Trẻ bị chóng mặt buồn nôn là vấn đề sức khỏe rất thường gặp trong quá trình chăm sóc trẻ. Hiện tượng này có thể từ một hoặc nhiều nguyên nhân gây nên. Ba mẹ cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ đúng cách thông qua bài viết dưới đây.
Contents
Nguyên nhân trẻ bị chóng mặt buồn nôn
Chóng mặt và buồn nôn là những triệu chứng khá thường gặp ở trẻ nhỏ. Ba mẹ cần nắm vững những nhóm nguyên nhân khiến trẻ bị chóng mặt và nôn sau đây:
Nguyên nhân do hệ tiêu hóa
Trẻ xuất bị chóng mặt buồn nôn nguyên nhân phổ biến đến từ hệ tiêu hóa. Trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi, hệ tiêu hóa đang trong quá trình hoàn thiện và còn non nớt. Do đó, những tổn thương của hệ tiêu hóa rất dễ biểu hiện thành các triệu chứng bên ngoài như chóng mặt, buồn nôn, đau đầu,.. Một số vấn đề của hệ tiêu hóa khiến trẻ dễ chóng mặt và buồn nôn như:
Trẻ bị chóng mặt buồn nôn
- Tiêu chảy cấp hoặc tiêu chảy dài.
- Trẻ có viêm ruột, viêm dạ dày – tá tràng.
- Trẻ có rối loạn tiêu hóa hoặc nhiễm trùng đường tiêu hóa.
Nguyên nhân do viêm đường hô hấp
Các vấn đề của đường hô hấp cũng dễ khiến trẻ bị chóng mặt buồn nôn. Ở trẻ nhỏ, cơ chế miễn dịch riêng biệt còn kém. Tổn thương ở một hệ cơ quan có thể dẫn tới phản ứng của nhiều cơ quan khác nhau. Viêm đường hô hấp là một bệnh lý rất thường gặp ở trẻ nhỏ và có tính chất mùa rõ ràng.
Khi bị viêm đường hô hấp như viêm phế quản, viêm khí quản, viêm phổi,.. trẻ ngoài ho, hắt hơi, sổ mũi còn dễ chóng mặt và buồn nôn kèm theo. Khi đó, ngoài cải thiện chóng mặt buồn nôn ba mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa hô hấp để được hỗ trợ kịp thời.
Nguyên nhân do ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm cũng là một trong các nguyên nhân khiến trẻ bị chóng mặt buồn nôn. Bên cạnh 2 triệu chứng trên, trẻ có thể có sốt nhẹ hoặc cao tùy mức độ, đau bụng, thậm chí suy hô hấp.
Trẻ bị chóng mặt buồn nôn: Nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ đúng cách
Trẻ bị ngộ độc thực phẩm thường bởi ăn phải thực phẩm có độc tố hoặc không đảm bảo vệ sinh. Các chất độc này tấn công hệ miễn dịch, hệ thần kinh, khiến trẻ mệt mỏi và có phản xạ nôn để đào thải chất độc. Ngộ độc thực phẩm rất nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm. Bởi vậy ba mẹ cần chú ý những triệu chứng này để loại trừ cho trẻ nhé.
Nguyên nhân do vi khuẩn, virus gây bệnh
Sự tấn công và xâm nhập của vi khuẩn, virus cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ có triệu chứng chóng mặt, buồn nôn. Một số vi khuẩn hoặc virus có thể gây nên triệu chứng này:
Trẻ chóng mặt buồn nôn do nhiễm khuẩn
- Nhóm vi khuẩn E.coli, Shigella, Campylobacter Jejuni.
- Rota virus.
- Virus viêm màng não.
- Vi khuẩn gây viêm não.
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị chóng mặt buồn nôn
Ngoài việc hiểu rõ nguyên nhân khiến trẻ chóng mặt buồn nôn, nhiều ba mẹ còn quan tâm tới cách chăm sóc trẻ trong giai đoạn này. Những năm tháng đầu đời, ba mẹ chính là người bạn đồng hành cùng trẻ vượt qua mọi ốm đau, bệnh tật. Sự chăm sóc của ba mẹ có vai trò vô cùng quan trọng với trẻ. Ba mẹ cùng chú ý những điều sau khi chăm sóc trẻ có triệu chứng chóng mặt, buồn nôn nhé.
Chăm sóc trẻ bị chóng mặt buồn nôn: Trẻ dưới 6 tháng
- Trong giai đoạn này, các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt ở trẻ thường đi kèm với quấy khóc và ăn kém. Do vậy, ba mẹ hãy cho trẻ bú mẹ nhiều hơn. Sữa mẹ có thành phần chủ yếu là đạm Whey – loại đạm dễ tiêu hóa hơn so với sữa bò. Đồng thời, sữa mẹ cũng rất giàu kháng thể, giúp trẻ miễn dịch tốt hơn.
- Nếu trẻ có nôn và buồn nôn nhiều, ba mẹ hay chú ý vỗ ợ hơi sau bú cho trẻ.
- Ba mẹ không nên thay đổi tư thế đột ngột. Điều này sẽ khiến trẻ dễ nôn trớ hơn và tăng cảm giác chóng mặt.
Chăm sóc trẻ chóng mặt buồn nôn: Trẻ đã ăn dặm
- Bên cạnh khẩu phần từ sữa, ba mẹ nên cung cấp cho trẻ bữa ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng. Có thể do chóng mặt và buồn nôn, nên trẻ ăn kém hơn. Khi đó, ba mẹ có thể giảm lượng ăn dặm để phù hợp với khả năng của trẻ.
Trẻ bị chóng mặt buồn nôn cần bữa ăn đủ chất
- Ba mẹ nên chia giờ ăn hợp lý, tránh việc ép trẻ ăn quá nhiều bữa trong ngày.
- Ba mẹ nên kê cao gối cho trẻ. Việc này sẽ phần nào giảm cảm giác chóng mặt và buồn nôn cho trẻ.
- Ba mẹ cũng nên tránh để trẻ vui đùa hay vận động quá mức.
Trẻ bị chóng mặt buồn nôn nên ăn gì?
Bên cạnh cách chăm sóc, câu hỏi trẻ bị chóng mặt, nôn nên ăn gì? cũng rất được ba mẹ quan tâm. Sau đây, xin gửi tới ba mẹ những thực phẩm nên bổ sung cho trẻ khi bị chóng mặt, buồn nôn.
Trẻ chóng mặt buồn nôn nên ăn: Cháo
Cháo là lựa chọn hoàn hảo cho trẻ bị chóng mặt buồn nôn. Cháo có kết cấu lỏng, mềm. Bởi vậy, chúng rất dễ tiêu hóa và không gây áp lực lên hệ tiêu hóa của trẻ. Cháo cũng là món ăn dễ để kết hợp nhiều nhóm dinh dưỡng bổ sung cho trẻ. 70% thành phần trong cháo là nước. Do đó, cháo sẽ giúp trẻ bù phần dịch bị mất do nôn trớ khá tốt.
Một số món cháo gợi ý giàu dinh dưỡng tốt cho trẻ có buồn nôn và chóng mặt ba mẹ có thể tham khảo như:
- Cháo thịt bò cà rốt phô mai
- Cháo chim hạt sen
- Cháo cá hồi bí đỏ
- Cháo thịt gà khoai tây
Trẻ bị chóng mặt buồn nôn nên ăn: Thịt giàu đạm
Khi gặp vấn đề chóng mặt và buồn nôn, trẻ thường hay ăn kém, thậm chí chán ăn. Do vậy, năng lượng đến từ khẩu phần ăn bị giảm, không cung cấp đủ cho trẻ. Điều này như một vòng tròn bệnh lý càng kéo dài, càng kiến trẻ mệt mỏi thêm.
Một số thực phẩm tốt cho bé
Bởi vậy, trong bữa ăn ba mẹ nên chú ý tới những loại thịt giàu đạm để tăng cường bổ sung cho trẻ. Chất đạm sẽ giúp cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Ba mẹ có thể tham khảo một số thịt giàu đạm sau đây:
- Thịt bò
- Thịt gà
- Thịt sườn
- Thịt nạc vai
- Thịt chim bồ câu
Sữa và chế phẩm từ sữa
Sữa và chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai đều là những thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ hấp thu với trẻ. Dưới 2 tuổi, dinh dưỡng chính của trẻ vẫn là sữa ba mẹ nhé. Do đó, trẻ bị chóng mặt buồn nôn, ba mẹ cũng đừng cắt giảm khẩu phần sữa và chế phẩm của sữa. Nếu trẻ chán không thích ăn sữa, phô mai hay sữa chua ở dạng nguyên bản, ba mẹ có thể chế biến đa dạng đổi vị cho trẻ. Một số cách chế biến ba mẹ có thể tham khảo như sinh tố, bánh flan, caramen, bánh sữa,…
Trang bị cho bé sức khoẻ tổng thể tốt
Như chúng ta đã tìm hiểu được trẻ bị chóng mặt buồn nôn nguyên do có thể từ hệ miễn dịch kém, một số vấn đề từ hệ tiêu hoá. Chính vì thế mẹ phải chuẩn bị cho bé một sức khoẻ tổng thể tốt. Và cốm tiêu hoá Amano Enzym Gold sẽ đồng hành cùng mẹ trong hành trình nuôi dưỡng con.
Sản phẩm được tạo ra từ công nghệ sản xuất enzyme tân tiến hàng đầu thế giới. Cốm tiêu hoá Amano Enzym Gold xuất xứ từ Nhật Bản đã cho thấy được tính vượt trội của mình. Đó là sự kết hợp tuyệt vời giữa lợi khuẩn và men tiêu hoá. Cùng với đó là các vi chất tốt cho sức khỏe của trẻ: Vitamin B, khoáng chất, acid folic, L-lysine,… Chúng được hoà trộn và tạo nên sản phẩm ưu Việt cho bé.
Cốm tiêu hoá Amano Enzym Gold chăm sóc ruột khoẻ mạnh
Các thành phần có trong sản phẩm sẽ xây dựng hệ tiêu hoá và tăng cường miễn dịch cho bé. Từ đó, bé ăn ngon hơn, ít gặp vấn đề về tiêu hoá cũng như ít bị nhiễm khuẩn. Cốm tiêu hoá sẽ đồng hành cùng bé và giúp bé phát triển đạt chuẩn.
Hy vọng bài viết đã giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ bị chóng mặt buồn nôn. Chúc ba mẹ đồng hành cùng trẻ vượt qua triệu chứng này nhé.
>> Xem thêm: Trẻ bị táo bón phải làm sao?
>> Xem thêm: Những món ăn giúp bé tăng cân.
>> Xem thêm: Mẹ bổ sung gì cho bé tăng cân.
Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn
Tìm hiểu thêm thông tin y khoa