Rối loạn điện giải là bệnh gì? Các triệu chứng của rối loạn điện giải

Chất điện giải là các nguyên tố, hợp chất tồn tại trong cơ thể, có vai trò ổn định và kiểm soát chức năng sinh lý cũng như các hoạt động của tế bào. Trong trường hợp hệ điện giải bị rối loạn có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng. Vậy làm cách nào để nhận biết rối loạn điện giải, liệu tình trạng này có nguy hiểm hay không? Hãy cùng nhau đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây. 

Contents

Rối loạn điện giải là bệnh gì? Rối loạn điện giải có nguy hiểm không?

Chất điện giải là các khoáng chất bao gồm natri, kali, clorua, magnesi, phosphate,…. có mặt ở hầu khắp các nơi trong cơ thể: trong máu, nước tiểu và các dịch thể khác. Ngoài ra, các chất điện giải cũng được bổ sung vào cơ thể thông qua thực phẩm ăn hàng ngày, qua nước uống hoặc các dạng thực phẩm bổ sung.

Các chất điện giải có là các chất phân cực, hòa tan trong dịch cơ thể thành các ion mang điện, di chuyển được qua lại màng tế bào, đảm nhận nhiều vai trò quan trọng đối với hệ cơ, hệ thần kinh, giúp duy trì cân bằng nội môi và ổn định pH máu, ổn định huyết áp.

Rối loạn điện giải là tình trạng mất cân bằng hàm lượng các chất khoáng kể trên trong cơ thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như chế độ dinh dưỡng không phù hợp, hoặc sức đề kháng kém khi bị ốm hoặc đang mắc các bệnh lý toàn thân.

Các nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị rối loạn điện giải gồm:

  • Người bị chấn thương, bỏng, gãy xương.
  • Bệnh nhân xơ gan, uống nhiều rượu.
  • Người bệnh suy tim sung huyết.
  • Người mắc các bệnh lý tuyến giáp, tuyến cận giáp.

Các rối loạn điện giải mức độ nhẹ thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu tình trạng rối loạn điện giải diễn ra trong thời gian dài mà không được phát hiện và xử trí kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm trên hô hấp, tuần hoàn, ảnh hưởng đến tính mạng và có thể gây tử vong.

Rối loạn điện giải là bệnh gì? Rối loạn điện giải có nguy hiểm không?

Rối loạn điện giải là bệnh gì? Rối loạn điện giải có nguy hiểm không?

Các triệu chứng của rối loạn điện giải

Đối với rối loạn điện giải mức độ nhẹ thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào khác thường, chỉ có thể nhận thấy thông qua các xét nghiệm máu. Các triệu chứng bắt đầu xuất hiện rõ ràng hơn khi mức độ mất cân bằng điện giải trở nên nghiêm trọng hơn, bao gồm:

1. Dấu hiệu mất nước khi mất cân bằng điện giải

Triệu chứng mất nước khi mất cân bằng điện giải cũng rất đa dạng, phụ thuộc vào loại chất điện giải và tình trạng thừa hay thiếu điện giải của cơ thể. Có thể lấy ví dụ về điện giải Natri, là chất điện giải có hàm lượng lớn trong cơ thể, giúp ổn định dịch thể.

Rối loạn điện giải là bệnh gì? Rối loạn điện giải có nguy hiểm không?

Đối với người luyện tập hoặc vận động quá nhiều, bệnh nhân bị sốt hoặc nôn ói, tiêu chảy, cơ thể bị mất nước, lượng natri thường tăng gây ra tình trạng khát, dễ kích động và lú lẫn, nặng hơn có thể gây hôn mê, co giật.

2. Biểu hiện dư thừa nước do rối loạn điện giải

Bổ sung nước cho cơ thể hàng ngày là cần thiết, tuy nhiên uống quá thừa nước cũng có thể gây ra tình trạng hạ natri máu do natri bị hòa tan vào dịch thể, các tế bào có dấu hiệu trương phù. Khi đó, bệnh nhân thường xuất hiện tình trạng nôn mửa, buồn nôn, đau đầu, yếu cơ.

3. Cơ thể mất sức, mệt mỏi thường thấy ở người bị rối loạn điện giải

Đây là một trong các dấu hiệu phổ biến và rất dễ nhận thấy ở người bị rối loạn điện giải, mà nguyên nhân chính do thiếu hụt magie. Thiếu magie có thể bắt nguồn từ việc ăn uống không đảm bảo bổ sung đủ chất, người bệnh đang sử dụng các thuốc lợi tiểu trong thời gian dài, các thuốc giảm acid dịch vị hoặc xuất hiện ở người nghiện rượu. Magie có thể bổ sung qua chế độ ăn hàng ngày với các loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên cám, thịt gà, hải sản.

Cơ thể mất sức, mệt mỏi thường thấy ở người bị rối loạn điện giải

Cơ thể mất sức, mệt mỏi thường thấy ở người bị rối loạn điện giải

4. Rối loạn nhịp tim do rối loạn điện giải

Bình thường, kali phối hợp cùng natri trong cơ thể sẽ giúp điều hòa hoạt động co thắt và chức năng co bóp của cơ tim, giúp kiểm soát nhịp tim ổn định. Khi rối loạn điện giải, cụ thể là thiếu kali máu do dùng thuốc lợi tiểu, thuốc nhuận tràng thải kali có thể gây ra co giật cơ, tim đập nhanh nhưng nhịp tim chậm, nặng hơn có thể gây ngừng tim. Ngược lại, quá nhiều kali trong máu có thể gây yếu cơ, loạn nhịp, ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời.

Rối loạn nhịp tim do rối loạn điện giải

Rối loạn nhịp tim do rối loạn điện giải

5. Cảm giác ngứa ngón tay, bàn chân

Triệu chứng này liên quan đến nồng độ calci trong cơ thể, chúng được duy trì ổn định nhờ hoạt động của tuyến cận giáp. Cơ thể dư thừa calci có thể gây đi tiểu nhiều, yếu cơ, mệt mỏi và gây tình trạng táo bón; thiếu calci lại gây ngứa râm ran ở bàn chân, ngón tay, ngứa lưỡi và môi, nặng hơn có thể gây co giật.

Bên cạnh đó, dư thừa phosphat trong máu ảnh hưởng đến hoạt động của thận và hệ tuần hoàn, tăng nguy cơ gây sỏi thận. Khi thiếu phosphat có thể xuất hiện tình trạng suy hô hấp, loạn nhịp tim và nặng hơn là tử vong.

Xem thêm Cách chữa rối loạn tiêu hóa nhanh nhất cho trẻ

Các rối loạn điện giải thường gặp

1. Rối loạn nồng độ Natri

– Chế độ ăn nhiều muối có thể làm tăng nồng độ natri, gây mất cân bằng kiềm toan trong cơ thể, ảnh hưởng đến thể tích huyết tương.

– Giảm natri máu có thể xuất hiện do một số nguyên nhân:

  • Chức năng ống thận bị tổn thương
  • Mất muối qua nước tiểu, mồ hôi: say nắng, tiêu chảy, toát mồ hôi nhiều
  • Thiểu năng vỏ thượng thận
  • Sử dụng thuốc lợi tiểu

2. Rối loạn nồng độ Kali

Thông thường, nồng độ kali trong máu duy trì ở ngưỡng 3.5 – 5 mmol/L, ngoài ổn định hoạt động tuần hoàn, cơ bắp, tiêu hóa, tiết niệu, còn tham gia sản xuất protein và chuyển hóa đường thành năng lượng cho hoạt động của cơ thể.

  • Tăng kali máu thường gặp ở bệnh nhân suy thận, bệnh nhân có bỏng nặng, tiêu cơ vân hoặc bệnh nhân mắc hội chứng tan máu, suy vỏ thượng thận.
  • Hạ kali máu thường liên quan đến việc sử dụng thuốc lợi tiểu thải kali kéo dài hoặc liên quan đến bệnh nhân đang điều trị bằng các corticoid.

3. Rối loạn nồng độ canxi

Canxi là khoáng chất quan trọng giúp kiểm soát sự co cơ xương, giúp xương răng chắc khỏe, đồng thời giúp ổn định huyết áp. Rối loạn calci thường xảy ra trong các trường hợp:

  • Bệnh nhân cường cận giáp, mắc bệnh phổi, bệnh thận hoặc ung thư vú, bệnh nhân dùng thuốc kháng acid: gây tăng calci máu.
  • Bệnh nhân suy tuyến cận giáp, kém hấp thu, viêm tụy hoặc ung thư tiền liệt tuyến, dùng thuốc động kinh hoặc thuốc điều trị loãng xương: thường gây hạ canxi máu.

4. Rối loạn nồng độ Clorua

  • Nồng độ Clorua thấp: do suy thận cấp, chán ăn do bệnh lý thần kinh hoặc xơ nang.
  • Nồng độ Clorua tăng cao: do lọc máu hoặc mất nước nghiêm trọng ở bệnh nhân sốt cao, bỏng nặng, tiêu chảy,…

5. Rối loạn nồng độ Magie

Các nguyên nhân phổ biến gây mất cân bằng magie trong cơ thể gồm:

  • Suy tim
  • Tiêu chảy mạn tính
  • Kém hấp thu, suy dinh dưỡng, nghiện rượu
  • Dùng thuốc kháng sinh, lợi tiểu trong thời gian dài.

Rối loạn điện giải Magie chủ yếu ảnh hưởng nhiều đến bệnh nhân mắc các bệnh lý thận, người bệnh Addison

Xem thêm Trẻ 4 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày mẹ phải làm thế nào?

6. Rối loạn nồng độ Photphat

– Tăng phosphat máu do các nguyên nhân:

  • Khó thở nặng
  • Bệnh nhân mắc bệnh thận mạn
  • Chức năng tuyến cận giáp suy giảm
  • Chấn thương cơ, nồng độ calci giảm thấp.
  • Lạm dụng quá nhiều thuốc nhuận tràng chứa phosphat.

– Ngược lại, các nguyên nhân gây giảm nồng độ phosphat máu gồm: bỏng nặng, lạm dụng rượu, cường cận giáp hoặc sử dụng các thuốc kháng acid.

Các rối loạn điện giải thường gặp

Các rối loạn điện giải thường gặp 

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.