Trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ, số lần đi ngoài của bé có sự thay đổi rõ rệt từ khi bé mới chào đời đến giai đoạn đi học, trưởng thành. Căn cứ vào số lần đi ngoài của trẻ, cha mẹ có thể sơ bộ đánh giá và phát hiện những vấn đề sức khỏe mà trẻ đang gặp phải. Trẻ đi ngoài nhiều lần là một tình trạng khá phổ biến, có thể khắc phục bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có dùng thuốc. Thuốc đi ngoài cho bé sử dụng như thế nào để an toàn và hiệu quả? Hãy cùng nhau giải đáp câu hỏi này trong bài viết dưới đây.
Contents
Thuốc đi ngoài cho bé sử dụng khi nào?
Thông thường, số lần đi ngoài có sự khác nhau khi so sánh giữa các trẻ, điều này xuất phát từ cơ địa, đặc điểm thể trạng mỗi bé là khác nhau. Trẻ sơ sinh thường có số lần đi ngoài trong ngày dao động trong khoảng từ 4 – 10 lần, con số này giảm xuống còn 2 – 3 lần đối với trẻ trên 1 tháng tuổi và còn khoảng 1 – 2 lần/ngày, có khi cách ngày đối với trẻ trong độ tuổi đi học.
Trong trường hợp bé có tần suất đi ngoài tăng cao hơn bình thường (với bé trên 1 tuổi là trên 3 lần/ngày), cha mẹ cần chú ý quan sát các dấu hiệu đi kèm của trẻ để có thể hỗ trợ bé khắc phục đúng cách. Một số biểu hiện có thể gặp khi trẻ đi ngoài bao gồm:
- Trẻ đi ngoài phân lỏng, phân chứa toàn nước và có bọt, đôi khi có nhầy hoặc có dính máu, khối lượng phân có thể tăng so với thường ngày, phân lợn cợn và có mùi khó chịu
- Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, kêu đau bụng, nôn mửa ra thức ăn hoặc ra dịch vàng
- Bé có thể có sốt vừa hoặc sốt cao
- Trẻ đi ngoài nhiều kèm theo các dấu hiệu mất nước như:
- Mắt miệng khô, khô da, khát nước
- Trẻ đi tiểu ít hơn hoặc không đi tiểu trong vòng 4 – 6 giờ
- Da kém đàn hồi, mắt và thóp trũng ở trẻ nhỏ
- Trẻ có dấu hiệu lờ đờ, li bì, nặng hơn có thể co giật, hôn mê.
Thuốc đi ngoài cho bé sử dụng khi nào?
Nguyên nhân nào khiến cho bé bị đi ngoài?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đi ngoài ở trẻ nhỏ, hãy cùng chúng tôi điểm qua một số nguyên nhân phổ biến thường gặp dưới đây:
1. Trẻ đi ngoài do nhiễm trùng đường tiêu hóa
Hiện nay, tỷ lệ trẻ bị nhiễm trùng đường ruột do các chủng vi khuẩn, virus điển hình như E.coli, ký sinh trùng Giardia hay Rotavirus,… luôn ở mức cao. Các chủng này xâm nhập hệ thống tiêu hóa, cạnh tranh dinh dưỡng với các vi khuẩn có lợi tại đây.
Thuốc đi ngoài cho bé sử dụng như thế nào cho an toàn và hiệu quả
Đồng thời kích thích sinh độc tố làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, làm tăng nhu động ruột để đẩy thức ăn ra bên ngoài khi thức ăn chưa được tiêu hóa hết, dẫn đến tình trạng bé đi ngoài nhiều hơn, bị tiêu chảy kèm theo các dấu hiệu buồn nôn, mất nước hoặc dính máu trong phân.
2. Loạn khuẩn đường ruột khiến bé đi ngoài nhiều hơn
Một trong những lý do khiến cho trẻ em dễ bị loạn khuẩn đường ruột chính là sử dụng kháng sinh điều trị trong thời gian dài, điều này đã gây ra sự mất cân bằng số lượng vi khuẩn có lợi và hại trong đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng. Thức ăn được tiêu hóa không hoàn toàn sẽ bị nhu động ruột tăng đào thải gây đi ngoài ở trẻ.
3. Trẻ đi ngoài do cơ thể không đủ enzym tiêu hóa thức ăn
Việc thiếu hụt enzym tiêu hóa ở trẻ hiện nay cũng khá phổ biến, có thể do bẩm sinh hoặc do các tổn thương hệ thống tiêu hóa, có thể lấy ví dụ như tình trạng thiếu hụt men Lactase do ruột non bị tổn thương. Thiếu Lactase khiến cho cơ thể bé không phân cắt được đường Lactose trong sữa, tăng thải làm bé đi ngoài nhiều hơn bình thường.
Trẻ đi ngoài do cơ thể không đủ enzym tiêu hóa thức ăn
4. Bé đi ngoài do ngộ độc thực phẩm hoặc dị ứng đồ ăn
Cơ thể bé tương đối nhạy cảm, đặc biệt là bé có cơ địa dị ứng, rất dễ bị ảnh hưởng bởi các nhóm thực phẩm như hải sản hoặc các loại hạt đậu,… gây ngứa, nổi ban kèm theo đau bụng, đi ngoài. Ngộ độc thực phẩm không giống với dị ứng đồ ăn, xuất hiện khi mẹ cho bé ăn đồ ăn chưa nấu chín hoặc đồ ăn không đảm bảo vệ sinh, khiến bé đi ngoài sống phân, kèm theo nôn mửa, khó chịu.
5. Trẻ đi ngoài do các bệnh lý tiêu hóa khác
Bên cạnh các nguyên nhân thường gặp nêu trên, một số bệnh lý như hội chứng ruột kích thích, phẫu thuật cắt bỏ ruột hoặc bé bị viêm loét dạ dày cũng khiến cho bé hay bị đau bụng, đi ngoài nhiều hơn bình thường
Trẻ đi ngoài do các bệnh lý tiêu hóa khác
Thuốc đi ngoài cho bé sử dụng như thế nào cho an toàn và hiệu quả?
1. Thuốc đi ngoài cho bé có những loại nào?
Thông thường khi trẻ đi ngoài, một số nhóm thuốc đi ngoài cho bé được chỉ định gồm có:
- Dung dịch bù nước, bù điện giải Oresol: giúp khắc phục và làm giảm nguy cơ mất nước, mất khoáng khi trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày. Dung dịch Oresol luôn là giải pháp ưu tiên áp dụng mỗi khi bé bị tiêu chảy, tùy vào tình trạng mất nước của bé mà lượng Oresol cần bổ sung là khác nhau.
- Thuốc hấp phụ và bảo vệ niêm mạc ruột chứa thành phần chính là muối nhôm, muối magie: giúp gắn với protein thành ruột của trẻ để tạo thành một lớp màng mỏng bao lấy niêm mạc tiêu hóa, ngăn chặn sự bám dính và gây tổn thương đường tiêu hóa của các tác nhân có hại. Các thuốc nhóm này còn có khả năng hấp phụ độc tố của vi khuẩn đường ruột.
- Thuốc giúp cầm tiêu chảy, thường gặp nhất là Loperamid, giúp làm giảm nhu động thành ruột, đồng thời tăng sự co thắt ở hậu môn, giảm tiết dịch, giảm thể tích phân, giúp giảm số lần đi ngoài của trẻ.
- Thuốc kháng sinh cho trẻ đi ngoài do nhiễm khuẩn: có nhiều loại được chỉ định riêng cho từng trường hợp trẻ đi ngoài do các tác nhân khác nhau. Một số loại kháng sinh thông thường như Azithromycin, Erythromycin đi kèm với Metronidazol,…
Thuốc đi ngoài cho bé có những loại nào?
2. Lưu ý khi sử dụng thuốc đi ngoài cho bé
- Đối với các nhóm thuốc đi ngoài cho bé, đặc biệt là kháng sinh, mẹ không được tự ý sử dụng cho trẻ khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để hạn chế tình trạng kháng thuốc hoặc các tác dụng không mong muốn của thuốc cho trẻ.
- Chú ý sử dụng đúng cách, đúng liều lượng được hướng dẫn để đảm bảo an toàn cho bé.
- Trường hợp bé không cải thiện tình trạng đi ngoài sau dùng thuốc, hoặc bé có các dấu hiệu như co giật, hôn mê, mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám kịp thời.
Lưu ý khi sử dụng thuốc đi ngoài cho bé
3. Kết hợp sử dụng thuốc đi ngoài cho bé với các sản phẩm hỗ trợ
Bên cạnh việc sử dụng thuốc đi ngoài cho bé, men vi sinh Probiotics là một trong những lựa chọn an toàn và hiệu quả được nhiều mẹ lựa chọn cho trẻ đi ngoài. Các chế phẩm men vi sinh chứa hàm lượng lớn các lợi khuẩn đường tiêu hóa, giúp ổn định hệ vi sinh, điều hòa hoạt động tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng cho bé, giúp hỗ trợ bé đi ngoài bình thường, tăng đề kháng và phát triển khỏe mạnh.
Kết hợp sử dụng thuốc đi ngoài cho bé với các sản phẩm hỗ trợ
Men vi sinh của Nhật Amano Enzym Gold có chứa các enzyme tiêu hóa kết hợp bổ sung hàng tỷ bào tử lợi khuẩn có tác dụng nâng cao sức khỏe đường ruột, ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa, giúp bé đi ngoài bình thường. Đồng thời, các vitamin và khoáng chất có trong sản phẩm còn có tác dụng tăng cường đề kháng, giúp trẻ phát triển cân đối
Uống sau các bữa ăn, nên dùng theo lộ trình 3 – 6 hộp để đạt được hiệu quả tối ưu nhất cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Men vi sinh Amano Enzym Gold giải quyết tình trạng đi ngoài cho bé
Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn
Tìm hiểu thêm thông tin y khoa
Xem thêm Trẻ 2 tuổi bị đi ngoài nhiều lần trong ngày có biểu hiện gì?
Xem thêm Bé hay bị đi ngoài nguyên nhân do đâu? Thực phẩm chữa tiêu chảy mẹ cần biết
Xem thêm Trẻ bị đi ngoài ăn gì? Gợi ý các món mẹ chuẩn bị ngay để con nhanh khỏi
Xem thêm Mách mẹ cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón