Hệ tiêu hóa đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với tất cả các đối tượng, từ trẻ nhỏ đến người trưởng thành, người cao tuổi. Bất cứ nguyên nhân nào gây tổn thương đường tiêu hóa cũng có thể gây ra nhiều tác động bất lợi đối với sức khỏe, đặc biệt là với trẻ nhỏ trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển, và nhiễm trùng tiêu hóa là một trong số đó. Đâu là nguyên nhân gây nhiễm khuẩn tiêu hóa ở trẻ? Cha mẹ nên cho trẻ ăn gì để cải thiện tình trạng trên? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc trên cụ thể.
Contents
Nhiễm khuẩn tiêu hóa ở trẻ em do đâu?
Nhiễm khuẩn tiêu hóa là một bệnh lý rất thường gặp đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khi hệ thống tiêu hóa bị ảnh hưởng sau thời gian ủ bệnh của các tác nhân bất lợi xâm nhập như virus, vi khuẩn, hay nấm, ký sinh trùng,… Trẻ bị nhiễm trùng đường tiêu hóa ở nhiều mức độ khác nhau tùy theo tác nhân gây bệnh cũng như đáp ứng cơ địa của trẻ, tuy nhiên nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy hiểm tính mạng. Các thống kê gần đây cho thấy, tỷ lệ trẻ tử vong do nhiễm trùng tiêu hóa ngày một tăng cao.
Các tác nhân gây nhiễm trùng đường ruột ở trẻ bao gồm:
– Tác nhân là virus:
- Rotavirus gây tiêu chảy hàng đầu cho trẻ tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.
- Astrovirus: tác nhân gây bùng phát tiêu chảy ở người
Nhiễm khuẩn tiêu hóa ở trẻ em do đâu? Nhiễm trùng tiêu hóa nên ăn gì?
– Tác nhân là vi khuẩn:
- Vi khuẩn đường ruột E.coli gây kiết lị, tiêu chảy, khiến trẻ đi ngoài phân lỏng, dính máu.
- Trực khuẩn Salmonella gây co thắt dạ dày, đi ngoài sống phân
- Clostridium Difficile khiến trẻ bị tiêu chảy, viêm đại tràng giả mạc
- Trực khuẩn Shigella gây bệnh lỵ và một số bệnh lý dạ dày
Xem thêm Thực phẩm chức năng giúp bé tăng cân
– Tác nhân là ký sinh trùng: phổ biến nhất là Giardia Lamblia gây ra các nhiễm trùng ruột non.
Các tác nhân kể trên có thể thông qua việc trẻ tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm, nước sinh hoạt bẩn, các vật dụng dùng chung với người bệnh hoặc thức ăn được chế biến không hợp vệ sinh để đi vào hệ thống tiêu hóa. Tại đây, vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng kích thích bài tiết độc tố, phát triển nhanh trong ruột, độc tố hút nước và điện giải làm tổn thương lớp bảo vệ thành ruột là lớp niêm mạc. Mỗi loại tác nhân có thể tác động đến cơ thể trẻ ở nhiều mức độ khác nhau.
Nhiễm khuẩn tiêu hóa ở trẻ em do đâu?
Nhiễm khuẩn tiêu hóa ở trẻ có triệu chứng gì?
Một số triệu chứng phổ biến thường xuất hiện ở trẻ bị nhiễm trùng đường ruột gồm có:
1. Đau bụng là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiêu hóa
Đây là biểu hiện đa số trẻ đều gặp phải, trẻ có thể bị đau âm ỉ hoặc đau co thắt, quặn thành từng cơn vùng bụng quanh rốn. Các cơn đau diễn ra liên tục, thường cứ mỗi 3 – 5 phút trẻ nhỏ lại có dấu hiệu quấy khóc, có thể ôm bụng, cong lưng và nắm chặt tay chân nên mẹ cần quan sát kỹ lưỡng biểu hiện của trẻ. Trẻ lớn hơn có thể nói với bố mẹ về cơn đau bụng. Các cơn đau thường xuyên khiến cho trẻ mệt mỏi, khó chịu, không thể sinh hoạt bình thường, mất sức.
Đau bụng là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiêu hóa
2. Tiêu chảy, tăng số lần đi ngoài
Là một trong các dấu hiệu cho thấy cơ thể trẻ đang mắc các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa. Khi lớp niêm mạc ruột bị tổn thương, chức năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn không được tiến hành như bình thường, thức ăn sẽ bị ruột tăng nhu động để kích thích đào thải ra bên ngoài, khiến bé đi ngoài nhiều hơn kèm theo tình trạng sống phân, phân lợn cợn hoặc chỉ toàn nước.
Tiêu chảy, tăng số lần đi ngoài
3. Mất cảm giác ngon miệng do suy giảm chức năng tiêu hóa
Đối với bé bị nhiễm trùng đường tiêu hóa có các biểu hiện tiêu chảy, mất sức, bé sẽ cảm thấy chán ăn, ăn uống không còn ngon miệng dù là các món bé thích. Nếu cha mẹ càng ép bé ăn trong thời gian này, hệ tiêu hóa càng có nguy cơ bị quá tải, tình trạng nhiễm trùng không những không cải thiện mà còn có thể diễn biến nặng hơn, gây suy giảm chức năng tiêu hóa rõ rệt.
Xem thêm Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột uống thuốc gì, nên ăn gì?
4. Nôn mửa, có thể có sốt do nhiễm trùng tiêu hóa
Khi trẻ bị nhiễm trùng do một số tác nhân gây bệnh lỵ, do E.coli hay Salmonella, trẻ thường có dấu hiệu sốt cao. Đây là phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể chống lại các tác nhân có hại từ bên ngoài, trẻ dễ bị nóng sốt, kèm theo đó là cáu kỉnh, quấy khóc, nôn ói khi nhìn thấy thức ăn.
Nôn mửa, có thể có sốt do nhiễm trùng tiêu hóa
Trẻ bị nhiễm trùng tiêu hóa nên ăn gì?
1. Nhóm tinh bột dễ tiêu hóa, phục hồi thể lực
Tinh bột là thành phần dinh dưỡng không thể bỏ qua trong các bữa ăn của trẻ. Trẻ bị nhiễm trùng đường ruột nên bổ sung các dạng tinh bột dễ tiêu hóa như:
- Bánh mì trắng, hạn chế cho trẻ ăn các loại bánh có nhiều hương liệu.
- Bánh quy không nhân
- Các loại bún, mì để dễ tiêu hóa, tuy nhiên hạn chế cho bé ăn mì tôm
- Bột ngũ cốc, yến mạch chứa các loại hạt giàu chất xơ và acid amin tự nhiên.
Nhóm tinh bột dễ tiêu hóa, phục hồi thể lực
2. Rau xanh, hoa quả tươi cải thiện chức năng tiêu hóa
Một số loại rau xanh giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và hồi phục tổn thương đường tiêu hóa cho bé như cải bó xôi, rau măng tây hay các loại củ như bí đỏ, cà rốt, khoai tây hay cà chua, cung cấp vitamin và khoáng chất để tăng đề kháng cho trẻ.
Các loại quả như cam, bưởi, chuối, bơ, … chứa nhiều vitamin hỗ trợ chức năng miễn dịch chống lại tác nhân gây nhiễm khuẩn, giúp làm lành các vết loét đường tiêu hóa cho trẻ.
Rau xanh, hoa quả tươi cải thiện chức năng tiêu hóa
3. Chất béo cải thiện khả năng hấp thu dinh dưỡng
Các loại chất béo lành tính, dầu thực vật như dầu cải, dầu đậu nành hoặc chất béo từ các loại cá biển như cá thu, cá hồi,… nên được bổ sung cho trẻ với hàm lượng phù hợp để cải thiện khả năng hấp thu dinh dưỡng, đặc biệt là hấp thu các vitamin tan trong dầu cần cho sức đề kháng.
4. Sữa chua và các loại thực phẩm lên men chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa
Trong sữa chua hay các dạng thực phẩm lên men có chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa, tạo lớp hàng rào ngăn không cho vi khuẩn, virus hay kí sinh trùng xâm nhập và gây tổn thương đến đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, sữa chua cũng giúp kích thích tiêu hóa và hấp thu thức ăn hiệu quả, giúp tăng cảm giác ngon miệng khi ăn cho trẻ.
Sữa chua và các loại thực phẩm lên men chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa
5. Kết hợp bổ sung men vi sinh cho bé giúp tăng cường chức năng bảo vệ đường tiêu hóa
Các nghiên cứu dinh dưỡng đã chỉ ra rằng, lượng Probiotics mà men vi sinh cung cấp cho cơ thể trẻ mang lại hiệu quả cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp tăng cường chức năng bảo vệ đường tiêu hóa và điều chỉnh đáp ứng của cơ thể bé đối với các tác nhân gây bệnh xâm nhập. Men vi sinh đã dần trở nên phổ biến hiện nay, là một trong những giải pháp khắc phục nhiễm trùng tiêu hóa nhanh chóng và hiệu quả được nhiều cha mẹ áp dụng.
Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn
Tìm hiểu thêm thông tin y khoa