Trẻ bị đi ngoài ăn gì? Gợi ý các món mẹ chuẩn bị ngay để con nhanh khỏi

Trẻ em rất hay bị đi ngoài. Một ngày khi thấy con tự nhiên đi lỏng, phân nhiều nước và lổn nhổn, chắc hẳn mẹ sẽ rất lo lắng. Mẹ không biết do đồ ăn không hợp hay con đang bị làm sao. Vấn đề khó hơn nữa là nên cho trẻ bị đi ngoài ăn gì để nhanh khỏi và có cần phải tránh thực phẩm nào không? Tất cả những thắc mắc này của mẹ sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Contents

Biểu hiện trẻ bị đi ngoài?

Trẻ đi ngoài nhẹ thường chỉ có biểu hiện đi ngoài phân lỏng, nhiều nước, có khi lẫn màu đồ ăn. Một số trẻ sẽ kèm theo chán ăn và khó chịu trong người.

Đây là cách cơ thể loại bỏ các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, khi phản ứng này quá mạnh mẽ trẻ có thể bị tiêu chảy kéo dài từ vài ngày đến 1 tuần. Tiêu chảy có thể kèm theo sốt, buồn nôn, nôn, chuột rút, mất nước hoặc nổi ban.

Tre-bi-di-ngoai-an-gi

Trẻ đi ngoài nhẹ thường chỉ có biểu hiện đi ngoài phân lỏng

Trong đó, mất nước là dấu hiệu cần được chú ý nhiều nhất. Mất nước nặng rất nguy hiểm. Ngoài việc gây nên tình trạng mất chất lỏng và điện giải, mất nước còn có thể khiến trẻ bị co giật, tổn thương não và thậm chí là tử vong.

Cha mẹ có thể phát hiện tình trạng mất nước của con thông qua các biểu hiện dưới đây:

– Chóng mặt, choáng váng

– Miệng khô, dính

– Nước tiểu màu vàng đậm, ít nước tiểu hoặc trẻ bí tiểu

– Da khô, véo da đàn hồi kém

– Ngủ li bì

– Trẻ mệt mỏi, thiếu năng lượng.

Trẻ bị đi ngoài ăn gì? Gợi ý các món mẹ chuẩn bị ngay để con nhanh khỏi

Khi các triệu chứng kể trên xuất hiện và không có dấu hiệu hồi phục. Cha mẹ cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Vì sao trẻ bị đi ngoài?

Trẻ bị đi ngoài có thể do rất nhiều nguyên nhân. Đôi khi chỉ đơn giản là đồ ăn của trẻ không phù hợp. Cũng có trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn đường tiêu hoá dẫn đến tình trạng tiêu chảy. Dưới đây là một số nguyên nhân hay gặp.

– Do nhiễm trùng.

Ví dụ trẻ nhiễm virus rota, vi khuẩn salmonella, và ký sinh trùng. Trong đó, virus là nguyên nhân phổ biến nhất. Trẻ bị tiêu chảy do virus ngoài đi ngoài phân lỏng, đầy nước còn kèm theo các triệu chứng của bệnh nhiễm trùng. Đó là các biểu hiện đau bụng, nôn, đau đầu và sốt.

Xem thêm CÁCH CHĂM SÓC TRẺ SỐT MỌC RĂNG TỪ BÁC SĨ

– Do thuốc nhuận tràng hoặc thuốc kháng sinh. 

Đây là những loại thuốc được dùng phổ biến ở trẻ. Và nó có thể trở thành thủ phạm khiến trẻ bị tiêu chảy.

Tre-bi-di-ngoai-an-gi

Thuốc có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị đi ngoài

Thuốc nhuận tràng thường dùng trong điều trị táo bón nhờ cơ chế kích thích tăng nhu động ruột, giúp đại tiện dễ dàng. Tuy nhiên nếu cha mẹ sử dụng không đúng sẽ khiến nhu động ruột bị tăng co bóp quá mức. Hậu quả là trẻ bị tiêu chảy, mất nước và điện giải. Vì lý do này mà các thuốc nhuận tràng kích thích chỉ là lựa chọn cuối cùng cho trẻ táo bón. Các biện pháp an toàn hơn được ưu tiên là thay đổi chế độ ăn, lối sống và sử dụng các thực phẩm cung cấp chất xơ và men vi sinh cho trẻ.

Thuốc kháng sinh là các thuốc dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Thông thường, các mẹ hay mua kháng sinh cho trẻ khi thấy con khò khè, sổ mũi, cúm hoặc cảm lạnh. Nhưng mẹ có biết, hầu hết các trường hợp này đều do virus gây ra và kháng sinh không hề có tác dụng. Khi đó, kháng sinh sẽ là con dao hai lưỡi tiêu diệt cả các vi khuẩn có lợi sinh sống trong đường ruột của trẻ. Điều này dẫn tới hệ vi sinh mất cân bằng và trẻ đi ngoài phân lỏng.

– Do ngộ độc thực phẩm. 

Đây cũng là một nguyên nhân hay gặp, đặc biệt khi trẻ ở tuổi mầm non và khó để kiểm soát những gì trẻ ăn. Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm diễn ra rất nhanh, thường chỉ trong vòng 1 ngày.

– Các nguyên nhân khác khiến trẻ bị đi ngoài.

Một số tình trạng bệnh lý có thể là nguyên nhân dẫn tới trẻ đi ngoài phân lỏng. Ví dụ như bệnh ruột kích thích, bệnh celiac, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, hoặc dị ứng thực phẩm.

Đối với các trường hợp này, trẻ cần đi khám để tìm ra nguyên nhân thực sự và điều trị phù hợp.

Trẻ bị đi ngoài ăn gì để nhanh khỏi?

Khi trẻ bị đi ngoài, việc chọn thực phẩm cho trẻ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Hệ tiêu hoá của trẻ đang bị tổn thương nên nếu đồ ăn không phù hợp sẽ càng làm nặng thêm tình trạng của trẻ. Những thực phẩm tốt cho trẻ bị đi ngoài là loại dễ tiêu hoá, dễ ăn và cung cấp đủ dinh dưỡng. Đồ ăn có thêm 1 ít muối sẽ giúp bổ sung chất điện giải natri và chloride bị mất đi qua phân. Dưới đây là những loại thực phẩm tốt cho trẻ bị đi ngoài.

Tre-bi-di-ngoai-an-gi

Trẻ bị đi ngoài nên ăn thực phẩm dễ tiêu hoá và đủ dinh dưỡng

– Chất lỏng mặn (có thể chứa kali) như nước canh, nước cháo muối, hoặc dung dịch bù nước và điện giải như oresol.

– Thực phẩm ít chất xơ như cơm, mì, lúa mì, bơ đậu phộng, pho mát, nước ép trái cây, rau nấu chín như cà rốt hoặc đậu xanh, thịt nạc như thịt gà, thịt bò.

– Thực phẩm khác như chuối, nước sốt táo, bánh pancake, và các sản phẩm từ sữa ít béo.

Đối với trẻ bị đi ngoài, mẹ hãy chế biến lỏng và chia thành nhiều bữa cho trẻ. Khuyến khích trẻ ăn nhiều để có đủ dưỡng chất mẹ nhé.

Trẻ bị đi ngoài kiêng ăn gì?

Bên cạnh các thực phẩm nên ăn thì mẹ cũng cần chú ý tránh cho con các loại sau đây.

– Thực phẩm nhiều đường.

Nước ngọt, nước uống đóng lon, hoa quả sấy khô chứa nhiều đường có thể làm nặng thêm tình trạng đi ngoài và khiến trẻ lâu khỏi. Do đó, mẹ không nên cho con dùng các loại thực phẩm này nhé.

– Thực phẩm nhiều chất béo.

Nên tránh cho trẻ ăn khoai tây chiên, bánh ngọt đến khi hết tiêu chảy. Các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói cũng nên hạn chế.

Tre-bi-di-ngoai-an-gi

Trẻ bị đi ngoài nên hạn chế thực phẩm nhiều chất béo

– Thực phẩm nhiều chất xơ.

Súp lơ, ngô và đậu hà lan là những loại giàu chất xơ và có thể khiến tiêu chảy nặng hơn. Vì vậy, trong thời gian trẻ bị tiêu chảy mẹ không nên chuẩn bị những món này.

– Thực phẩm chứa caffeine.

Caffeine cũng có tác dụng nhuận tràng nên không tốt cho trẻ bị tiêu chảy. Do đó, mẹ nên để những thực phẩm chứa caffeine như cà phê, chè, sôcôla khỏi tầm mắt của trẻ nhé.

Đến đây chắc mẹ cũng đã rõ nên cho trẻ bị đi ngoài ăn như thế nào rồi đúng không? Mẹ đừng quá lo lắng, trẻ rất hay bị đi ngoài do hệ tiêu hoá của con còn non nớt. Khi đó, một chế độ ăn hợp lý dễ tiêu hoá và đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp con nhanh chóng cải thiện tình trạng này.

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.