Trẻ ăn dặm từ tháng thứ mấy? Hướng dẫn tập ăn dặm đúng cách cho trẻ

Trẻ ăn dặm từ tháng thứ mấy? luôn là câu hỏi được nhiều ba mẹ quan tâm lo lắng. Ăn dặm là bước chuyển đổi dinh dưỡng quan trọng trong những năm tháng đầu đời của trẻ. Ba mẹ cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Contents

Tìm hiểu: Trẻ ăn dặm từ tháng thứ mấy?

Muốn biết trẻ nên tập ăn dặm vào thời điểm nào mẹ hãy căn cứ vào 3 tín hiệu sau đây:

Trẻ ăn dặm từ tháng thứ mấy? Tín hiệu tiêu hóa

Tín hiệu đầu tiên ba mẹ cần quan tâm chính là tín hiệu từ hệ tiêu hóa của trẻ. Theo sinh lý, 6 tháng là mốc thời gian mà trẻ có khả năng tiêu hóa gần như đầy đủ các loại thực phẩm. Các men tiêu hóa như amylase, protease, lipase,… đã được tiết ra đầy đủ. Do đó, trẻ có thể tập dần các thực phẩm khác ngoài sữa. 

Trẻ ăn dặm từ tháng thứ mấy: Khi hệ tiêu hoá tốt hơn
Trẻ ăn dặm từ tháng thứ mấy: Khi hệ tiêu hoá tốt hơn

Trẻ ăn dặm từ tháng thứ mấy: Khi hệ tiêu hoá tốt hơn

Ngoài ra, khi đủ 6 tháng, dạ dày của trẻ cũng dần chuyển về đúng vị trí nằm ngang. Hoạt động co bóp cũng thuần thục hơn. Bởi vậy, trẻ có khả năng tiêu hóa các thức ăn ở dạng thô hơn. Tuy nhiên, ba mẹ cũng nên tăng thô từ từ để tránh áp lực lên hệ tiêu hóa của trẻ.

Trẻ ăn dặm từ tháng thứ mấy? Tín hiệu răng miệng

Để xác định được thời điểm nên tập cho trẻ ăn dặm, ba mẹ cũng cần quan sát tín hiệu răng miệng. Bên cạnh việc hệ tiêu hóa có đủ khả năng để tập ăn dặm không, thì răng miệng cũng được coi như công cụ hỗ trợ vấn đề này. Với sữa – thức ăn dạng lỏng, trẻ hầu như không cần động tác nhai. Nhưng khi tập ăn dặm, các thức ăn sẽ ở dạng thô hơn và trẻ cần phải nhai nghiền kỹ mới tiêu hóa được.

Thông thường, trẻ sẽ bắt đầu mọc răng từ 6 tháng tuổi. Trẻ cũng học được việc kết hợp hàm, môi và lưỡi để tập động tác nhai. 

Trẻ ăn dặm từ tháng thứ mấy? Tín hiệu kỹ năng

Một tín hiệu quan trọng nữa để xác định việc ăn dặm cho trẻ chính là tín hiệu về kỹ năng. Đây là các kỹ năng cần thiết và liên quan trực tiếp tới việc ăn dặm của trẻ. Cụ thể đó là một số kỹ năng sau:

https://youtu.be/6GeVb0ajcUI

Trẻ ăn dặm từ tháng thứ mấy? Hướng dẫn tập ăn dặm đúng cách cho trẻ

  • Trẻ cần ngồi vững và phần cổ phải cứng.
  • Trẻ biết kết hợp hàm – môi – lưỡi để đón nhận, nhai và đẩy thức ăn xuống thực quản.
  • Trẻ biết đòi thức ăn khác ngoài sữa và tập đưa chúng vào miệng.
  • Trẻ biết cầm nắm thức ăn thành thục.
  • Trẻ biết nhìn và hướng tay, mắt về phía đồ ăn.
Trẻ ăn dặm từ tháng thứ mấy: Bé. biết cầm nắm đồ ăn
Trẻ ăn dặm từ tháng thứ mấy: Bé. biết cầm nắm đồ ăn

Trẻ ăn dặm từ tháng thứ mấy: Bé. biết cầm nắm đồ ăn

Khi trẻ có đủ 3 tín hiệu này, chứng tỏ trẻ đã sẵn sàng cho việc tập ăn dặm. Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra khuyến cáo: Trẻ nên tập ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi. Đây là thời điểm trẻ hoàn thiện về cả sinh lý và kỹ năng, đáp ứng tốt việc ăn bổ sung. Ba mẹ lưu ý nhé.

Hướng dẫn tập ăn dặm đúng cách cho trẻ

Bên cạnh vấn đề Trẻ ăn dặm từ tháng thứ mấy? thì cách cho trẻ ăn dặm đúng cách cũng rất được ba mẹ quan tâm.

Tập ăn dặm: Nguyên tắc chung

Để trẻ bước đầu có thể tập ăn bổ sung đúng cách, ba mẹ cần đảm bảo một số nguyên tắc chính như sau:

  • Về nhóm thực phẩm: Cơ bản, trẻ có thể tập ăn được đủ cả 4 nhóm thực phẩm tinh bột – chất đạm – chất béo – rau xanh và quả chín. Ăn dặm cần đầy đủ dinh dưỡng để trẻ phát triển toàn diện.
  • Về số lượng thực phẩm: Rất nhiều ba mẹ mắc phải sai lầm khi chuẩn bị một lượng thực phẩm quá nhiều cho trẻ tập ăn dặm. Thêm vào đó, do là thực phẩm mới lạ, nên bé cần thời gian làm quen và trải nghiệm nhiều hơn. Ba mẹ không nên quá kỳ vọng mà thúc ép trẻ ở giai đoạn này nhé.
  • Về độ thô: Trước 6 tháng, trẻ chỉ quen với những thức ăn dạng lỏng là sữa. Do đó, ba mẹ không nên vội vàng tăng ngay độ thô cho trẻ. Nguyên tắc chung là tăng từ từ, từ lỏng tới đặc để trẻ làm quen.

Tập ăn dặm: Hướng dẫn chế biến và lựa chọn thực phẩm

Trẻ ăn dặm từ tháng thứ mấy? và cách chế biến, lựa chọn thực phẩm cho trẻ tập ăn dặm như thế nào là câu hỏi được nhiều ba mẹ băn khoăn. Trẻ mới tập ăn bổ sung ba mẹ nên lựa chọn một số thực phẩm sau cho trẻ trải nghiệm:

Trẻ ăn dặm từ tháng thứ mấy: Một số thực phẩm
Trẻ ăn dặm từ tháng thứ mấy: Một số thực phẩm

Trẻ ăn dặm từ tháng thứ mấy: Một số thực phẩm

  • Nhóm tinh bột: Ba mẹ có thể chọn bột hoặc cháo rây mịn để tập ăn dặm cho trẻ. Lý do bởi tinh bột được tiêu hóa phần lớn ở miệng nhờ enzyme amylase. Nếu ba mẹ chọn loại tinh bột rắn, thô vượt quá khả năng nhai nghiền sẽ khiến trẻ khó tiêu.
  • Nhóm chất đạm: Đây là nhóm dễ xảy ra dị ứng ở trẻ. Do đó, ba mẹ hãy tập cho trẻ một số loại như thịt bò, thịt lợn, thịt gà, thịt bồ câu và lòng đỏ trứng trước nhé. 
  • Nhóm rau xanh: Trẻ có thể tập đa dạng khá nhiều thực phẩm trong nhóm rau xanh. Ba mẹ nên chọn cho trẻ những rau củ giàu chất dinh dưỡng như bí đỏ, cà rốt, bông cải xanh, rau bina,..
  • Nhóm chất béo: Đây lại là nhóm chất cần thiết và quan trọng với trẻ. Ba mẹ có thể sử dụng dầu oliu, dầu óc chó, dầu mè, mỡ gà,… cho trẻ nhé.

Các phương pháp ăn dặm phổ biến

Cùng với vấn đề Trẻ ăn dặm từ tháng thứ mấy, việc lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp với trẻ cũng rất được quan tâm bàn luận. Ba mẹ cùng điểm qua 3 phương pháp ăn dặm phổ biến cho trẻ hiện nay nhé.

Ăn dặm kiểu truyền thống

Ăn dặm kiểu truyền thống là phương pháp đã có từ ngày xưa và được các bà các mẹ truyền lại. Phương pháp này trẻ sẽ tập ăn dặm theo lộ trình: bột => cháo => cơm. Các nhóm tinh bột – đạm – rau xanh – dầu mỡ được chế biến trộn lẫn cùng nha. 

Thức ăn dặm theo cách truyền thống
Thức ăn dặm theo cách truyền thống

Thức ăn dặm theo cách truyền thống

Ăn dặm kiểu truyền thống có ưu điểm là trẻ được cung cấp khá đầy đủ về mặt dinh dưỡng. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là trẻ không được tập ăn thô sớm và không có trải nghiệm mùi vị của từng thực phẩm rõ ràng.

Ăn dặm kiểu Nhật

Phương pháp phổ biến thứ 2 là ăn dặm kiểu Nhật. Đây là phương pháp được học hỏi và cải biên của người Nhật. Trẻ ăn dặm theo phương pháp này sẽ có lộ trình ăn dặm cụ thể theo từng tháng tuổi.

Ưu điểm của ăn dặm kiểu Nhật là trẻ được trải nghiệm từng loại thực phẩm riêng biệt và có lộ trình tăng độ thô rõ ràng. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là yêu cầu sự cầu kì và khéo léo trong chuẩn bị bữa ăn dặm của mẹ. Sau khi đã giải đáp băn khoăn trẻ ăn dặm từ tháng thứ mấy thì mẹ nên bắt đầu cho bé tập ăn dặm kiểu Nhật nhé!

Ăn dặm bé chỉ huy

Ăn dặm bé chỉ huy là phương pháp trẻ được tự mình làm chủ bữa ăn. Ba mẹ chỉ là người chuẩn bị thực phẩm theo kích thước và độ thô phù hợp. Trẻ sẽ tự cầm nắm và ăn thực phẩm trẻ thích. Đây vừa là ưu điểm nhưng cũng là nhược điểm của phương pháp này. Trẻ ăn dặm theo bé chỉ huy cần có kỹ năng ăn thô tốt và sự giám sát để tránh hóc sặc trong bữa ăn từ ba mẹ.

Bé tự cầm nắm đồ ăn
Bé tự cầm nắm đồ ăn 

Bé tự cầm nắm đồ ăn

Với cả 3 phương pháp này, lời đáp cho vấn đề Trẻ ăn dặm từ tháng thứ mấy? đều là khi trẻ đủ 6 tháng. Ba mẹ có thể cân nhắc ưu nhược điểm và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với trẻ nhé.

Cách giúp bé ăn tiêu hoá tốt khi bé ăn dặm

Khi ăn dặm mẹ nên chuẩn bị hệ tiêu hóa ổn định cho bé để hấp thu tốt. Khi trẻ tập ăn thức ăn rắn, trẻ có thể bị khó tiêu do dạ dày không sản xuất đủ enzym để tiêu hóa thức ăn. Cốm tiêu hóa Amano Enzyme Gold sẽ giúp bé cải thiện tình trạng này. Lượng men tiêu hóa trong sản phẩm vừa đủ để hỗ trợ quá trình thủy phân thức ăn. Và hàm lượng men tiêu hóa sẽ không ảnh hưởng đến quá trình bài tiết men tiêu hóa của trẻ.

Thêm vào đó, hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ cũng được cải thiện theo thời gian nhờ các lợi khuẩn trong sản phẩm. Quá trình trao đổi chất cũng diễn ra mạnh mẽ hơn nhờ các vi chất dinh dưỡng như: khoáng chất, vitamin B, axit folic… Các chất này cũng giúp trẻ duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh. Amano Enzyme Gold – cốm tiêu hoá sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, hấp thu tốt hơn, phát triển toàn diện.

Cốm tiêu hoá Amano Enzym Gold tốt cho hệ tiêu hoá
Cốm tiêu hoá Amano Enzym Gold tốt cho hệ tiêu hoá

Cốm tiêu hoá Amano Enzym Gold tốt cho hệ tiêu hoá

Hy vọng bài viết đã giúp ba mẹ trả lời câu hỏi Trẻ ăn dặm từ tháng thứ mấy. Chúc ba mẹ có được những thông tin chuẩn khoa học, hữu ích và giúp trẻ tập ăn dặm thành công.

>> Xem thêm: Nên cho bé ăn dặm khi nào là tốt nhất?

>> Xem thêm: Khi nào mẹ cho bé ăn dặm 2 bữa mỗi ngày.

>> Xem thêm: Bổ sung men tiêu hoá cho trẻ sơ sinh.

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.