Trẻ bị cảm lạnh nên làm gì? Những thông tin mẹ cần biết khi con bị cảm lạnh

Trẻ bị cảm lạnh nên làm gì là câu hỏi có lượng tìm kiếm khá cao hiện nay. Vào những ngày trời lạnh hoặc thời tiết thay đổi, trẻ nhỏ rất dễ bị cảm lạnh. Điều trị cảm cho bé như thế nào để dứt điểm hoàn toàn, không để lại di chứng? Những cách phòng ngừa cảm lạnh cho bé đơn giản? Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Contents

1. Trẻ bị cảm lạnh do đâu?

Cảm lạnh là một trong những căn bệnh liên quan đến đường hô hấp mà chủ yếu là mũi và họng. Căn bệnh này ở trẻ nhỏ mặc dù không quá nguy hiểm nhưng nếu không chữa trị kịp thời thì sẽ gây những biến chứng nguy hiểm. Trước khi tìm câu trả lời cho câu hỏi trẻ bị cảm lạnh nên làm gì thì cha mẹ cần biết được nguyên nhân gây ra cảm lạnh cho trẻ.

1.1. Do nhiễm siêu vi

Đây mà một nhóm các triệu chứng cảm lạnh bởi một nhóm các virus gây ra. Trong đó chủng virus Rhinovirus được xem là loại gây ra cảm lạnh nhiều nhất. Ngoài ra cũng có nhiều chủng khác như Enterovirus ( Echovirus và Coxsackievirus) và Coronavirus. Những loại virus này hoạt động theo từng mùa cụ thể. 

1.2. Trẻ bị cảm theo mùa

Cảm lạnh ở trẻ nhỏ có thể xảy ra ở bất cứ mùa nào trong năm. Nhưng mùa dễ mắc nhất là mùa thu sang đông và mùa xuân sang hè. Đây là khoảng thời gian thời tiết giao mùa, trẻ dễ bị nhiễm lạnh.

1.3. Lây nhiễm

Nguyên nhân gây cảm lạnh ban đầu là do virus và chúng có thể di chuyển từ người này sang người khác. Virus cảm lây nhiễm chủ yếu qua đường giọt bắn. Với trẻ em, sức đề kháng yếu thì khả năng bị lây càng nhanh. Virus cảm lạnh lây lan nhanh nhất trong khoảng thời gian từ 2 đến 4 ngày đầu khi xuất hiện các triệu chứng.

Virus cảm dễ lây sang trẻ nhỏ qua đường giọt bắn
Virus cảm dễ lây sang trẻ nhỏ qua đường giọt bắn

Virus cảm dễ lây sang trẻ nhỏ qua đường giọt bắn

Trẻ em có thể bị cảm lạnh từ anh chị em, cha mẹ, các thành viên khác trong gia đình, bạn cùng chơi hoặc người chăm sóc. Vi trùng thường lây lan theo một trong 3 cách:

  • Tiếp xúc trực tiếp — chẳng hạn như hôn, chạm hoặc nắm tay — với người bị nhiễm bệnh. Nếu bạn bị vi-rút, bạn sẽ có vi trùng trong mũi, miệng, mắt và trên tay. Bằng cách chạm vào người khác, bạn có thể truyền vi-rút.
  • Tiếp xúc gián tiếp  có nghĩa là chạm vào một thứ gì đó — đồ chơi, tay nắm cửa hoặc khăn giấy đã qua sử dụng — đã được người bệnh chạm vào và bây giờ có vi trùng trên đó. Một số vi trùng, bao gồm cả vi trùng gây cảm lạnh và tiêu chảy, có thể ở trên bề mặt trong nhiều giờ.
  • Qua không khí  khi một người ho hoặc hắt hơi. Các giọt từ ho hoặc hắt hơi có thể lọt vào mũi hoặc miệng của người khác.

2. Cảm lạnh có những triệu chứng gì?

Trước khi tìm hiểu các giải pháp cho vấn đề Trẻ bị cảm lạnh nên làm gì, mẹ cần hiểu rõ hơn về bệnh cảm lạnh ở trẻ nhỏ. Cụ thể là những triệu chứng trẻ gặp phải khi bị cảm lạnh.

Trẻ bị cảm lạnh nên làm gì? Những thông tin mẹ cần biết khi con bị cảm lạnh

Khi bị cảm lạnh, triệu chứng dễ thấy nhất chính là nghẹt mũi. Lúc này các bé sẽ xuất hiện tình trạng sổ mũi với nước mũi trong vào ban ngày, đêm bắt đầu thời khò khè. Khoảng 2 ngày sau nước mũi chuyển sang màu vàng hoặc xanh. Sau đó là sốt. Thông thường trẻ bị cảm lạnh sẽ sốt khoảng 38 đến 39 độ C.

Những triệu chứng đi kèm bao gồm ho, đau họng, chán ăn, quấy khóc, bỏ bú… Phần niêm mạc bên trong mũi bắt đầu có biểu hiện sưng đỏ, chảy mũi dài ngày còn gây ra hiện tượng loét niêm mạc trong mũi.

Mẹ cần biết về các triệu chứng khi trẻ bị cảm
Mẹ cần biết về các triệu chứng khi trẻ bị cảm

Trường hợp trẻ bị cảm lạnh thường sẽ có dấu hiệu đỡ và giảm dần trong khoảng 10 ngày đầu tiên. Trẻ bị cảm lạnh phải làm sao? Nếu quá 10 ngày mà cảm lạnh không có dấu hiệu giảm sút. Hoặc trẻ mắc lại cảm lạnh lần hai và thời gian kéo dài hơn ngày đầu. Lúc này cha mẹ cần cho bé đi khám để được bác sĩ tư vấn và hỗ trợ để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Đồng thời mẹ cần phân biệt triệu chứng của cảm lạnh và cảm cúm để tránh nhầm lẫn. Virus cúm thường gây sốt cao, ho và đau nhức cơ thể. Nó tấn công nhanh hơn cảm lạnh và khiến mọi người cảm thấy tồi tệ hơn. Trẻ em bị cảm lạnh thường có năng lượng để chơi và duy trì các thói quen hàng ngày của chúng. Trẻ em bị cảm cúm thường mệt mỏi và chỉ nằm trên giường.

2. Những biến chứng khi trẻ mắc cảm lạnh

Bên cạnh những giải pháp cho vấn đề Trẻ bị cảm lạnh nên làm gì, ba mẹ cần nhận biết được những dấu hiệu khi bệnh nặng  lên. Trẻ bị cảm lạnh nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, kéo dài. Những biến chứng có thể gặp phải như:

2.1. Viêm họng

Viêm họng, ho có đờm là những biến chứng dễ thấy nhất ở những trẻ bị cảm lạnh. Những dấu hiệu để có thể nhận biết biến chứng này đó là trẻ ho nhiều, vùng họng và amidan sưng đỏ, cổ có đờm, khò khè,… Bệnh nặng hơn khi trẻ ho ra đờm màu xanh vàng hoặc có kèm sốt

2.2. Viêm tai cấp, viêm tai giữa

Trẻ bị cảm lạnh, ho đờm nhiều mà không điều trị ngay, đúng cách và dứt điểm. Những dịch mủ sẽ thông từ mũi, họng sang tai. Nguy cơ trẻ mắc viêm tai cấp, viêm tai giữa là rất cao. Lúc này việc điều trị trở nên khó khăn và tốn kém hơn.

2.3. Viêm xoang

Khi trẻ mắc cảm lạnh, biến chứng nguy hiểm tiếp theo cần nhắc đến là viêm xoang mũi. Bởi virus lúc này sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Xoang và khoang mũi bị sưng đỏ, loét kéo dài.

2.4. Viêm phổi

Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của trẻ nhỏ khi bị cảm lạnh. Nó luôn khiến cho phu huynh bối rối khi không biết trẻ bị cảm lạnh phải làm sao để chữa dứt điểm. Lúc này các cơ quan của bộ phận hô hấp đang bị đe dọa. Trẻ sẽ gặp nhiều dấu hiệu như thở nhanh, ho nhiều, sốt cao, thậm chí là li bì, bỏ ăn… Lúc này cha mẹ nên đưa bé đến bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị.

3. Trẻ bị cảm lạnh nên làm gì?

Trẻ bị cảm lạnh nên làm gì là câu hỏi mà các bậc phụ huynh quan tâm nhiều. Dưới đây là hướng dẫn chăm sóc khi trẻ bị cảm lạnh được bác sĩ khuyến cáo.

3.1. Trẻ bị cảm lạnh nên làm gì: Cho trẻ nghỉ ngơi hợp lý

Khi mắc cảm lạnh là lúc hệ miễn dịch hoàn toàn suy yếu, trẻ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Việc cần làm nhất lúc này là cha mẹ nên cho con nghỉ ngơi đầy đủ. Ngoài ra hãy chuẩn bị những thức ăn nóng và dễ tiêu để trẻ mau lấy lại sức. Mẹ có thể cho con ăn cháo, uống sữa, ăn súp gà,… Tránh cho trẻ ăn thức ăn lạnh, khó tiêu vì sẽ khiến trẻ bị đau bụng, tiêu chảy,…

3.2. Trẻ bị cảm lạnh nên làm gì: Hạ sốt cho bé

Đối với vấn đề Trẻ bị cảm lạnh nên làm gì, nhiều ba mẹ thắc mắc về vấn đề hạ sốt cho con. Khi trẻ bị cảm lạnh có kết hợp với các biểu hiện sốt thì việc đầu tiên là phải hạ sốt cho con. Hạ sốt bằng cách cho con mặc quần áo mỏng, đắp chăn mỏng, phòng ngủ cần thoáng khí. Chườm trán, lau nách cho con bằng nước ấm. Nếu sốt từ 38 độ trở lên thì cần cho bé uống hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.

Trẻ bị cảm lạnh nên làm gì: Kiểm soát thân nhiệt của trẻ
Trẻ bị cảm lạnh nên làm gì: Kiểm soát thân nhiệt của trẻ

Trẻ bị cảm lạnh nên làm gì: Kiểm soát thân nhiệt của trẻ

Nếu mẹ đã làm đủ các phương pháp như trên mà con vẫn không hạ sốt. Thậm chí hiện tượng sốt càng cao, bé có biểu hiện li bì thì cần có sự thăm khám của bác sĩ chuyên khoa.

Mẹ cần thận trọng khi dùng các loại thuốc hạ sốt cho con. Đối với trẻ nhỏ hơn 6 tuổi, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định dùng thuốc cho trẻ, ngay cả với những thuốc không cần đơn của bác sĩ.

3.2. Trẻ bị cảm lạnh nên làm gì: Cho bé uống nhiều nước

Trẻ bị cảm lạnh nên làm gì? Trong trường hợp trẻ bị cảm lạnh, kết hợp với sốt, ho kéo dài thì mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước. Nước giúp hạ thấp thân nhiệt của trẻ và tăng cường hỗ trợ các phản ứng miễn dịch. Bên cạnh đó, mẹ có thể cho trẻ nhiều thức ăn có dạng lỏng như cháo, súp, uống nhiều nước cam, vitamin C. Việc này vừa giúp bổ sung nước vừa bổ sung điện giải để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

3.4. Trẻ bị cảm lạnh nên làm gì: Vệ sinh mũi, họng cho bé

Trẻ bị cảm lạnh, nghẹt mũi, khó thở do đờm nhiều. Trẻ bị cảm lạnh nên làm gì? Việc cần làm nhất lúc này chính là rửa mũi thường xuyên cho bé bằng nước muối sinh lý. Nhưng mẹ cũng nên lưu ý làm thật nhẹ nhàng. Tuyệt đối không được dùng thuốc xông, xịt mũi của người lớn cho trẻ con.

Mẹ có thể dùng các sản phẩm thuốc nhỏ mũi hoặc thuốc xịt mũi dành riêng cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng chỉ nên dùng các sản phẩm đó trong vòng 2-3 ngày và không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi. Nếu không bạn có thể khiến tình trạng ngạt mũi của bé trở nên tồi tệ hơn.

5. Trẻ bị cảm lạnh nên làm gì: Đưa trẻ đến gặp bác sĩ

Đối vối vấn đề Trẻ bị cảm lạnh nên làm gì thì thời điểm quyết định đưa trẻ đi gặp bác sĩ là rất quan trọng. Trẻ nhỏ rất nhạt cảm với các biến chứng của bệnh cảm lạnh. Do đó, cha mẹ cần nắm vững những dấu hiệu cảnh báo để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời.

5.1. Đối với trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi  có thể cảm thấy khó thở khi bị nghẹt mũi, điều này có thể gây khó khăn cho việc bú. Gọi cho bác sĩ của bạn để đặt lịch hẹn hoặc đưa con bạn đến khoa cấp cứu nếu con bạn:

  • khó thở,
  • không ăn hoặc nôn mửa, hoặc
  • bị sốt (nhiệt độ trực tràng từ 38,5 ° C trở lên).
Trẻ bị cảm lạnh nên làm gì: Đưa trẻ đến bệnh viện khi sốt cao
Trẻ bị cảm lạnh nên làm gì: Đưa trẻ đến bệnh viện khi sốt cao

Một số loại vi rút gây cảm lạnh có thể gây ra tình trạng nghiêm trọng hơn ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Chúng bao gồm chứng khản giọng (khàn giọng, thở ồn ào, ho có tiếng), viêm phổi (nhiễm trùng phổi), viêm tiểu phế quản (thở khò khè, khó thở). Hoặc là đau mắt, đau họng và sưng tuyến cổ. Trẻ em mắc các tình trạng này cần được bác sĩ thăm khám.

5.2. Đối vơi trẻ lớn hơn

Trẻ em ở mọi lứa tuổi  nên đi khám bác sĩ nếu cảm lạnh dường như gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn. Gọi cho bác sĩ hoặc đưa con bạn đi cấp cứu nếu bạn nhận thấy con mình:

  • thở gấp hoặc có vẻ như đang cố gắng thở,
  • có đôi môi xanh,
  • ho dữ dội đến mức họ bị sặc hoặc nôn mửa,
  • thức dậy vào buổi sáng với một hoặc cả hai mắt nhắm nghiền với mủ vàng khô,
  • buồn ngủ nhiều hơn bình thường, không muốn bú hay chơi, hoặc quấy khóc và không được dỗ dành, hoặc
  • Chảy dịch đặc hoặc có màu (vàng, xanh) từ mũi trong hơn 10 đến 14 ngày.
  • Trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào của chứng viêm tai giữa (đau tai, chảy dịch từ tai), có thể do cảm lạnh.

Đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời là một yếu tố quan trọng trong vấn đề Trẻ bị cảm lạnh nên làm gì.

6. Phòng cảm lạnh cho bé như thế nào?

Sau khi đã trả lời được câu hỏi trẻ bị cảm lạnh phải làm sao rồi. Vấn đề tiếp theo cha mẹ cần chú ý chính là làm thế nào để phòng cảm lạnh cho con. Hãy tham khảo một số biện pháp phòng cảm lạnh được khuyến cáo dưới đây:

6.1. Giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé

Để phòng tránh cảm lạnh cho các bé, việc đầu tiên và quan trọng nhất chính là giữ vệ sinh sạch sẽ. Trước khi ăn, sau khi hắt hơi bé cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sát khuẩn. Việc làm này vừa hạn chế được virus lây lan lại vừa đảm bảo sức khỏe cho bé.

6.2. Chế độ dinh dưỡng của bé

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng là một trong những cách phòng tránh cảm lạnh ở trẻ hiệu quả. Một chế độ dinh dưỡng da dạng, đủ chất, kết hợp hài hòa sẽ giúp mẹ không phải đau đầu với câu hỏi trẻ bị cảm lạnh phải làm sao. Ngoài tinh bột, chất béo, protein thì hoa quả, trái cây, rau xanh cũng là những thực phẩm cần bổ sung vào bữa ăn.

4 nhóm chất dinh dưỡng chính cần thiết cho trẻ
4 nhóm chất dinh dưỡng chính cần thiết cho trẻ

4 nhóm chất dinh dưỡng chính cần thiết cho trẻ

Cung cấp đủ dưỡng chất giúp con có một hệ miễn dịch tốt, một cơ thể khỏe mạnh. Từ đó trẻ có thể tự tin chống lại sự xâm nhập của virus ngoài môi trường. Đồng thời, cơ thể trẻ khỏe mạnh sẽ hạn chế được sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn, virus.

6.3. Hạn chế tiếp xúc đông người

Để không phải đau đầu khi trả lời câu hỏi trẻ bị cảm lạnh nên làm gì thì biện pháp phòng tránh cần làm chính là hạn chế cho trẻ đến nơi đông người. Bởi virus gây cảm lạnh cho bé lây lan trong đường không khí. Ngoài ra, có một số loại virus gây bệnh còn kí sinh trên các con vật trung gian.

Vì vậy, tránh cho bé đến những nơi đông người. Hoặc không để cho bé sờ, ôm những động vật nơi công động hoặc nghịch những vật dụng tại nơi công cộng như tay nắm cửa, lan can, cửa kính…

6.4. Chú ý đến nhiệt độ cơ thể của bé

Để phòng tránh cảm lạnh cho bé thì yêu cầu quan trọng nhất chính là mẹ phải theo dõi nhiệt độ cho bé thường xuyên. Chú ý đến nhiệt độ phòng cũng như quần áo khi con đi ngủ. Nếu nhiệt độ quá nóng thì giảm nhiệt độ phòng xuống. Còn nếu nhiệt độ phòng quá lạnh thì cần làm ấm phòng hơn . Cũng không nên cho con mặc áo quá dày để đi ngủ. Bởi mồ hôi ra sẽ ngấm ngược lại, khiến con dễ cảm lạnh hơn.

6.5. Cho trẻ ăn cốm tiêu hóa Amano Enzym Gold

Sau khi đã hiểu được Trẻ bị cảm lạnh nên làm gì, ba mẹ cần tìm ra những biện pháp để hỗ trợ sức đề kháng của con. Tăng cường sức đề kháng tự nhiên giúp trẻ tránh được các bệnh thông thường nói chung và bệnh cảm lạnh nói riêng. Có thể nhiều mẹ chưa biết rằng củng cố hệ tiêu hóa khỏe mạnh là cách tăng cường hệ miễn dịch của con.

Vì thế thật không ngoa khi nói rằng các sản phẩm hỗ trợ cho trẻ biếng ăn có cả công dụng hỗ trợ đề kháng. Ở đây, chúng tôi tin tưởng sản phẩm cốm tiêu hóa Amano Enzym Gold sẽ đáp ứng đủ các kỳ vọng của cha mẹ. Chỉ sau khoảng 2 tuần sử dụng, sản phẩm đã cho thấy những thay đổi rõ rệt trên hệ tiêu hóa và sức đề kháng của trẻ. Bé ăn được nhiều hơn, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn và tinh thần luôn vui vẻ, hoạt bát.

Phòng tránh trẻ bị cảm lạnh nên làm gì: Cho trẻ ăn cốm tiêu hóa
Phòng tránh trẻ bị cảm lạnh nên làm gì: Cho trẻ ăn cốm tiêu hóa

Phòng tránh trẻ bị cảm lạnh nên làm gì: Cho trẻ ăn cốm tiêu hóa

Trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt là tiền để để có một sức đề kháng tốt. Bằng chứng là nhiều bé sử dụng Amano Enzym Gold hằng ngày đã giảm hẳn tình trạng ốm vặt, cảm cúm nhất là khi chuyển mùa. Hãy tìm hiểu để thấy được rõ hơn những công dụng tuyệt vời của dòng sản phẩm này mẹ nhé.

Cảm lạnh ở trẻ nhỏ không phải là bệnh lý nghiêm trọng. Vì vậy cha mẹ đừng quá lo lắng với câu hỏi trẻ bị cảm lạnh nên làm gì. Nếu bé nhà bạn gặp cảm lạnh, hãy bình tĩnh áp dụng những cách chữa cảm lạnh được chia sẻ ở trên. Chúc các bé luôn khỏe mạnh, vui vẻ!

 

>> Xem thêm: Sữa giúp trẻ tăng cân nhanh chóng

>> Xem thêm: Tăng đề kháng cho bé 1 tuổi

>> Xem thêm: Dấu hiệu trẻ bị thiếu chất xơ?

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất.

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Kênh Youtube

Kênh Website

Kênh mua hàng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.