Nên cho bé ăn dặm khi nào? Đây là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ trẻ, đặc biệt là khi có con đầu lòng. Để chuyển từ giai đoạn bú mẹ sang giai đoạn ăn dặm, cần có một thời điểm phù hợp. Và mẹ cũng cần lưu ý về thực đơn để trẻ dễ thích nghi nhất.
Contents
1. Nên cho bé ăn dặm khi nào? – Thời điểm 6 tháng tuổi
Để trả lời cho câu hỏi: Nên cho bé ăn dặm khi nào? Các chuyên gia cho biết: thời điểm thích hợp nhất để bé làm quen với chế độ ăn dặm là khi tròn 6 tháng tuổi. Đây là một trong những cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển của trẻ.
1.1. Trẻ từ 6 tháng tuổi có hệ tiêu hóa hoàn thiện
Em bé sinh ra chưa thể có các chức năng tiêu hóa đầy đủ, do còn thiếu nhiều enzyme và lợi khuẩn. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo 6 tháng đầu trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn. Đó không chỉ là do sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt mà khi đó hệ tiêu hóa của trẻ chưa sẵn sàng để tiếp nhận nguồn thực phẩm khác.
Nên cho trẻ ăn dặm khi nào? – Khi ngoài 6 tháng tuổi
Trong vòng 6 tháng đầu, đường ruột của trẻ chứa rất nhiều enzyme lactase. Đây là một chất có công dụng phân giải và giúp cơ thể tiêu hóa được sữa mẹ. Tuy nhiên, khi trẻ càng lớn thì lượng enzyme này càng giảm và thay vào đó là các loại enzyme khác. Số lượng enzyme giúp phân giải protein, lipid, chất xơ, vitamin,… ngày càng tăng.
Đây là một quá trình chuyển biến của đường tiêu hóa. Điều này báo hiệu trẻ cần được chuyển sang giai đoạn ăn dặm. Vì vậy, với câu hỏi: Nên cho bé ăn dặm khi nào? thì lời khuyên là khi trẻ đã được 6 tháng tuổi.
1.2. Trẻ từ 6 tháng tuổi cần nhiều dưỡng chất hơn
Trẻ càng lớn thì nhu cầu dinh dưỡng càng tăng cao. Khi trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi, thì nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ sẽ không đủ để cung cấp cho con. Chuyển dần sang chế độ ăn dặm, cung cấp dưỡng chất cho bé từ các thực phẩm bên ngoài là điều cần thiết.
Nên cho bé ăn dặm khi nào là tốt nhất? Thực đơn ăn dặm cho trẻ
Nếu mẹ trì hoãn việc cho con ăn dặm thì có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Để có thể phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ, trẻ cần được cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ. Đó là từ thịt cá, rau củ, ngũ cốc,… Hơn nữa nhiều chất dinh dưỡng trong sữa mẹ không có thì trẻ cần được bổ sung từ bên ngoài.
2. Những lưu ý khi cho trẻ chuyển sang ăn dặm
Khi đặt ra câu hỏi: Nên cho bé ăn dặm khi nào? thì mẹ cũng nên chú ý đến phương pháp và thực đơn ăn dặm của trẻ. Nếu vội vàng, trẻ có thể gặp phải các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa.
2.1. Không nên cứng nhắc về thời điểm ăn dặm
Mặc dù thời điểm khuyến cáo ăn dặm là 6 tháng nhưng câu trả lời cho: Nên cho bé ăn dặm khi nào? với mỗi bé lại một khác. Mẹ hãy xem xét về thể trạng và các biểu hiện của con, để biết được trẻ đã sẵn sàng cho ăn dặm hay chưa.
Cha mẹ có thể cân nhắc cho trẻ ăn dặm khi:
+ Có thể bế được bé ngồi với đầu và lưng thẳng, cứng cáp: để thuận tiện cho hành động nhai nuốt, đảm bảo trẻ không bị sặc
+ Trẻ háo hức khi được cho đồ ăn và thực hiện được động tác nhai bằng nướu
Cho trẻ ăn dặm khi trẻ háo hức với đồ ăn
+ Trọng lượng cơ thể tăng gấp đôi so với khi mới sinh
+ Trẻ có nhu cầu ăn nhiều hơn thường ngày, thậm chí là khi đã cho bú 8-10 lần/ngày.
2.2. Nên cho trẻ làm quen dần với thức ăn
Cho trẻ làm quen dần với thức ăn là điều cần thiết vì hệ tiêu hóa đang quen với thức ăn dạng lỏng. Mẹ không nên cho bé chuyển hẳn sang chế độ ăn dặm mà nên xen kẽ với bú sữa. Đồng thời không nên cho con ăn thức ăn đặc hoặc rắn sẽ dẫn đến khó tiêu. Thay vào đó thức ăn mềm, được xay nhuyễn và dễ tiêu là phù hợp cho trẻ ăn dặm.
Ban đầu, mẹ nên nấu cháo bột trắng cho con. Sau đó, mẹ có thể cho thêm các loại rau củ đã được xay nhuyễn hoặc ép lấy nước. Tiếp theo có thể xen kẽ các bữa bột có thịt cá đã nghiền nhuyễn. Mẹ cần chú ý rằng, mỗi khi làm quen với món mới, hãy kiểm tra xem trẻ có bị dị ứng với loại thực phẩm đó hay không.
2.3. Hạn chế gia vị trong món ăn của con
Người lớn rất thích nêm gia vị cho món ăn thêm ngon miệng, nhưng với trẻ ăn dặm thì điều này lại không nên. Trong thực phẩm đã có sẵn một lượng đường, muối nên mẹ cần rất hạn chế cho thêm gia vị. Cho nhiều gia vị có thể khiến trẻ khó tiêu và đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa.
Như vậy, ngoài việc tìm hiểu về: Nên cho bé ăn dặm khi nào? mẹ cần nắm rõ những nguyên tắc khi cho con ăn dặm.
3. Thực đơn dinh dưỡng hoàn hảo cho bé ăn dặm
Mặc dù câu hỏi: Nên cho bé ăn dặm khi nào? đã được giải đáp nhưng với mỗi giai đoạn phát triển thì thực đơn của trẻ lại cần phải thay đổi cho phù hợp. Nếu không được cung cấp đủ dưỡng chất trẻ rất dễ bị còi xương, suy dinh dưỡng.
3.1. Dưỡng chất cần có trong món ăn dặm của bé
Tinh bột: Tinh bột rất dễ hấp thu và nhanh chóng chuyển thành năng lượng giúp trẻ hoạt động. Mẹ có thể bổ sung tinh bột cho con từ bột gạo, bột ngũ cốc,… để nấu thành bột hoặc cháo loãng.
Chất đạm: Chất đạm có vai trò duy trì năng lượng cho trẻ. Ban đầu, mẹ có thể nấu cháo cho trẻ bằng nước hầm xương. Sau đó có thể nấu trực tiếp với thịt, cá, tôm,… đã được xay nhuyễn.
Chất béo: Mặc dù cần hạn chế với trẻ nhỏ, nhưng chất béo vẫn cần thiết cho sự phát triển. Vì đã có sẵn trong các thực phẩm nên mẹ chỉ nên cho thêm 1 thìa cafe dầu ăn khi nấu bột hoặc cháo là đủ.
Chất xơ: Khi đã bổ sung thêm nhiều dưỡng chất thì chất xơ là cần thiết để đảm bảo đường ruột hoạt động trơn tru, trẻ không bị táo bón.
Bổ sung chất xơ vào thực đơn ăn dặm của con
Vitamin, Canxi, khoáng chất: Hãy cho trẻ ăn thêm rau củ, trái cây để bổ sung các loại vitamin và khoáng chất. Đồng thời trẻ cũng cần có thêm canxi từ sữa từ sữa mẹ hoặc sữa công thức để phát triển răng, xương.
3.2. Đề xuất các món ăn dặm cho trẻ theo tháng tuổi
Không chỉ với câu hỏi: Nên cho bé ăn dặm khi nào? mẹ còn đau đầu khi phải lựa chọn món ăn cho trẻ. Tùy thuộc vào từng tháng mà thực đơn của trẻ cũng cần thay đổi cho phù hợp.
Trẻ 6-7 tháng tuổi: Nên bắt đầu với bột gạo và các loại rau củ nghiền nhuyễn như: bơ, bí ngô, khoai lang, cà rốt, rau cải, rau ngót,…
Trẻ 7-9 tháng tuổi: Ngoài rau củ mẹ có thể cho thêm 1 chút thịt cá đã được nghiền nhuyễn: Cháo cá và cà rốt, cháo thịt gà bí đỏ, cháo tim gà rau cải, cháo thịt bò cải thảo,…
Trẻ hơn 9 tháng tuổi: Lúc này cháo của trẻ có thể ăn được cháo hột. Trẻ có thể đã mọc vài cái răng và có thể nhai gặm các thức ăn cứng hơn.
4. Bổ sung Amano Enzym Gold cho bé ăn dặm
Cùng với câu hỏi Nên cho bé ăn dặm khi nào thì các sản phẩm dùng kèm cho bé ăn dặm cũng là điều ba mẹ cần lưu tâm. Amano Enzym Gold là một sản phẩm phủ hợp để hỗ trợ tiêu hóa cho bé ăn dặm. Với 2 tỷ lợi khuẩn và các enzym thiết yếu, chúng giúp con tiêu hóa tốt hơn. Từ đó tránh được hiện tượng nôn trớ, tiêu chảy khi tập cho trẻ ăn dặm.
Tóm lại, Nên cho bé ăn dặm khi nào là mối quan tâm của nhiều bà mẹ. Trẻ ngoài 6 tháng tuổi có thể bắt đầu ăn dặm với những món đơn giản. Mẹ hãy chuẩn bị các món phong phú để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ.
>> Xem thêm: Vitamin D có trong thực phẩm nào?
>> Xem thêm: Bé 9 tháng cần bổ sung vitamin gì
>> Xem thêm: Bổ sung men tiêu hoá cho trẻ sơ sinh.
Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn
Tìm hiểu thêm thông tin y khoa