Rối loạn tiêu hóa có sốt không, nên uống thuốc khi bị rối loạn tiêu hóa?

Rối loạn tiêu hóa là một trong những vấn đề sức khỏe khá phổ biến, có thể xuất hiện mọi độ tuổi từ trẻ sơ sinh đến người trưởng thành, người cao tuổi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa, cũng có nhiều biện pháp khác nhau để cải thiện vấn đề này. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng nhau giải đáp câu hỏi “Rối loạn tiêu hóa có sốt không?” và cùng tìm hiểu về một số thuốc có thể dùng cải thiện các rối loạn tiêu hóa hiệu quả. 

Contents

Rối loạn tiêu hóa là gì? Rối loạn tiêu hóa có sốt không?

Rối loạn tiêu hóa là hội chứng xuất hiện do các cơ vòng trong hệ tiêu hóa bị co thắt, thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ khi ăn các loại thực phẩm kém vệ sinh hoặc thức ăn lạ khiến dạ dày không dung nạp, cũng có thể xuất hiện do các viêm nhiễm, nhiễm trùng đường tiêu hóa.

Các dấu hiệu thường gặp khi người bệnh bị rối loạn tiêu hóa gồm có:

  • Đau bụng: cơn đau bụng thường ở vị trí vùng bụng dưới, bên trái, có thể âm ỉ hoặc đau quặn bụng, đau dữ dội đột ngột. Cơn đau có thể kéo dài, xuất hiện ở các vị trí khác, một số trường hợp lan cả phía sau lưng khiến người bệnh đau đớn, khó chịu.
  • Rối loạn đại tiện: rối loạn tiêu hóa gây ra các rối loạn đại tiện tiến triển chậm, sau đó nặng dần lên theo thời gian nếu không được phát hiện và xử lý an toàn. Người bệnh thường xuất hiện các cơn đau nặng bụng theo từng cơn, đau táo bón hoặc tiêu chảy tùy thời điểm và có thể xen kẽ, khiến việc đi ngoài không diễn ra như bình thường.

Xem thêm Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa phải làm sao?

  • Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu: người bệnh có dấu hiệu căng chướng bụng, ợ hơi liên tục, ợ chua, đắng miệng hoặc buồn nôn. Tình trạng ợ hơi, ợ nóng thường nặng hơn khi người bệnh sử dụng các loại thức ăn cay nóng, đồ chua.
  • Nôn mửa: hệ tiêu hóa rối loạn khiến khả năng phân giải và hấp thu thức ăn gặp vấn đề, dạ dày không đủ chỗ chứa thức ăn gây kích thích nhu động đẩy thức ăn ngược trở lại thực quản, gây nôn.

Rối loạn tiêu hóa có sốt không, nên uống thuốc khi bị rối loạn tiêu hóa?

  • Sốt: trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể kèm sốt vừa hoặc cao nguyên nhân bắt nguồn từ nhiễm khuẩn, nhiễm virus hoặc nhiễm nấm đường tiêu hóa. Tuy nhiên, sốt không phải là một biểu hiện điển hình và thường gặp khi bị rối loạn tiêu hóa. Sốt có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng viêm hoặc một số bệnh lý nhiễm trùng khác, là cơ chế của phản ứng nội sinh tự nhiên trong cơ thể.

Rối loạn tiêu hóa nguyên nhân do đâu?

1. Chế độ ăn kém khoa học dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa

Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa ở cả người lớn và trẻ nhỏ:

  • Ăn thực phẩm chưa được chế biến sạch, thức ăn ôi thiu hoặc để lâu ngày, các thức ăn chế biến sẵn không hợp vệ sinh,… tạo điều kiện thuận lợi để các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus hay các ký sinh trùng xâm nhập vào đường tiêu hóa. Việc này gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây ra các rối loạn tiêu hóa và hấp thu.
  • Lạm dụng bia rượu, chất kích thích là yếu tố nguy cơ dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Bởi rượu bia có thể làm giảm lượng enzym tiêu hóa trong ruột, gây tổn thương niêm mạc ruột, kích thích nhu động ruột.

Chế độ ăn kém khoa học dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa

Chế độ ăn kém khoa học dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa

2. Căng thẳng, stress kéo dài tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa

Tình trạng căng thẳng kéo dài làm tăng sản sinh hormone Serotonin gây tăng nguy cơ rối loạn hệ tiêu hóa, làm cản trở lưu thông máu tại hệ thống ruột, đồng thời ảnh hưởng đến sự co bóp và bài tiết dịch tiêu hóa ở dạ dày. Khi thức ăn lưu giữ lâu tại ruột sẽ gây ra tình trạng táo bón, ngược lại khi thức ăn tăng thải qua phân và giảm thời gian lưu tại dạ dày, người bệnh gặp tình trạng tiêu chảy.

Căng thẳng, stress kéo dài tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa

Căng thẳng, stress kéo dài tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa

3. Chế độ sinh hoạt hàng ngày không hợp lý tăng nguy cơ tổn thương đường ruột

Tập luyện thể thao khoa học sẽ giúp cải thiện thể chất và hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Tuy nhiên, vận động quá sức, đặc biệt là vận động khi ăn no có thể làm tăng nguy cơ tổn thương cơ vòng đường ruột, gây ra các rối loạn tiêu hóa.

4. Do bệnh lý hoặc lạm dụng kháng sinh tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa

Các bệnh lý đường tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm loét tá tràng, viêm đại tràng cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng chướng bụng, tiêu chảy, đầy hơi,…

Ngoài ra, sử dụng kháng sinh trong thời gian kéo dài cũng gây tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa do kháng sinh vô tình tiêu diệt một lượng vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và gây ra một loạt các rối loạn sau đó.

Do bệnh lý hoặc lạm dụng kháng sinh tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa

Do bệnh lý hoặc lạm dụng kháng sinh tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa nên uống thuốc gì?

Dưới đây là một số nhóm thuốc thường được sử dụng để cải thiện các rối loạn tiêu hóa, bao gồm:

1. Thuốc cải thiện tình trạng đầy chướng bụng, khó tiêu

Khi bị rối loạn tiêu hóa, một số thuốc thường được kê để giảm đầy chướng bụng, căng bụng như:

  • Maalox chứa các muối nhôm, magnesi với tác dụng giảm ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, hỗ trợ tiêu hóa.
  • Domperidon: có tác dụng điều hòa và ổn định nhu động ruột, đẩy thức ăn xuống dạ dày và hỗ trợ bệnh nhân rối loạn tiêu hóa đang bị táo bón, nôn mửa. Tuy nhiên, Domperidon không được dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

2. Thuốc trị tiêu chảy

  • Loperamid: là thuốc có tác dụng giảm tiêu chảy gây ra do rối loạn tiêu hóa.
  • Oresol: là dung dịch bù nước, bù khoáng khi người bệnh đi ngoài nhiều lần và kéo dài.
  • Berberin: có tác dụng kích thích tiết mật, có khả năng kháng khuẩn, hạn chế tác động của các vi khuẩn gây rối loạn tiêu hóa.

3. Kháng sinh trị nhiễm khuẩn

Trường hợp bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn, bác sĩ thường chỉ định các loại kháng sinh phù hợp. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh cũng nên rất cẩn trọng, do có thể ảnh hưởng đến vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa, lâu dài có thể làm nặng hơn các rối loạn tiêu hóa.

4. Sử dụng men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa

Các sản phẩm men vi sinh hiện nay có chứa hàm lượng lớn các bào tử lợi khuẩn, đưa vào cơ thể có tác dụng cân bằng hệ vi khuẩn chí đường ruột, hạn chế các rối loạn tiêu hóa gây ra bởi các vi khuẩn có hại. Ngoài ra, các chế phẩm men vi sinh cũng thường chứa thêm nhiều vitamin và khoáng chất, hỗ trợ tăng cường đề kháng và giảm nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa hiệu quả.

Sử dụng men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa

Sử dụng men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.