Trẻ sơ sinh thường xuyên gặp phải các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa khiến cha mẹ vô cùng lo lắng, đặc biệt là tình trạng trẻ đi ngoài có nhầy. Vậy trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy nguyên nhân do đâu và có đáng lo không? Hãy lắng nghe giải đáp từ bác sĩ thông qua bài viết dưới đây.
Contents
Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy là gì?
Trẻ đi sơ sinh đi ngoài có nhầy là hiện tượng trong phân có lẫn chất nhầy quan sát được bằng mắt thường, các chất nhầy có dạng dây nhầy hoặc dạng thạch. Bình thường, các chất nhầy được sản xuất bởi hệ thống niêm mạc ruột, giúp phân di chuyển trơn tru và dễ dàng ra ngoài. Tuy nhiên, do một vài nguyên nhân khiến cơ thể trẻ tăng sản xuất lượng chất nhầy và đi ra ngoài theo phân, đồng thời trẻ có thể kèm theo một số dấu hiệu của một số bệnh lý khác nhau.
Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy là gì?
Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy nguyên nhân do đâu?
1. Trẻ đi ngoài có nhầy do chưa tiêu hóa và hấp thụ hết thức ăn
Ở trẻ sơ sinh, phân của trẻ lỏng, sủi bọt và có nhầy có thể do đường ruột bị kích thích khiến lượng đường trong sữa chưa được tiêu hóa hết. Đồng thời, đường ruột bị kích thích khiến thức ăn bị đẩy ra ngoài nhanh hơn và do đó có thể khiến các chất nhầy được đẩy ra cùng.
Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy có đáng lo – giải đáp từ bác sĩ
Bên cạnh đó, trẻ gặp hội chứng kém hấp thu cũng là nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài có nhầy. Khi đó trẻ không hấp thụ được các chất dinh dưỡng tại ruột non gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ, trẻ chậm tăng cân, suy dinh dưỡng.
2. Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy do virus Rota
Rotavirus có thể lây nhiễm qua việc tiếp xúc bề mặt, vật bị nhiễm bẩn. Khi xâm nhập vào cơ thể trẻ gây ra viêm dạ dày, nhiễm trùng đường ruột, tổn thương lớp lót niêm mạc ruột. Các tổn thương này khiến thức ăn không được hấp thụ hết gây tiêu chảy, phân có màu xanh lá cây kèm theo chất nhầy và có sốt, nôn mửa
Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy do virus Rota
3. Trẻ đi ngoài có nhầy do nhiễm khuẩn đường ruột
Nhiễm khuẩn đường ruột là một trong các nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ đi ngoài có nhầy. Thường do môi trường không đảm bảo vệ sinh khiến trẻ dễ bị các loại vi khuẩn như E. coli, Shigella, Salmonella, Campylobacter, Yersinia xâm nhập gây tiêu chảy; trẻ có biểu hiện sôi bụng, buồn nôn, đi ngoài nhiều lần trong ngày. Tình trạng đi ngoài ở trẻ dạng phân lỏng, nhớt và có bọt nhầy.
Trẻ đi ngoài có nhầy do nhiễm khuẩn đường ruột
4. Trẻ đi ngoài có nhầy do một số nguyên nhân khác
- Do trẻ bị dị ứng sữa: dị ứng sữa là phản ứng của cơ thể trẻ khi tiếp nhận một chất lạ vào cơ thể. Tình trạng này phụ thuộc vào loại sữa mà trẻ đang dùng, thời gian dùng sữa và cơ địa của trẻ. Khi bị dị ứng sữa trẻ thường đi ngoài có nhầy kèm theo nổi mề đay, cơ thể suy nhược và có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.
- Do sữa mẹ: Đối với các trẻ bú mẹ hoàn toàn thì sữa mẹ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng duy nhất của trẻ; vì vậy người mẹ cần phải hết sức chú ý đến chế độ ăn uống của mình. Khi mẹ ăn các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh ảnh hưởng đến chất lượng dòng sữa khiến con đi ngoài có nhầy.
- Trẻ bị lạnh bụng vào mùa đông khiến trẻ đi ngoài có nhầy kèm đau bụng, tiêu chảy, nôn ói.
Trẻ đi ngoài có nhầy do một số nguyên nhân khác
Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy?
Khi trẻ xuất hiện tình trạng đi ngoài có nhầy, mẹ có thể xử lý ngay như sau:
- Với trẻ đang bú mẹ hoàn toàn: mẹ cần chú ý thay đổi chế độ dinh dưỡng của mình hằng ngày, mẹ nên ăn các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, sữa chua, nước dừa, trái cây và rau củ giúp bổ sung thêm nhiều khoáng chất, cho trẻ cải thiện nhanh tình trạng đi ngoài có nhầy. Đồng thời mẹ cũng nên hạn chế ăn các đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh.
- Với trẻ dùng sữa công thức: cha mẹ nên cho trẻ làm quen từ từ với sữa; nếu tình trạng này không giảm thì cha mẹ có thể đổi loại sữa khác cho trẻ, nên lựa chọn các loại sữa giúp trẻ dễ tiêu hóa.
- Trường hợp bé đi ngoài có nhầy kèm tiêu chảy, thì mẹ cần bù nước cho trẻ, cho trẻ tăng cường bú mẹ hoặc có thể sử dụng dung dịch bù điện giải oresol cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ.
- Nếu trẻ đi ngoài có nhầy do chưa tiêu hóa hết thức ăn có thể sử dụng men tiêu hóa cho trẻ. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại men tiêu hóa phù hợp với trẻ.
- Bổ sung men vi sinh cho trẻ trong trường hợp nhiễm khuẩn đường ruột, giúp thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm nhanh tình trạng nhiễm khuẩn và đi ngoài có nhầy.
Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy?
Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy có đáng lo?
Trẻ đi ngoài có nhầy có thể là biểu hiện của các bất thường tại đường tiêu hóa. Tình trạng này nếu không khắc phục kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng. Cha mẹ cũng không cần quá lo lắng mà cần bình tĩnh xác định rõ nguyên nhân để khắc phục kịp thời khi trẻ còn ở mức độ nhẹ.
Cha mẹ cần chú ý theo dõi trẻ và đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế khi trẻ có dấu hiệu:
- Đi ngoài phân nhầy kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm
- Trẻ sốt cao
- Trong phân có máu
- Trẻ có biểu hiện mất nước: môi khô, tiểu ít, không khóc ra nước mắt, không tỉnh táo.
Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy có đáng lo?
Bài viết trên đây trình bày một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy và hướng xử lý mẹ cần làm khi trẻ gặp phải trình trạng này. Theo các chuyên gia, trẻ đi ngoài có nhầy có thể là biểu hiện của một số vấn đề tại đường tiêu hóa, nếu không khắc phục kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, mẹ không nên quá lo lắng mà cần tìm nguyên nhân để có hướng xử trí sớm nhất có thể.
Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn
Tìm hiểu thêm thông tin y khoa
Xem thêm Trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy bác sĩ điểm mặt nguyên nhân sau
Xem thêm Bụng kêu ọt ọt nguyên nhân dấu hiệu và giải pháp hợp lý từ chuyên gia
Xem thêm Thuốc cầm tiêu chảy nhanh nhất ở trẻ em những giải pháp bảo vệ bé