bằng nước lọc bỏ thêm một chút đường, muối hoặc nước ép hoa quả.

–          Kháng sinh hoặc thuốc điều trị giun sán          

Hãy cho trẻ đi khám tại bệnh viện để xác định rõ nguyên nhân. Nếu trẻ bị nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và bạn cần đảm bảo cho trẻ uống đúng liều, đúng giờ. Tuyệt đối không được tự ý mua và cho trẻ uống các thuốc này khi không có đơn kê của bác sĩ.

–          Thuốc hạ sốt.          

Nếu bé nhà bạn có biểu hiện sốt, hãy đo nhiệt độ ngay. Nếu trẻ sốt ở khoảng dưới 38 độ C thì chưa cần uống thuốc ngay mà hãy chườm ấm và cho trẻ uống thêm nước hoặc gói Oresol.

Sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ hợp lý
Sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ hợp lý

Sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ hợp lý

Nếu trẻ sốt trên 38 độ C hãy cho trẻ uống 1 liều hạ sốt. Tuy nhiên bạn cần phải tìm hiểu kỹ liều lượng phù hợp cho độ tuổi và cân nặng của trẻ. Trên thị trường hiện nay có bán những gói thuốc hạ sốt dạng bột pha chuyên biệt cho từng độ tuổi, bạn có thể sử dụng chúng.

Lưu ý đối với thuốc hạ sốt hoạt chất là Paracetamol, không được dùng quá 2g một ngày cho trẻ em và cần phải cách ít nhất 4 tiếng giữa 2 lần dùng thuốc.

Tóm lại, nhiễm khuẩn đường ruột là bệnh lý khá phổ biến do các nguyên nhân thường gặp nhưng vẫn có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe trẻ. Việc tìm hiểu rõ nguyên nhân, tìm hiểu trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì, uống thuốc gì là vô cùng quan trọng. Hãy trở thành những bà mẹ thông thái cùng con lớn khôn mẹ nhé.

>>Xem thêm: Triệu chứng nhiễm khuẩn đường ruột

>>Xem thêm: Trẻ đau bụng nôn phải làm sao?

>> Xem thêm: Thuốc bổ sung lợi khuẩn cho bé

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Trang fan hâm mộ facebook

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.